Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng đội ngũ nghiên cứu KHXH tại các cơ

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong đội ngũ đoàn viên, thanh niên nghiên cứu khoa học xã hội (Trang 149 - 154)

Hiện nay, xã hội nảy sinh nhiều vấn đề mới, phức tạp trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội. Để giải quyết các vấn này một cách hiệu quả phải dựa trên nền tảng cơ sở khoa học đúng đắn và vững chắc. Đất nước đang trong quá trình hội nhập quốc tế mạnh mẽ, xu hướng toàn cầu hóa là tất yếu. Nghiên cứu KHXH phải có sự điều chỉnh để thích ứng với điều kiện mới, hướng tới đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Chiếm vị thế vô cùng quan trọng trong công tác nghiên cứu khoa học, cải thiện chất lƣợng nghiên cứu khoa học tại các cơ sở giáo dục đại học sẽ góp phần quan trọng vào sự phát triển của nền khoa học công nghệ nước nhà nói chung. Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, các nhà khoa học là vấn đề then chốt quyết định trực tiếp đến chất lƣợng các công trình nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực KHXH tại các cơ sở giáo dục đại học. Việc này cũng sẽ góp phần khẳng định uy tín, thương hiệu của trường đại học và cải thiện chất lƣợng đào tạo tại các cơ sở giáo dục đại học. Tại Hội nghị “Phát triển khoa học công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học giai đoạn 2017-2025”, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ nêu quan điểm: “Nghiên cứu tuy tốn kém, khó khăn nhƣng tạo ra thương hiệu cho nhà trường, từ đó sẽ thu hút được sinh viên giỏi, giảng viên giỏi, giữ chân đƣợc những nhà khoa học có tài, tạo ra hiệu quả lâu dài và bền vững. Điểm yếu hiện nay không hẳn là môi trường chính sách mà thuộc về tư duy quản trị của trường đại học về nghiên cứu khoa học công nghệ”. Trong đó, thời gian tới cần chú trọng thực hiện các giải pháp sau:

Một là, để nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu KHXH trong các cơ sở giáo dục đại học thì chính giảng viên - chủ thể chủ yếu của hoạt động này phải thay đổi cách thức nghiên cứu khoa học theo hướng giải quyết các vấn đề thực tiễn đang đặt ra, các vấn đề nảy sinh đòi hỏi phải giải quyết qua quá trình giảng dạy, nghiên cứu để tạo ra sản phẩm có tính ứng dụng và khả thi. Ở Việt Nam hiện nay, có quá nhiều vấn đề đang đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội đòi hỏi phải có những nghiên cứu trên tất cả các lĩnh vực, từ xã hội nhân văn đến các ngành khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên, cần lựa chọn một số lĩnh vực mũi nhọn để đầu tƣ nghiên cứu sâu hơn trong từng giai đoạn cụ thể. Khi những nghiên cứu đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn thì khả năng được ứng dụng sẽ tương đối cao, tránh lãng phí. Nếu các ngành chính trị học, hành chính học, tâm lý học, sử học…có các công trình nghiên cứu chất lƣợng thì sẽ góp phần cung cấp luận cứ khoa học, trở thành lý luận soi đường cho công cuộc đổi mới. Qua nghiên cứu, đội ngũ cán bộ giảng dạy luôn có cơ hội cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ, góp phần làm cho bài giảng phù hợp với thực tế, đồng thời cũng góp phần cung cấp cho người học các luận cứ khoa học, phương pháp nghiên cứu, định hướng nghiên cứu cho người học, mở ra con đường nghiên cứu cho người học.

Bản thân đội ngũ giảng viên tại các cơ sở đào tạo đại học cần có sự điều chỉnh, thay đổi phương pháp nghiên cứu khoa học sao cho phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế đã và đang tác động đến mọi quốc gia, trên tất cả các lĩnh vực. Đối với KHXH cũng cần có thay đổi để thích ứng và đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Một trong những mấu chốt là cần từng bước đào tạo lại về phương pháp nghiên

148

cứu khoa học theo tiêu chuẩn quốc tế cho giảng viên. Thời gian qua, các dự án nhƣ MUNTRAP, FTU TRIP đã có chú trọng đến vấn đề này nhưng chương tình giảng dạy mới chỉ gói gọn trong vài ba buổi, chƣa đủ để trang bị các kiến thức và kỹ năng cần thiết cho giảng viên. Có thể yêu cầu .mọi giảng viên phải có chứng chỉ về phương pháp nghiên cứu khoa học đạt chuẩn. Trong chương trình dạy, giảng viên cần tăng cường yêu cầu sinh viên viết tiểu luận theo đúng cách viết bài nghiên cứu. Nhƣ vậy cả giảng viên và sinh viên sẽ có điều kiện thực tập viết bài, chuẩn bị cho nghiên cứu khoa học sau này.

