Sự cần thiết của việc thành lập Câu lạc bộ Nhà khoa học trẻ của Đoàn Học viện Chính trị khu vực II

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong đội ngũ đoàn viên, thanh niên nghiên cứu khoa học xã hội (Trang 85 - 91)

Trong quá trình tổ chức đào tạo hiện nay, đối với bất cứ một trường đại học nào cũng đều có hai nhiệm vụ chính và quan trọng nhất đó là: đào tạo và nghiên cứu khoa học, đây chính là hai hoạt động có mối quan hệ hữu cơ, hai nhiệm vụ cơ bản chiến lƣợc của nhà trường, trong đó việc giảng viên, học viên trong nhà trường tích cực tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học luôn đƣợc đánh giá là một trong những yếu tố hết sức quan trọng và thiết yếu để hướng đến nâng cao chất lượng đào tạo, tạo ra nguồn nhân lực chất lƣợng cao có tƣ duy, khả năng tạo ra các sản phẩm khoa học đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng cao của xã hội.

Thực tiễn và lý luận đều chứng minh một cách rõ ràng rằng, nghiên cứu khoa học và giảng dạy có mối quan hệ hữu cơ với nhau, gắn kết chặt chẽ với nhau và hỗ trợ cho nhau. Nghiên cứu khoa học tạo cơ sở, điều kiện, tiền đề nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy ở trên lớp. Ngƣợc lại, công tác giảng dạy phản ánh kết quả của hoạt động nghiên cứu khoa học. Do vậy, có thể khẳng định rằng, cùng với hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học là thước đo năng lực chuyên môn của giảng viên. Để khoa học, công nghệ đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội, các nhà nghiên cứu, những người làm công tác khoa học, nhất là giảng viên tại các trường đại học phải là lực lượng nòng cốt trong việc nghiên cứu và ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Là một trong số những đơn vị sự nghiệp, tham gia vào công tác giáo dục - đào tạo, Học viện Chính trị khu vực II (gọi tắt là Học viện II) luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh giao phó. Học viện II với vai trò là trung tâm đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt, cán bộ khoa học lý luận chính trị và hành chính của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể chính trị - xã hội cấp quận, huyện và tương đương trở lên theo sự phân công, phân cấp của Giám đốc Học viện; là trung tâm nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nghiên cứu về khoa học chính trị, khoa học lãnh đạo, quản lý ở khu vực Nam bộ. Do đó, phát huy những thành tích đã đạt đƣợc tập thể Ban Giám đốc Học viện II và các đơn vị luôn coi công tác nghiên cứu khoa học là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng cùng với quá trình đổi mới nội

37 Học viện Chính trị khu vực II

84

dung và phương pháp dạy học, Học viện II đã ghi dấu nhiều bước tiến quan trọng trong công tác nghiên cứu khoa học và ngày càng khẳng định đƣợc vai trò là trung tâm nghiên cứu khoa học trong hệ thống Học viện cũng như tại khu vực địa phương với đội ngũ các nhà khoa học ngày càng phát triển và lớn mạnh cùng những công trình nghiên cứu khoa học mang tính ứng dụng cao trong thực tế.

Với chức năng, nhiệm vụ và đặc thù đào tạo của mình, trong thời gian qua, Học viện II tập trung phát triển nghiên khoa học xã hội nhằm đƣa ra các nghiên cứu cơ bản, toàn diện về xã hội và con người Việt Nam, cung cấp luận cứ khoa học cho hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần xây dựng hệ thống quan điểm phát triển đất nước, bồi đắp nền tảng chính trị của chế độ; khẳng định và nâng cao vai trò tiên phong của Đảng về chính trị, lý luận, trí tuệ, văn hóa và đạo đức; đặc biệt, góp phần quan trọng trong việc bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng; khẳng định lịch sử hình thành và phát triển dân tộc, đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, bảo tồn các giá trị và bản sắc văn hóa Việt Nam.

