Phát triển nguồn nhân lực của một quốc gia chính là sự biến đổi về số lƣợng và chất lƣợng nguồn nhân lực trên các mặt thể lực, trí lực, kỹ năng, kiến thức và tinh thần cùng với quá trình tạo ra những biến đổi tiến bộ về cơ cấu nguồn nhân lực. Nói một cách khái quát nhất, phát triển nguồn nhân lực chính là quá trình tạo lập và sử dụng năng lực toàn diện con người vì sự tiến bộ kinh tế- xã hội và sự hoàn thiện bản thân mỗi con người. Như vậy, phát triển nguồn nhân lực thực chất là đề cập đến vấn đề chất lượng nguồn nhân lực và khía cạnh xã hội của nguồn nhân lực của một quốc gia (Nguyễn Sinh Cúc, 2014). Theo đó, phát triển nguồn nhân lực KHXH&NV là các hoạt động giáo dục, đào tạo và phát triển nhằm tăng số lƣợng và chất lƣợng nguồn nhân lực KHXH&NV.
Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã và đang là xu thế lớn, tác động sâu rộng tới mọi lĩnh vực đời sống xã hội của các quốc gia, dân tộc. Toàn cầu hóa hiện nay có bản chất chủ yếu là toàn cầu hóa kinh tế, là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, sự ảnh hưởng, tác động, phụ thuộc lẫn nhau trên tất cả các mặt của đời sống xã hội với tất cả các quốc gia, các dân tộc và việc giải quyết các vấn đề nảy sinh không thể không liên quan đến toàn cầu hóa về kinh tế. Những năm vừa qua, với đường lối đúng
52
đắn, Việt Nam đã tham gia tích cực, chủ động vào quá trình toàn cầu hóa, vừa góp phần nâng cao vị thế nước ta trên trường quốc tế, tạo điều kiện để phát triển đất nước. Tuy nhiên, toàn cầu hóa càng phát triển, thương mại càng tự do thì sức ép cạnh tranh ngày càng cao đối với mỗi nền kinh tế, mỗi doanh nghiệp, thậm chí mỗi cá nhân. Lợi thế nhân công giá rẻ đang dần mất đi ý nghĩa khi mà cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang lớn mạnh, khả năng tiếp cận đối với các thiết bị, máy móc, công nghệ hiện đại của các doanh nghiệp là gần nhƣ nhau. Do đó, yếu tố tạo nên sức cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp, mỗi nền kinh tế chủ yếu nằm ở yếu tố quản lý và đặc biệt, chất lƣợng nguồn nhân lực. Bởi vậy, việc không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của nguồn nhân lực đang trở thành cuộc chạy đua giữa các doanh nghiệp, các nền kinh tế.
Bối cảnh đó đặt ra cho KHXH&NV rất nhiều vấn đề cần lý giải: thế nào là phát triển bền vững; vấn đề xung đột giữa các quốc gia và trong các dân tộc, vấn đề hội nhập quốc tế... KHXH&NV không đơn thuần là tìm ra các luận cứ, giải pháp để phục vụ phát triển kinh tế mà còn phải trả lời đƣợc nhiều vấn đề chính trị - xã hội và văn hoá liên quan đến yếu tố con người và có quan hệ mật thiết với phạm trù chất lượng của quá trình phát triển. Chẳng hạn như cải cách nền hành chính, tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, quan hệ giữa xây dựng kinh tế với củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, vấn đề giữ gìn bản sắc dân tộc trong điều kiện mở cửa và hội nhập, phát triển trong bối cảnh toàn cầu hoá... Do vậy, công cuộc phát triển nguồn nhân lực KHXH&NV đứng trước nhiều thời cơ và thách thức.
Cơ hội cho sự phát triển nguồn nhân lực HXH&NV
Quá trình hội nhập quốc tế tạo cơ hội cho nguồn nhân lực nói chung của Việt Nam và nguồn nhân lực KHXH&NV nói riêng tham gia sâu, rộng hơn vào sự phân công, hợp tác lao động quốc tế và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực. Nhờ quá trình hội nhập, Việt Nam đã và đang áp dụng những hình thức đào tạo hợp tác quốc tế về lao động như hợp tác đào tạo song phương và đa phương giữa các chính phủ; hợp tác với sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế (UNDP, UNICEF, UNIDO, WHO, ILO); sự hỗ trợ đào tạo của các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức xã hội và từ thiện quốc tế; hợp tác song phương về đào tạo giữa các tổ chức khoa học Việt Nam với các đối tác nước ngoài; tự túc đào tạo ở nước ngoài với nguồn kinh phí cá nhân, người đi học được bảo hộ quyền công dân, đƣợc hỗ trợ thủ tục hành chính hay hình thức liên kết đào tạo giữa các cơ sở đào tạo của Việt Nam với các trường đại học, học viện có uy tín của nhiều quốc gia phát triển trong khu vực và trên thế giới. Quá trình hợp tác quốc tế về đào tạo đã tạo ra cơ hội nâng cao chất lượng nguồn nhân lực KHXH&NV về cách tiếp cận, phương pháp và công cụ nghiên cứu, cũng như phương pháp làm việc hiện đại, các chuẩn mực, mô hình, hệ thống quản lý hiện đại.
