Để nâng cao chất lƣợng hoạt động nghiên cứu khoa học, khắc phục những tồn tại nói trên và phát huy tiềm năng, lợi thế của đội ngũ giảng viên Nhà trường, cần thực hiện đồng bộ một số biện pháp căn bản sau:
Thứ nhất, cần nâng cao nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu khoa học đối với giảng viên.
Để có hành động thiết thực và đúng đắn, đầu tiên phải cần nâng cao nhận thức cho đội ngũ giảng viên, làm sao để giảng viên thấy đƣợc đầy đủ vai trò, sự cần thiết và tầm quan trọng của hoạt động NCKH đối với công tác giảng dạy và chất lƣợng đào tạo. Từ nhận thức đầy đủ, đúng đắn mới có hành động đúng đắn và phù hợp, nhận thức đúng đắn để giảng viên có động cơ và thái độ đúng đắn trong hoạt động NCKH; nhận thức đúng đắn để xác định đúng đề tài, lĩnh vực nghiên cứu phù hợp, vừa sức.
Để thực hiện tốt hoạt động NCKH, giảng viên cần phải nắm đƣợc đầy đủ, chính xác những yêu cầu của hoạt động NCKH và phải hiểu đƣợc năng lực của bản thân để lựa chọn và thực hiện những đề tài, những nhiệm vụ phù hợp, có thể thực hiện NCKH, có thể là biên soạn giáo trình, tài liệu chuyên môn hoặc có thể viết bài đăng Bản tin khoa học,... Việc nhận thức đúng đắn để giảng viên có thái độ tích cực đối với hoạt động NCKH; thái độ say mê, hứng thú của giảng viên đối với hoạt động NCKH sẽ giúp họ khắc phục khó khăn, trở ngại để gặt hái thành công và ngƣợc lại, thái độ thờ ơ, không thích thú sẽ làm giảm hiệu quả của hoạt động NCKH.
171
Để nâng cao nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu khoa học đối với giảng viên đòi hỏi phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong Trường, từ tổ chức Đảng, Chính quyền, Công Đoàn cho đến Đoàn Thanh niên, đặc biệt là công tác chính trị tư tưởng ở các khoa, bộ môn.
Thứ hai, bồi dưỡng, nâng cao phương pháp và kỹ năng phát hiện vấn đề, kỹ năng nghiên cứu khoa học cho giảng viên.
Theo số liệu tổng hợp ở phần thực trạng có thể thấy, hiện nay giảng viên của Trường có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, giảng viên có trình độ sau đại học đạt tỷ lệ 77,6% trên tổng số CBGV của trường. Trong đó, giảng viên có tuổi đời dưới 35 tuổi chiếm 75%, giảng viên có tuổi nghề dưới 6 năm chiếm 65%. Do vậy, đây là một lực lƣợng có tiềm năng rất lớn, tuy nhiên lực lƣợng giảng viên trẻ, giảng viên có tuổi nghề chưa nhiều cũng đồng nghĩa với kinh nghiệm trong hoạt động NCKH, phương pháp và kỹ năng NCKH của giảng viên còn chƣa cao. Do vậy, cần phải quan tâm, đầu tƣ bồi dưỡng nâng cao phương pháp và kỹ năng NCKH cho giảng viên.
Để nâng cao phương pháp và kỹ năng NCKH cho đội ngũ giảng viên có thể tổ chức các lớp tập huấn, tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm, hội thảo hoặc sử dụng đội ngũ giảng viên dày dạn kinh nghiệm, có thâm niên công tác để dìu dắt, kèm cặp giảng viên trẻ trong việc NCKH, tạo cho họ bước đầu làm quen, biết phát hiện vấn đề, tập khả năng viết, nghiên cứu tài liệu, khả năng tổng hợp và xử lý số liệu,.. để từ đó họ có phương pháp tốt, kỹ năng NCKH một cách khoa học, hợp lý.
Bên cạnh đó cũng cần mở rộng các mối quan hệ với các tổ chức, các doanh nghiệp để có thể nắm bắt đƣợc nhu cầu của doanh nghiệp và “đặt hàng” cho giảng viên nghiên cứu, góp phần thực hiện những đề tài chất lƣợng, gắn liền với thực tế, đồng thời tạo điều kiện cho giảng viên tiếp xúc, nghiên cứu và học hỏi ở thực tế để nghiên cứu tốt hơn, giảng dạy tốt hơn; quan tâm đầu tư, mở rộng phối hợp với các trường để có thể tổ chức trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác NCKH để góp phần nâng cao phương pháp và kỹ năng NCKH cho đội ngũ giảng viên.