Do đó, để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, Học viện II luôn chú trọng đến việc mở rộng quy mô và chất lƣợng đội ngũ nhân sự, đặc biệt là thế hệ đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên trẻ. Đội ngũ công chức, viên chức của Học viện trong thời gian vừa qua đã đƣợc kịp thời bổ sung và ngày càng đông đảo về số lƣợng, dần đƣợc chuẩn hoá và trẻ hoá, nhằm nâng cao chất lƣợng. Đây là lực lƣợng kế cận, đảm bảo cho sự chuyển giao liên tục, vững chắc giữa các thế hệ cán bộ, đáp ứng sự nghiệp trong thời gian tới của Học viện II.

Từ thực tế hoạt động của Học viện II, nhận thức rõ tầm quan trọng của nguồn nhân lực trẻ trong việc thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị trong thời gian tới, ngoài công tác chuyên môn, lãnh đạo Học viện và các đơn vị trực thuộc luôn quan tâm, tạo điều kiện để phát huy, phát triển năng lực cá nhân của lực lƣợng cán bộ, giảng viên trẻ trong đó có việc hỗ trợ đẩy mạnh việc tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học xã hội tại Học viện. Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện II luôn xác định tổ chức Đoàn Thanh niên là hạt nhân chính trị của phong trào thanh niên, nòng cốt trong việc tổ chức tập hợp đoàn kết thanh niên, phát huy tinh thần xung phong, tình nguyện và khả năng sáng tạo của thanh niên để động viên đoàn viên thanh niên tham gia thực hiện các nhiệm vụ đƣợc giao phó, góp phần xây dựng đơn vị tiến bộ, vững mạnh. Chính vì vậy, để đẩy mạnh hoạt động khoa học và xây dựng lực lƣợng nghiên cứu trẻ đạt tiêu chuẩn chất lƣợng cao thì công tác trọng tâm là phát huy sức mạnh của tổ chức Đoàn Thanh niên - đội quân xung kích cách mạng trong việc tập hợp, thu hút lực lƣợng thanh niên, cán bộ trẻ của Học viện tham gia vào các hoạt động nghiên cứu khoa học.

Một mặt khác, thông qua việc nâng cao số lƣợng nhân sự tổ chức Đoàn Thanh niên của Học viện II cũng tăng thêm về số lƣợng và chất lƣợng, đoàn viên trực thuộc chủ yếu là viên chức và người lao động đang công tác tại các khoa, phòng, ban chức năng của Học viện, do đó cần có những hoạt động, phong trào thiết thực, sinh động để phát huy đƣợc vai trò, khả năng của mình.

Căn cứ từ tình hình thực tiễn tại đơn vị, Ban Chấp hành Đoàn Học viện Chính trị Khu vực II (gọi tắt BCH Đoàn Học viện) đã xác định đối với công tác đẩy mạnh nghiên cứu khoa học cần phải có mô hình tập hợp các cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên trẻ

85

yêu thích và có khả năng nghiên cứu khoa học. Việc thành lập và tổ chức hoạt động mô hình này là một trong những giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, góp phần giải quyết những vấn đề mang tính lý luận đặt ra từ thực tiễn, phục vụ cho hoạt động giảng dạy và nghiên cứu. Đồng thời, lợi thế sẵn có từ lực lƣợng trẻ của Học viện II là những người có năng lực, khả năng, được đào tạo chính quy; mang trong mình sự nhiệt huyết, khát vọng, trí tuệ và năng lƣợng dồi dào, luôn mong muốn đƣợc cống hiến năng lực của mình cho khoa học, đặc biệt là các ngành về khoa học xã hội để góp phần thực hiện sứ mệnh và mục tiêu của đơn vị. Do vậy, nhu cầu có một môi trường để các cán bộ, viên chức xích lại gần, gắn kết và tương tác với nhau để cùng nhau trao đổi, học hỏi và cộng tác trong việc nghiên cứu khoa học là thiết thực.

Thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng viên trẻ có điều kiện đào sâu hơn, nắm bắt chặt chẽ hơn kiến thức chuyên môn mà mình đang trực tiếp giảng dạy, kịp thời điều chỉnh, bổ sung những nội dung kiến thức chƣa chuẩn xác trong bài giảng của mình. Tuy nhiên ngoài những thuận lợi tích cực, thực tế vẫn còn một số lực lƣợng nhân sự trẻ chƣa nhận thức đƣợc tầm quan trọng của công tác nghiên cứu khoa học, vẫn còn tự ti chƣa dám thể hiện năng lực cá nhân của bản thân nên vẫn thực sự chủ động đƣa ra các đề tài để nghiên cứu hay tham gia vào các công trình, đề tài nghiên cứu của Học viện.