Nhƣ đã đề cập, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đặt ra cho ngành KHXH&NV nhiều vấn đề cần lý giải, mở ra cho ngành nhiều đề tài và lĩnh vực nghiên cứu mới. Bối cảnh hội nhập, đi cùng với sự nghiệp đổi mới của đất nước là tiền đề thực tiễn cần thiết cho sự phát triển của KHXH&NV nói chung và cho quá trình đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực này nói riêng. Bối cảnh ấy đã cung cấp những thực tiễn sinh động, những kinh nghiệm lịch sử để phát huy tiềm năng nguồn nhân lực trong lĩnh vực KHXH&NV, là cơ hội cho phát triển, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực KHXH&NV.
53
Bên cạnh đó, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế cũng tạo điều kiện cho các nhà khoa học, nhà nghiên cứu dễ dàng tiếp nhận đƣợc kho thông tin, tri thức mới rất phong phú về KHXH&NV, từ đó tự đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn, cũng nhƣ tác phong làm việc công nghiệp, từng bước đáp ứng với yêu cầu mới. Đây là một trong những điều kiện và động lực quan trọng đối với việc nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực KHXH&NV ở Việt Nam hiện nay.
Hội nhập quốc tế còn tạo thêm nguồn lực vật chất cho phát triển nguồn nhân lực KHXH&NV thông qua các dự án hợp tác nghiên cứu của các nước phát triển vào Việt Nam, đã và sẽ tạo ra các nguồn tài chính dồi dào hơn cho việc đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao trình độ của cán bộ làm công tác trong lĩnh vực KHXH&NV.
Thách thức cho phát triển nguồn nhân lực HXH&NV
Như đã đề cập, nguồn nhân lực KHXH&NV trong nước chưa được coi trọng, cơ chế chính sách về tiền lương, điều kiện làm việc của đội ngũ cán bộ nghiên cứu, đặc biệt là đội ngũ của cán bộ nghiên cứu trong các tổ chức KH&CN công lập hiện đã không đủ đáp ứng các nhu cầu cơ bản của hoạt động KH&CN. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập, đội ngũ cán bộ nghiên cứu có cơ hội đƣợc đàu tạo nâng cao năng lực nghiên cứu, nhưng điều kiện làm việc trong nước chưa đáp ứng được, một số nhà nghiên cứu lựa chọn ở lại nước ngoài để tiếp tục nghiên cứu, nên nguy cơ “chảy máu chất xám” đối với các nhà nghiên cứu KH&CN nói chung và ngành KHXH&NV nói riêng ngày một cao.
Đây là thách thức lớn nhất trong việc phát triển nguồn nhân lực KHXH&NV trong bối cảnh hội nhập.
Bên cạnh đó, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tề về giáo dục và đào tạo cũng là một thách thức lớn đối với phát triển nguồn nhân lực KHXH&NV Việt Nam hiện nay. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế một mặt tạo điều kiện cho nhưng người có nhu cầu học tập có nhiều sự lựa chọn để nâng cao trình độ của mình: học ở nước ngoài hay học tại Việt Nam với chương trình liên kết đào tạo...; mặt khác, nó đưa đến những quan ngại là thực trạng các trường đại học cạnh tranh với nhau về nhiều mặt, đặc biệt là về số lượng sinh viên. Trong khi đó, mặc dù chủ trương chính sách là kiểm soát nghiêm ngặt chất lượng đầu vào và chất lương đào tạo, nhưng trong thực tế công tác này chưa được tổ chức chặt chẽ và nghiêm minh. Sự cạnh tranh này sẽ càng quyết liệt hơn nữa giữa các trường trong nước và các trường nước ngoài đối với những học sinh, sinh viên Việt Nam muốn được tiếp cận các chương trình tiên tiến. Trong thực tế, các trường nước ngoài chiêu mộ sinh viên Việt Nam một cách mạnh mẽ và ngày càng nhiều sinh viên Việt Nam ra nước ngoài để học tập. Theo thỏa thuận WTO, các trường nước ngoài sẽ được đối xử ngang bằng với các trường Việt Nam về quy chế thành lập, tuyển sinh và quy định tiêu chuẩn chất lượng;
có thể thâm nhập vào thị trường giáo dục Việt Nam một cách trực tiếp hoặc thông qua liên kết. Đã có khá nhiều chương trình đào tạo liên kết phối hợp với trường đại học Việt Nam và cấp bằng tiếng Anh, nhưng đa số đối tác nước ngoài không phải là một trường hàng đầu trên thị trường giáo dục ở chính bản địa và thường gắn với một dự án liên kết ở Việt Nam như một phương tiện gia tăng số lượng tuyển sinh và nâng cao thu nhập.