Hai là, để thúc đẩy, khuyến khích đội ngũ giảng viên trong lĩnh vực KHXH tại các cơ sở giáo dục đại học tích cực tham gia nghiên cứu thì phải điều chỉnh thể chế, chính sách theo hướng xóa bỏ các rào cản hành chính, giảm bớt thời gian làm thủ tục giấy tờ, tạo động lực thu hút người trẻ say mê với khoa học; cần bảo đảm tính công bằng và minh bạch trong xét duyệt đề tài nghiên cứu và xem xét lại quy trình nghiệm thu đề tài với mục tiêu là hiệu quả nghiên cứu. Cải tiến thủ tục xét duyệt đề tài theo hướng đặt hàng hằng năm và liên kết với các đơn vị sử dụng và các cơ quan nghiên cứu. Cần tạo điều kiện để đội ngũ nghiên cứu trong các cơ sở giáo dục đại học có cả tiềm lực, nguồn lực và động lực trong nghiên cứu.

Thực tiễn cho thấy các rào cản về thủ tục hành chính trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học còn nhiều bất cập, cản trở trực tiếp đến tinh thần nghiên cứu của đội ngũ cán bộ khoa học tại các trường đại học. Tiến sĩ Vũ Đình Thành - Hiệu trưởng trường Đại học Bách khoa TP.HCM nhận định: “Không phải giảng viên không mặn mà với nghiên cứu nhƣng những cái khó về mặt cơ chế quản lý nhƣ việc xét duyệt đề tài, phân bổ ngân sách, thanh toán tài chính... khiến họ bị nản. Thêm vào đó, sự thiếu thốn về trang thiết bị, phòng thí nghiệm, hóa chất cũng hạn chế việc nghiên cứu”. PGS.TS. Phạm Bích San, Phó tổng thƣ ký Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam cũng cho rằng: “Môi trường “hành là chính” làm nhụt ý chí của biết bao nhà nghiên cứu trẻ. Chẳng những thế, ngay cả cách thức chọn đề tài nghiên cứu, cách duyệt đề tài, cách nghiệm thu, tiêu cực trong xét duyệt đề tài, v.v. cũng làm cho nhà khoa học trẻ có tự trọng không dám dấn thân vào khoa học”62. Do đó, cần thực hiện tháo gỡ các vướng mắc trong thủ tục hành chính, môi trường làm việc để thu hút cán bộ tham gia nghiên cứu, phát huy tối đa trí tuệ của đội ngũ cán bộ trong các cơ sở giáo dục đại học trong nghiên cứu khoa học.

Bên cạnh đó cần tiếp tục thay đổi, cải thiện, ban hành các chính sách về kinh phí, nhân lực, động lực trong hoạt động nghiên cứu tại các trường đại học. Cụ thể là: Thực hiện rà soát, đánh giá chính sách đào tạo, sử dụng, thu hút, trọng dụng, đãi ngộ, tôn vinh đội ngũ cán bộ khoa học để kịp thời chỉnh sửa, khắc phục các thiếu sót trong việc đầu tƣ phát triển nguồn nhân lực khoa học. Xây dựng và triển khai các cơ chế, chính sách tạo môi trường thuận lợi và điều kiện vật chất để cán bộ khoa học phát huy tài năng cũng như hưởng lợi ích xứng đáng với giá trị lao động sáng tạo mà họ đóng góp. Tăng cường khuyến khích giảng viên nghiên cứu khoa học bằng các ƣu đãi về thu nhập từ hợp đồng nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; thưởng tiền tương xứng với giá trị lao động trong việc công bố bài báo trên tạp chí khoa học quốc tế uy tín trong danh mục ISI, SCI, SCIE; hỗ trợ phí đăng ký bảo hộ quyền tác giả; quy đổi các công bố quốc tế và

62 Hương Thu, “Làm khoa học không thể tự biện, tự sướng”, http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/lam-khoa-hoc- khong-the-tu-bien-tu-suong-2429638.html.