Mặt khác, còn có nhiều đề tài đƣợc nghiên cứu dựa trên các mô hình đã đƣợc nghiên cứu từ trước, hoặc chưa xuất phát từ nhu cầu thực tế của chính bản thân giảng viên, hoặc nhu cầu của Học viện nên chƣa thu hút đƣợc lực lƣợng trẻ tham gia.

Vì vậy, cùng với việc thực hiện chỉ đạo của Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện II về tham mưu, tổ chức thực hiện công tác nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học trong lực lƣợng đoàn viên thanh niên, BCH Đoàn Học viện đã thống nhất xây dựng mô hình câu lạc bộ về nghiên cứu khoa học là một yêu cầu cần thiết, vừa là một loại hình tổ chức vừa là một phương thức hoạt động để hỗ trợ giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện nghiên cứu khoa, góp phần tăng cường hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học;

tạo môi trường, sân chơi sinh hoạt kỹ năng, học thuật, khoa học lành mạnh và bổ ích cho đội ngũ cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên, nhất là giảng viên trẻ của Học viện.

Để có thể xây dựng và đƣa mô hình câu lạc bộ đi vào hoạt động, BCH Đoàn Học viện đã xác định quy trình thực hiện gồm các nội dung công việc nhƣ sau:

Bước 1: Xác định định hướng thực hiện, xây dựng tờ trình, kế hoạch xin chủ trương thực hiện;

Bước 2: Xây dựng, hoàn chỉnh dự thảo hồ sơ thành lập câu lạc bộ (đề án tổ chức, đề án nhân sự, quy chế hoạt động, văn bản có liên quan…);

Bước 3: Trình lãnh đạo Học viện phê duyệt hồ sơ; BCH Đoàn thông qua quyết định thành lập;

Bước 4: Ra mắt Câu lạc bộ, triển khai hoạt động giai đoạn 1 (thời gian 06 tháng);

Bước 5: Sơ kết giai đoạn 1 và tiến hành Đại hội Câu lạc bộ lần 1; ổn định tổ chức bộ máy và hoạt động;

Bước 6: Thực hiện hoạt động hàng năm và có báo cáo kết quả hoạt động.

Sau khi tiến hành thực hiện và đƣợc Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện II phê duyệt, Câu lạc bộ Nhà Khoa học trẻ Học viện Chính trị Khu vực II (gọi tắt Câu lạc bộ Nhà Khoa học trẻ) chính thức đi vào hoạt động căn cứ theo Quyết định số 05-QĐ/ĐTN-

86

BCH ngày 15/3/2016 của BCH Đoàn Học viện về việc thành lập Câu lạc bộ Nhà Khoa học trẻ; ban hành kèm Quy chế tổ chức và hoạt động Câu lạc bộ Nhà Khoa học trẻ.

Căn cứ những văn bản đã xây dựng và ban hành có một số đặc thù trong tổ chức của Câu lạc bộ Nhà Khoa học trẻ bao gồm:

Về cơ cấu tổ chức: Câu lạc bộ cấu thành từ 3 bộ phận

a. Ban Chủ nhiệm (Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm và các thành viên Ban Chủ nhiệm): Khi mới đƣợc thành lập, Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ do BCH Đoàn Học viện ra quyết định chỉ định lâm thời, sau thời gian 06 tháng hoạt động, BCH Đoàn Học viện tiến hành bầu Ban Chủ nhiệm.

b. Ban Cố vấn: Câu lạc bộ mời Ban giám đốc, Hội đồng Khoa học Học viện cùng đội ngũ cán bộ, giảng viên, chuyên gia của Học viện, cựu thành viên Câu lạc bộ, có kinh nghiệm dày dặn, tự nguyện và nhiệt tình tham gia hỗ trợ hoạt động.

c. Thành viên: Tập hợp cán bộ, giảng viên tự nguyện, đam mê các hoạt động của Câu lạc bộ; có phẩm chất đạo đức tốt, ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm cao.