Thách thức đặt ra là vấn đề kiểm soát chất lượng của các chương trình này, để nó thực sự nâng cao chất lượng của các trường trong nước, để kết quả đào tạo mang lại chất lượng, tạo nên một đội ngũ cán bộ nghiên cứu KHXH&NV đủ trình độ và năng lực đáp ứng nhu cầu của xã hội. Do đó, đòi hỏi phải có một hệ thống đánh giá và kiểm soát chất lƣợng
54
tương đối độc lập của Việt Nam thực hiện, bởi vì cả đối tác Việt Nam và nước ngoài đều muốn tuyển nhiều sinh viên hơn nữa thay vì phải bảo đảm chất lƣợng.
Ngoài ra, hội nhập quốc tế cũng đặt ra cho các cơ sở đào tạo KHXH&NV thách thức về đối mới theo hướng hội nhập hệ thống chương trình đào tạo phù hợp với chương trình đào tạo hiện đại trên thế giới. Thách thức trong việc tăng cường đầu tư cho công tác xây dựng chương trình đào tạo phát triển nhân lực KHXH&NV hướng tới mục tiêu đạt tiêu chuẩn của các nước tiên tiến. Hội nhập quốc tế giúp các tổ chức đào tạo tiếp cận các chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế, tuy nhiên các trường phải cải cách, điều chỉnh các chương trình sao cho phù hợp với đặc thù của Việt Nam.
Những thách thức, cơ hội nêu trên có mốỉ quan hệ, tác động qua lại, có thể chuyển hóa lẫn nhau. Cơ hội không tự phát huy tác dụng mà tùy thuộc vào khả năng nhận thức và vận dụng của chúng ta, tận dụng cơ hội tốt sẽ tạo ra thế và lực mới để vƣợt qua thách thức, tạo ra cơ hội lớn hơn. Ngƣợc lại, nếu không nắm bắt, tận dụng cơ hội thì không những bị bỏ lỡ mà thách thức sẽ tăng lên lấn át cơ hội. Những điều kiện trên đây đòi hỏi những nhà quản lý, hoạch định chính sách, các nhà khoa học, chuyên gia phải tiếp tục nghiên cứu để có cái nhìn toàn diện, khách quan về bối cảnh hiện nay, từ đó bổ sung, điều chỉnh chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực KHXH&NV của Việt Nam cho phù hợp nhằm tận dụng thời cơ, vươn lên nhanh trước sức ép để không những vượt qua thách thức mà còn có thể biến thách thức thành động lực phát triển đất nước trong tương lai.
ết luận
KHXH&NV đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Phát triển nguồn nhân lực KHXH&NV nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế là một vấn đề cấp bách, khi mà vị thế của nguồn nhân lực này chƣa đƣợc coi trọng trong cơ cấu nguồn nhân lực chung của cả nước. Bối cảnh hội nhập quốc tế tạo ra những cơ hội cho phát triển nguồn nhân lực KHXH&NV như tiếp cận phương pháp, kỹ năng, công cụ nghiên cứu mới; tiếp cận kho thông tin, dữ liệu về KHXH&NV; tiếp cận nguồn tài chính cho nghiên cứu và đào tạo... Nhưng trước bối cảnh đó, phát triển nguồn nhân lực KHXH&NV đứng trước thách thức về chảy máu chất xám, về việc kiểm soát chất lƣợng đào tạo ở các cơ sở giáo dục liên kết. Do vậy, để phát triển nguồn nhân lực KHXH&NV đáp ứng nhu cầu phát triển, cần thiết và trước hết là phải thay đổi tư duy, cái nhìn về vị thế của KHXH&NV trong lĩnh vực KH&CN nói chung của cả nước.
TÀI IỆU TH M HẢO
Kiều Quỳnh Anh (2013), “Phát triển nguồn nhân lực khoa học xã hội Việt Nam:
thực trạng và giải pháp”, Khoa học Xã hội Việt Nam, ISSN: 1013-4238, Số 10 (71) – 2013.
Nguyễn Sinh Cúc (2014), “Nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 2-2014
Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam (2002), Từ điển bách khoa Việt Nam, tập 2, Nxb. Từ điển Bách khoa, Hà Nội
OECD (1975), Cẩm nang về đo lường nguồn nhân lực KH&CN, Paris
Trần Ngọc Vương (2006), “Một thế kỷ các khoa học xã hội và nhân văn ở Việt Nam đối diện với thực tế” trên trang http://khoavanhoc.edu.vn truy cập ngày 30/8/2018
55
BỒI ƢỠNG CHUYÊN MÔN CÁN B TRẺ TRONG CÁC CƠ SỞ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC