Các mức độ Rất hứng
thú Hứng thú Bình
thường
Không hứng thú
Rất không hứng thú
Tỉ lệ (%) 9,90 60,60 28,20 1.4 0
Qua bảng 2.1 cho thấy, điều đáng mừng về thái độ và ý thức khoa học của đội ngũ trẻ là trong số 71 người được nhóm nghiên cứu khảo sát, có trên 2/3 thừa nhận rằng họ
“rất hứng thú”, hoặc “hứng thú” (70,50%) với hoạt động nghiên cứu khoa học do Học viện tổ chức hoặc đăng cai, phối hợp tổ chức. Ngoài ra, có trên 52,10% số người được khảo sát cho rằng họ tham gia từ mức “thường xuyên” trở lên các buổi tọa đàm và hội thảo khoa học nói chung;trong khi đó, chỉ khoảng 1,4% (tương đương 01 người được khảo sát) cho rằng các hoạt động khoa học của Học viện “chƣa gây hứng thú” và kích
38 Học viện Chính trị khu vực II.
92
thích họ tham gia hưởng ứng. Bên cạnh đó, thái độ hay ý thức về nghiên cứu khoa học và tiếp cận kiến thức nhằm bổ trợ và nâng cao kỹ năng làm nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên trẻ của Học viện cũng tương đối tốt “thỉnh thoảng”,
“thường xuyên” và “rất thường xuyên” (chiếm 63,40%) đã phần nào phản ánh thái độ và tinh thần học tập và tự ý thức trau dồi chuyên môn, khả năng làm khoa học và đam mê, muốn dấn thân vào khoa học của họ, ít nhất là trong 5 năm trở lại đây tại Học viện [xem biểu đồ 2.1]. Qua đây, có thể khẳng định tinh thần tự giác, tự nguyện cũng nhƣ tinh thần học hỏi về khoa học của đội ngũ giảng viên, nghiên cứu trẻ tại Học viện là tương đối tốt và đáng biểu dương.
Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ bảng và biểu đồ trên và nhìn nhận trên thực tế khách quan có một điều rất đáng lo lắng là và cần nhìn nhận thấu đấu về nghiên cứu khoa học trong đội ngũ trẻ. Trước hết, có khoảng 28.20% số người được khảo sát cho rằng nghiên cứu khoa học “bình thường”, (1.4%) “không có hứng thú”.Điều này trực tiếp phản ánh thực trạng đáng lưu tâm là lực lượng giảng viên, nghiên cứu trẻ còn chưa quan tâm, thậm chí thờ ơ, xem nhẹ hoạt động khoa học hằng năm. Bên cạnh đó, trong khi Học viện đang nỗ lực và cố gắng dành khoản đầu tƣ thỏa đáng cho nâng cao kiến thức, kỹ năng làm khoa học của đội ngũ trẻ qua các lớp bồi dƣỡng, chia sẻ kinh nghiệm,… thì có đến 35,30% lực lƣợng này cho rằng họ “hiếm khi” hoặc “không bao giờ” tham gia gia các lớp bồi dưỡng về phương pháp tiếp cận NCKH; thậm chí “chưa nghiêm túc với hoạt động khoa học và chính sản phẩm nghiên cứu bản thân mình, chưa xem đây là môi trường, cơ hội để trải nghiệm, học tập và trưởng thành” (Nguyễn Tấn Vinh, Phó Giám đốc Học viện Chính trị Khu vực II).
Như vậy, qua một vài số liệu và phân tích trên đây thì điều rất đáng lưu tâm là trong bối cảnh Học viện bước vào thời kỳ chuyển giao các thế hệ, yêu cầu xã hội đặt ra cho công tác giảng dạy cán bộ cao cấp tại Học viện là rất lớn nhƣng lại có một bộ phận không nhỏ lực lƣợng liên quan đến công tác giảng dạy và nghiên cứu chƣa “mặn mà” với công tác khoa học. Do vậy, nếu không có giải pháp kịp thời, ít nhiều ảnh hưởng chất lƣợng đội ngũ nhà khoa học, giảng viên ƣu tú trong thời gian tới.
1%
19%
44%
27%
9%
iểu đồ 2.1: Tỉ lệ mức độ tham gia các lớp bồi dƣỡng PPNC H trong 5 năm qua (Số liệu điều tra)
Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ
93
Hai là, thái độ nghiên cứu khoa học thể hiện thông qua mức độ nhận thức, hiểu biết về một số vấn đề liên quan đến nghiên cứu khoa học và quá trình làm khoa học trong đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên trẻ của Học viện.
