Tạp chí Khoa học xã hội có vai trò quan trọng, là nơi công bố các sản phẩm nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước, đồng thời là hình ảnh của Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ. Để kế tiếp và phát huy truyền thống, tạp chí luôn phải cố gắng để đăng tải những bài viết có chất lƣợng, có giá trị về khoa học. Chính vì vậy, phải có nguồn nhân lực tốt để đáp ứng đƣợc công việc. Trải qua, 30 năm hình và phát triển nhân sự của tạp chí có nhiều thay đổi, từ Tổng Biên tập cho đến các biên tập viên, trong giới hạn, bài viết chỉ giới thiệu đƣợc về nguồn nhân lực giai đoạn (2013-2018) của Tạp chí Khoa học xã hội.
133
Hiện nay nhiều khái niệm về nguồn nhân lực, mỗi ngành nghề đều có khái niệm về nguồn nhân lực.Ngân hàng thế giới cho rằng: “nguồn nhân lực là toàn bộ vốn con người bao gồm thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp… của mỗi cá nhân”. Tổ chức Lao động quốc tế cho rằng: “nguồn nhân lực của một quốc gia là toàn bộ những người trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động”. Theo nghĩa rộng thì nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho sản xuất xã hội, cung cấp nguồn lực con người cho sự phát triển. Theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực là khả năng lao động của xã hội, là nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, bao gồm các nhóm dân cƣ trong độ tuổi lao động, có khả năng tham gia vào lao động, sản xuất xã hội, tức là toàn bộ các cá nhân cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể lực, trí lực của họ đƣợc huy động vào quá trình lao động56. Nhƣ vậy, nguồn nhân lực bao gồm thể lực, trí lực của con người nhằm phục vụ và đáp ứng công việc một cách hiệu quả. Với Tạp chí Khoa học xã hội, qua 30 năm phát triển đã trải qua 4 đời Tổng Biên tập và nhiều thế hệ biên tập viên.
Hiện nay, nhân sự gồm 05 người gồm: Tổng Biên tập, Trưởng phòng Biên tập trị sự, và 3 biên tập viên. Trong đó, độ tuổi thấp nhất là 34 tuổi, cao nhất là 57 tuổi, 02 cán bộ đã đến tuổi nghỉ hưu. Với thực trạng trên, nguồn nhân lực cụ thể hơn là nhân sự đối với tạp chí là cấp thiết. Điều này, đƣợc GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh “Vấn đề nhân sự hiện nay, nếu nhƣ tạp chí không đủ nhân sự thì chúng ta phải kiện toàn, trong đó có cán bộ biên tập. Vai trò của người Biên tập là rất quan trọng, phải có tri thức, có sự hiểu hiết và tính nhạy cảm chính trị để biên tập, đảm bảo định hướng chính trị của tạp chí”
(Tạp chí Khoa học xã hội, 2015, số 3, tr.4). Với khối lƣợng công việc và tình hình nhân sự hiện nay của Tạp chí thực sự là bài toán không đơn giản. Và để khắc phục tình hình khó khan nhƣ hiện nay, mỗi cán bộ của tạp chí phải phụ trách nhiều đầu việc khác nhau và luôn phải hoàn thành nhiệm vụ.
Nhƣ vậy, để tạp chí Khoa học xã hội luôn phát triển, bên cạnh việc nền tảng vững chắc đã có, đồng thời phải luôn đào tạo, bồi dƣỡng và phát triển nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực tốt, mạnh là cơ sở phát triển bền vững. Nguồn nhân lực là sự tổng hòa của từng cá nhân là trí lực, thể lực và khả năng làm việc sang tạo. Không nên xem nhẹ vai trò của thể lực hay trí lực, vì một trong hai bị kiếm khuyết thì khó phát triển hài hòa. Nhƣ chúng ta thấy, tình hình nhân sự hiện nay có sự thiếu hụt rõ nên, nên chăng phải chú ý đến nguồn nhân lực, bồi dƣỡng, đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng đƣợc nhu cầu công việc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/tu-dien-mo/item/788-nguon-nhan-luc-va- phat-trien-nguon-nhan-luc.html
2. Tạp chí Khoa học xã hội. 1989. Số 1.
3. Tạp chí Khoa học xã hội. 1990. Số 6.
4. Nguyễn Xuân Thắng. 2015. Phát biểu chỉ đạo của GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng – Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tại Hội thảo 25 năm Tạp chí Khoa học xã hội (TP. Hồ Chí Minh), ngày 9/3/2015. Tạp chí Khoa học xã hội. Số 3. Tr1-4.
5. Tạp chí Khoa học xã hội. 2015. Số 9+10.
56 http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/tu-dien-mo/item/788-nguon-nhan-luc-va-phat-trien-nguon-nhan-luc.html
134
CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, ỒI ƢỠNG, NÂNG C O Ỹ NĂNG MỀM CỦ ĐOÀN VI N, SINH VI N HỆ ĐẠI HỌC TẠI TP.HỒ CHÍ MINH HIỆN N Y
ThS. Nguyễn Hồng Tâm57 1. Đặt vấn đề
Trong xu hướng phát triển của thế giới công nghệ hiện nay, giới trẻ nói chung và bộ phận đoàn viên (ĐV), thanh niên, sinh viên (SV) nghiên cứu khoa học (NCKH) xã hội nói riêng không chỉ đơn thuần là trang bị về mặt kiến thức mà còn phải rèn luyện về mặt trí tuệ cảm xúc hay còn gọi là kỹ năng mềm (soft skills). Tuy nhiên, theo nghiên cứu gần đây của Viện Nghiên cứu Giáo dục Việt Nam, có 83% đoàn viên, SV tốt nghiệp ra trường bị đánh giá là thiếu kỹ năng mềm (KNM), 37% đoàn viên, SV ra trường không tìm đƣợc việc làm do không đáp ứng đƣợc yêu cầu về KNM… và theo điều tra của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong tổng số các đoàn viên, SV tốt nghiệp hàng năm, hơn 13% phải đƣợc đào tạo lại hoặc bổ sung kỹ năng, gần 40% phải đƣợc kèm cặp lại tại nơi làm việc và 41% cần thời gian làm quen với công việc.
Gần đây, nhiều trung tâm đào tạo kỹ năng, tâm lý ngày càng xuất hiện nhiều ở Tp.HCM, Hà Nội và các khu vực khác. Nhiều trung tâm tham gia giảng dạy trƣng biển quảng cáo rầm rộ, đua nhau lập website giới thiệu những môn học “không thể thiếu trong cuộc sống”. Ở một số trường phổ thông, cao đẳng, đại học (ĐH) hiện nay các tổ chức như Đoàn thanh niên, Hội SV… cũng có thành lập một số trung tâm, các câu lạc bộ sinh hoạt cho đoàn viên, SV các chương trình giao lưu học hỏi nhằm giúp đoàn viên, SV trang bị và phát triển KNM như: trường Đại học Kỹ thuật công nghệ Tp.HCM, Học viện Hành chính Quốc gia, … Tuy nhiên, việc đáp ứng nhu cầu về KNM của lao động trẻ Việt Nam hiện nay vẫn đang là vấn đề gây bức xúc.
Có nhiều đề tài, bài báo, tài liệu… đề cập tới vấn đề KNM của đoàn viên, SV.
Hầu hết các tác giả tập trung phân tích và tìm hiểu chung về KNM của ĐV, SV, cho rằng những kỹ năng nào là cần thiết đối với một đoàn viên, SV… Nhìn nhận vấn đề trên cùng những nghiên cứu về vấn đề này, bài viết tập trung tìm hiểu sâu hơn thực trạng, những nhân tố khách quan cũng như chủ quan ảnh hưởng đến quá trình hình thành, phát triển KNM và sự kỳ vọng về vấn đề này của đoàn viên, SV ở khu vực Tp.HCM. Bởi đây là khu vực có sự đầu tƣ và phát triển kinh tế rất mạnh, là nơi có tốc độ công nghiệp hóa - hiện đại hóa nhanh nhất so với cả nước. Đó cũng là lý do cho thấy tính mới mẻ và cấp thiết của tham luận này.
Trong phạm vi tiếp cận các tài liệu của tham luận, có rất nhiều tác giả đã quan tâm đến những vấn đề liên quan đến KNM cũng nhƣ kỹ năng sống của học sinh trung học phổ thông và SV. Sự quan tâm ở đây bao gồm nhiều khía cạnh về phương pháp học tập hay định hướng việc làm, nâng cao bản lĩnh của SV trong xu hướng hội nhập…
Trên cơ sở kế thừa những thành quả từ các công trình nghiên cứu đi trước, chúng tôi tìm hiểu sâu hơn thực trạng cũng nhƣ những nhân tố tác động đến sự hình thành các KNM của ĐV, thanh niên NCKH xã hội, SV hệ đại học, tìm hiểu và xin ý kiến của một số chuyên gia đào tạo KNM để có cơ sở thực hiện. ThS. Biện Chương Dương đã cung
57 Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk.
135
cấp danh sách những loại hình KNM hiện nay, đồng thời, trực tiếp trao đổi và cho ý kiến về xu hướng lựa chọn những loại hình KNM cần thiết cho SV hiện nay.
Từ những cơ sở vững chắc trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu 4 loại hình KNM đƣợc cho là cần thiết và hữu ích nhất đối với ĐV, SV hiện nay: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình - phản biện, kỹ năng tự học, với dung lƣợng mẫu là 1.584 ĐV, SV hệ ĐH tại 8 trường ĐH trên địa bàn Tp.HCM58.