149

trong nước thành giờ chuẩn giảm trừ giảng dạy. Đồng thời, cần có cơ chế đãi ngộ phải gắn liền cơ chế cạnh tranh để cán bộ khoa học không ngừng hoàn thiện, đổi mới. Đặc biệt, việc tuyển dụng và đề bạt các chức vụ lãnh đạo chuyên môn, trưởng nhóm nghiên cứu ưu tiên dựa vào thành tích khoa học, trong đó các công bố trong nước và quốc tế có giá trị là tiêu chí đầu tiên đƣợc lựa chọn xem xét. thành lập các nhóm nghiên cứu trong các Khoa, Bộ môn và hổ trợ kinh phí, điều kiện vật chất cho hoạt động của các nhóm nghiên cứu. Ƣu tiên giao chủ trì thực hiện nhiệm vụ KHCN trọng điểm cho các nhóm nghiên cứu xuất sắc; Hỗ trợ kinh phí tổ chức hoặc tham gia các hội thảo, hội nghị khoa học trong nước và quốc tế của các nhóm nghiên cứu thuộc lĩnh vực chuyên môn của họ.

Khuyến khích và hổ trợ các nhóm nghiên cứu triển khai các công bố quốc tế và trong nước, trong đó chú trọng các công bố trên các tạp chí quốc tế có uy tín. tăng cường triển khai các chính sách khuyến khích và hỗ trợ giảng viên, cán bộ khoa học trẻ nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Tạo mọi điều kiện để giảng viên, cán bộ khoa học trẻ tham gia nghiên cứu khoa học nhằm phát huy, phát triển định hướng chuyên môn nghiên cứu. Thường xuyên tạo điều kiện cho cán bộ khoa học trẻ tiếp xúc, học tập với các chuyên gia đầu ngành trong nước và quốc tế về phương pháp nghiên cứu và các yêu cầu, điều kiện để có thể công bố bài báo khoa học trong các danh mục uy tín. Với những chính sách đột phá sẽ tạo động lực cho hoạt động nghiên cứu khoa học trong trường đại học nói chung, các trường đại học thuộc lĩnh vực KHXH nói riêng với nhiều thành tựu, ứng dụng mới.

Ba là, xây dựng cơ chế bắt buộc phải dành thời gian cho hoạt động nghiên cứu khoa học. Hiện nay, nhiều trường đại học đã quy định về thời gian dành cho nghiên cứu khoa học của giảng viên thông qua quy chế giảng viên. Tỷ lệ thời gian nghiên cứu và giảng dạy cụ thể phụ thuộc vào quy chế chung của Bộ Giáo dục - Đào tạo và đặc điểm của mỗi trường đại học. Có thể là 45% cho giảng dạy; 35% cho hoạt động nghiên cứu khoa học và 20% cho các hoạt động khác (tự học, tự bồi dƣỡng) hoặc một tỷ lệ khác nhƣng thời gian nghiên cứu khoa học của phải ít nhất 30% tổng thời gian làm việc của giảng viên. Điều này phải trở thành quy chế bắt buộc với tất cả các trường đại học.

Không đƣợc phép chuyển đổi thời gian giảng dạy cho thời gian nghiên cứu khoa học.

Thêm vào đó, sau khi thể chế hóa thành quy chế, các cơ sở giáo dục đại học cần có cơ chế kiểm tra, giám sát và đánh giá việc thực hiện. Tránh tình trạng thực hiện hình thức, đối phó, không mang lại hiệu quả.

Bốn là, cần nâng cao chất lƣợng các công trình nghiên cứu trong lĩnh vực KHXH tại các cơ sở giáo dục đại học. Nâng cao chất lƣợng sản phẩm nghiên cứu chính là nâng cao năng lực đội ngũ nghiên cứu khoa học. Để làm đƣợc điều này cần giải quyết đồng thời nhiều vấn đề, trong đó có 4 vấn đề căn bản sau:

Định mức công trình nghiên cứu khoa học cộng với cơ chế tài chính đủ để tạo ra các công trình nghiên cứu có chất lƣợng. Giảng viên bắt buộc phải có bài báo đƣợc thẩm định công bố hằng năm trên tạp chí có uy tín, thương hiệu thuộc ngành, lĩnh vực.

Tập trung vào chất lƣợng các công trình nghiên cứu thay vì tập trung vào số lƣợng nhƣ hiện nay. Một công trình khoa học đảm bảo chất lƣợng cần nhiều yếu tố, trong đó năng lực đội ngũ, tính chất nội dung và nguồn lực thực hiện mang tính quyết định. Do đó, thời gian tới, các trường đại học thuộc lĩnh vực KHXH cần định hướng các vấn đề xã hội trọng yếu đang đặt ra, cần đƣợc nghiên cứu một cách chuyên sâu, tạo nền tảng cơ sở

150

lý luận và thực tiễn để giải quyết các vấn đề đó một cách hợp lý và hiệu quả. Không nên đầu tư và khuyến khích nghiên cứu theo hướng dàn trải, quá nhiều công trình thiếu tính thiết thực.