Theo các số liệu tác giả thu thập từ cuộc điều tra thì đa số (chiếm 67,60%) đối tượng được khảo sát thể hiện sự quan tâm và hiểu biết của bản thân về “định hướng nghiên cứu khoa học” (hay còn gọi làChiến lược khoa học của Học viện) khi trả lời rằng họ “có nghe, tìm hiểu” (Chiến lƣợc khoa học Học viện), số khác (khoảng 28,20%) thì khẳng định “có nghe” về định hướng khoa học Học viện.Điều này là tín hiệu tích cực và cũng thể hiện được ý thức, thái độ cao, nhận thức sâu sắc, đúng hướng của lực lượng trẻ trong quá trình tìm tòi để tham gia vào công tác nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, trong số 71 thành viên trẻ được hỏi, có 08 người (chiếm tỉ lệ 4,20%) cho rằng, họ “chưa nghe”
về định hướng nghiên cứu khoa học tại Học viện. Đây cũng là vấn đề cần được xem xét toàn diện đối với công tác thông tin, phổ biến định hướng nghiên cứu đối với đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên trẻ và cả một phần từ thái độ, tính tích cực, chủ động tự tìm hiểu khoa học của đội ngũ trẻ này thời gian qua.
Ngoài ra, trong quá trình tìm hiểu và xử lý số liệu, tác giả đặc biệt chú ý đến mức độ cộng tác, liên kết trong quá trình nghiên cứu khoa học của lực lƣợng giảng viên, nghiên cứu trẻ tại Học viện (xem Biểu đồ 2.2). Có thể thấy, tín hiệu vui là có phần đa các tác giả đều ý thức đƣợc rằng, trong nghiên cứu khoa học cần có sự phối hợp, liên kết để hoàn thành công trình của mình: 74,30% phối hợp với đồng nghiệp trong cơ quan, 25,70% phối hợp với đông nghiệp ngoài Học viện,… Điều này phản ánh sự chuyển hướng nghiên cứu và khả năng biết quy tụ sức mạnh, trí tuệ và nguồn lực một cách đa đạng để tạo nên sức mạnh chung trong thực hiện công trình khoa học.
Biểu đồ 2.2: Đối tƣợng tham gia NCKH tại Học viện (Nguồn: Số liệu điều tra) Ba là, thái độ của đội ngũ giảng viên, nghiên cứu trẻ của Học viện còn thể hiện rất rõ thông qua việc ý thức được trách nhiệm chính trị, sự bản lĩnh và tinh thần dấn thân trong nghiên cứu khoa học.
Tự thực hiện Phối hợp đồng nghiệp trong HV
Phối hợp với học viên
Phối hợp với đông nghiệp ngoài HV
Series1 35.2 73.2 5.7 25.4
0 10 20 30 40 50 60 70 80
Tỷ lệ %
94
Thực tế, qua điều tra, phân tích các dữ liệu, tác giả thấy rằng có trên 59,20%
giảng viên, nghiên cứu viên trẻ mạnh dạn, chủ động đề xuất nhiệm vụ nghiên cứu khoa học các cấp hằng năm, trong số đó có đến 57,20% tác giả chọn cấp cơ sở, và trên cấp cơ sở (cấp tỉnh, bộ và Nhà nước) chiếm đến 18,30% xem bảng 2.2].Điều này thể hiện rõ ý thức trách nhiệm và mong muốn trải nghiệm, rèn luyện, thử thách bản thân nhằm hoàn thiện tri thức, phục vụ cho quá trình giảng dạy tại Học viện. Tuy nhiên, vẫn còn thực tế đáng lo ngại là trong 5 năm trở lại đây, chỉ có 9,90% các đề tài, ý tưởng mang tính đột phá trong nghiên cứu, thể hiện tính mới, tính sáng tạo, trong khi đó có đến 90,10%
người được hỏi chọn “không” khi nói về tính mới, đột phá của các nghiên cứu trong 5 năm của mình.Thực trạng này một phần xuất phát từ bản thân của mỗi giảng viên, nghiên cứu viên trẻ, đồng thời, nó còn “phụ thuộc vào thái độ, sự quan tâm, động viên, hỗ trợ và cách thức đào tạo của bản thân lãnh đạo các đơn vị” (PVS, Nguyễn Văn Điển, Trưởng Ban Quản lý khoa học Học viện Chính trị Khu vực II). Nhƣ vậy, qua đây, phần nào phản ánh sự dè dặt, chưa dám đổi mới trong tư duy và hướng nghiên cứu của một bộ phận đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên trẻ tại Học viện thời gian qua,điều này ảnh hưởng ít nhiều đến chất lƣợng giảng dạy và đào tạo tại Học viện, nhất là trong bối cảnh hiện nay.