Thứ ba, kế hoạch hóa hoạt động nghiên cứu khoa học và rà soát, điều chỉnh các cơ chế chính sách, văn bản hướng dẫn, chỉ đạo một cách chi tiết, cụ thể để tạo động lực cho giảng viên NCKH.
Để hoạt động NCKH ngày một phát triển, có chất lượng thì trước hết hằng năm Nhà trường cần phải có kế hoạch một cách cụ thể, chi tiết, định hướng những chủ đề phù hợp trong từng giai đoạn, định hướng đề tài gắn liền với thực tế và đúng với chuyên môn nghiệp vụ của giảng viên. Thứ hai, cần phải có cơ chế chính sách phù hợp, thông thoáng, đặc biệt là chính sách về hỗ trợ tài chính, chính sách thi đua khen thưởng phù hợp để tạo động lực, điều kiện tốt nhất cho giảng viên có thể nghiên cứu, sáng tạo. Thứ ba, các văn bản, biểu mẫu hướng dẫn phải cụ thể, tinh gọn, tránh rườm ra, hành chính hóa.
Thứ tư, tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện đề tài NCKH để kịp thời khắc phục những khó khăn, góp phần nâng cao chất lƣợng đề tài.
Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện đề tài là một trong những chức năng của quản lý, thể hiện sự quan tâm, sâu sát của lãnh đạo Nhà trường đến hoạt động NCKH; thường xuyên kiểm tra và giám sát sẽ là động lực thúc đẩy giảng viên chú ý, tập trung vào nghiên cứu, hạn chế tình trạng lơ là cũng nhƣ bỏ nghiên cứu giữa chừng, góp phần vào việc kịp thời hỗ trợ, uốn nắn, chấn chỉnh để đề tài có chất lƣợng ngay
172
từ đầu. Việc kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện đề tài không chỉ là công việc của phòng chức năng mà còn là trách nhiệm của bản thân mỗi giảng viên và của các khoa, bộ môn có liên quan. Qua kiểm tra, giám sát kịp thời phát hiện, chấn chỉnh để đảm bảo đề tài đƣợc thực hiện đúng tiến độ cũng nhƣ chất lƣợng đề ra.
Thứ năm, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu của giảng viên
Việc đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị nghe nhìn, tài liệu để giảng viên có đầy đủ các điều kiện cần thiết cho việc tìm tòi, nghiên cứu, hơn nữa trang thiết bị, cơ sở vật chất phải phù hợp, đảm bảo chất lƣợng và hiện đại để đảm bảo khai thác tốt, có hiệu quả, phục vụ tốt hơn cho hoạt động NCKH của giảng viên.
Hoạt động NCKH là một trong những hoạt động cũng nhƣ là nhiệm vụ quan trọng của giảng viên, NCKH để phục vụ cho công tác giảng dạy đƣợc tốt hơn, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, xây dựng hình ảnh của Trường cao đẳng Thương mại xứng đáng với truyền thống hơn 45 năm xây dựng và phát triển./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo tổng kết hoạt động Khoa học và Công nghệ Trường Cao đẳng Thương mại các năm học từ 2013 đến 2018, Trường Cao đẳng Thương mại.
2. Vũ Cao Đàm (2002), Phương pháp luận NCKH, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
3. Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam (2003)
“Từ điển bách khoa Việt Nam_3”, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội.
4. Nguyễn Văn Lê (1997), Phương pháp luận NCKH, Nxb Trẻ, Hồ Chí Minh.
5. Phạm Viết Vƣợng (1998), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học giáo dục, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
173
VAI TRÒ CỦ CHI ĐOÀN SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG PHÁT TRIỂN Đ I NGŨ ĐOÀN VI N, TH NH NI N
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC XÃ H I
Chi đoàn Sở Khoa học và Công nghệ Tỉnh Lâm Đồng Tri thức khoa học và công nghệ ngày càng đóng một vai trò quan trọng đối với nền sản xuất xã hội, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới: từ kinh tế công nghiệp truyền thống sang kinh tế tri thức. Nhận thức vai trò của khoa học và công nghệ giữ vai trò then chốt trong việc phát triển lực lƣợng sản xuất hiện đại, thế hệ trẻ tỉnh Lâm Đồng nói chung, thanh niên Sở Khoa học và Công nghệ nói riêng không ngừng nâng lên về số lƣợng và chất lƣợng cả về thể lực, trí lực, kỹ năng để nâng cao chất lƣợng hoạt động khoa học và công nghệ; góp phần hình thành nền “kinh tế tri thức” và “xã hội thông tin”, phát triển hàm lƣợng trí tuệ cao trong sản xuất, dịch vụ và quản lý.