Có cơ chế đặc thù để phát triển các cơ sở nghiên cứu KHXH trọng điểm theo mô hình tiên tiến và triển khai những dự án khoa học quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Nghiên cứu những vấn đề có khả năng đáp ứng nhu cầu thực tiễn của xã hội mới có khả năng đảm bảo đƣợc tính khả thi và hiệu quả. Thực hiện cơ chế đặt hàng, đấu thầu, khoán kinh phí theo kết quả đầu ra và công khai, minh bạch chi phí, kết quả nghiên cứu. Giao quyền sở hữu kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước cho tổ chức, cá nhân chủ trì nghiên cứu, đồng thời có cơ chế phân chia lợi ích hợp lý. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá độc lập, tư vấn, phản biện, giám định xã hội đối với hoạt động khoa học.

Đánh giá đúng, thực chất, khách quan các công trình nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học xã hội. Chỉ khi đánh giá đúng mới mong tìm ra thành tựu và hạn chế mà người nghiên cứu cần khắc phục. Để đánh giá đúng chất lƣợng các công trình khoa học cần một hội đồng đánh giá có năng lực và công tâm. Đây là vấn đề then chốt trong việc khuyến khích giảng viên, các nhà nghiên cứu đầu tư cho nghiên cứu khoa học. Hiện nay, ở nước ta ngày càng có nhiều cán bộ nghiên cứu có khả năng và được đào tạo từ những trường có uy tín ở nước ngoài. Nhưng vấn đề đáng lo ngại là các cán bộ giảng dạy chưa mặn mà với hoạt động nghiên cứu khoa học.

Năm là, cần nghiêm túc và công tâm hơn trong việc xét học hàm, học vị cho đội ngũ nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực KHXH tại các cơ sở giáo dục đại học. Một trong những tiêu chí để đánh giá năng lực cán bộ nghiên cứu khoa học là học hàm, học vị. Do đó, nhất thiết phải có tiêu chí đánh giá chính xác và khoa học năng lực đội ngũ nghiên cứu, đặc biệt là việc xét duyệt học hàm giáo sƣ, phó giáo sƣ cho các nhà khoa học. Hiệu quả của việc xét duyệt này phụ thuộc rất lớn vào năng lực, phẩm chất đạo đức của Hội đồng xét duyệt. Hiện nay, có một thực trạng là số lƣợng giáo sƣ, phó giáo sƣ trong những năm gần đây tăng nhanh đột biến. Riêng năm 2017 số lượng người đủ tiêu chuẩn chức danh GS, PGS đã bằng 1/10 tổng số 35 năm về trước. Điều này khiến dư luận và chính các nhà khoa học trên cả nước xôn xao, nghi ngờ về chất lượng của các nhà khoa học đƣợc nhận học hàm, học vị này. Để cải thiện đƣợc chất lƣợng, không còn cách nào khác là phải chọn ra những người thực sự có chất lượng, yêu ngành, yêu nghề và đặc biệt là làm công tác đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng. Việc nâng cao vai trò của hội đồng ngành là tất yếu để đảm bảo chất lượng xét duyệt. Trước mắt cần đặc biệt chú trọng chất lƣợng các thành viên ngồi trong các hội đồng ngành, phải làm sao để có những nhà khoa học có trình độ và thực sự công tâm, không để xảy ra tình trạng người có “tiếng”

trong chuyên môn lại trƣợt ở vòng bỏ phiếu. Đồng thời, việc thành lập hội đồng ngành phải qua cơ chế bỏ phiếu chứ không phải chỉ định như bây giờ. Những người tham gia bỏ phiếu là các phó giáo sƣ, giáo sƣ đứng đầu của từng ngành. Cách làm này chắc chắn sẽ loại đƣợc ra khỏi hội đồng mới những thành phần có hiện tƣợng tiêu cực, làm việc thiếu công tâm hay không đủ chuyên môn. Có thể xem xét thành viên trong Hội đồng xét duyệt đề tài theo hướng mời các nhà khoa học nước ngoài làm cố vấn hay thành viên trực tiếp của Hội đồng. Các thành viên Hội đồng cần được tham khảo danh mục những hướng

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong đội ngũ đoàn viên, thanh niên nghiên cứu khoa học xã hội (Trang 149 - 154)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)