Về tài chính: Thu từ các nguồn sau: nguồn hỗ trợ của Học viện; các hoạt động của Câu lạc bộ; nguồn tài trợ và xã hội hóa. Ban Chủ nhiệm quản lý tài chính của Câu lạc bộ và thực hiện chế độ chi tiêu tiết kiệm, đúng mục đích. Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ có trách nhiệm báo cáo việc thu - chi tài chính định kỳ và theo yêu cầu của các thành viên.

Về sinh hoạt định kỳ: Sinh hoạt định kỳ đƣợc tổ chức linh hoạt trong tháng, quý,… bám sát theo chương trình hoạt động của Câu lạc bộ. Trong buổi sinh hoạt động định kỳ phải có sự tham gia của ít nhất 1 thành viên trong Ban Chủ nhiệm. Nội dung sinh hoạt phải được Ban Chủ nhiệm thống nhất và thông báo trước cho các thành viên.

2. Hoạt động của Câu lạc bộ Nhà khoa học trẻ Những hoạt động đã thực hiện:

Từ khi thành lập cho đến nay Câu lạc bộ Nhà khoa học trẻ đã tập trung thực hiện các nội dung hướng vào hoạt động nghiên cứu khoa học và tâp giảng của đội ngũ Đoàn viên, giảng viên. Xác định đây là hai nhiệm vụ trọng tâm song hành, hỗ trợ và bổ trợ cho nhau. Đồng thời với mục đích chính của Câu lạc bộ là có một mô hình để đoàn kết, tập hợp, kết nối, bồi dƣỡng lực lƣợng các nhà khoa học trẻ, có đam mê, trách nhiệm, nhiệt tình để hình thành các nhóm nghiên cứu chuyên sâu, cho ra đời các sản phẩm khoa học có giá trị lý luận và thực tiễn cao; qua đó là môi trường thuận lợi cho các khoa học trẻ trao đổi kinh nghiệm và hỗ trợ lẫn nhau, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn và khả năng nghiên cứu khoa học, đặc biệt là khoa học xã hội cũng nhƣ hoàn thành nhiệm vụ chính trị tại Học viện.

Trong thời gian đầu, Câu lạc bộ ổn định công tác tổ chức, thu hút, tập hợp các thành viên, lập chương trình, kế hoạch hoạt động chi tiết theo từng tháng của Câu lạc bộ.

Trong đó mở đầu với chuyên đề sinh hoạt tháng 5/2016 với nội dung: “Tiếp cận với Nghiên cứu khoa học”. Chuyên đề đã tập trung thảo luận về các vấn đề chung nhất liên quan đến hoạt động nghiên cứu khoa học và làm rõ nghiên cứu định lƣợng, nghiên cứu định tính đồng thời qua cách thức tổ chức đã nhận đƣợc sự ủng hộ, ghi nhận của Ban lãnh đạo, các thầy, cô trong Học viện. Đó là nền tảng để Câu lạc bộ tiến tục thực hiện sinh hoạt các chuyên đề nhƣ: “Đồng hành với giảng viên trẻ”; “Làm thế nào để xây dựng thuyết minh đề tài hiệu quả?”… Tổ chức tọa đàm, hội thảo, chương trình, sân chơi khoa học, lý luận và học thuật sáng tạo, thiết thực trong đội ngũ đoàn viên và giảng viên trẻ.

87

Đồng thời, tham gia sân chơi nghiên cứu khoa học, cuộc thi, hội thi học thuật trong và ngoài hệ thống; tiến hành tổ chức tham quan, đi thực tế, viết báo cáo chuyên đề, tổ chức đấu thầu đề tài khoa học các cấp hằng năm của Học viện.

Nhằm nâng cao chất lƣợng nghiệp vụ trong nghiên cứu khoa học, Câu lạc bộ Nhà Khoa học trẻ đã tổ chức các buổi tập huấn, trao đổi về phương pháp và kỹ năng cần thiết về nghiên cứu khoa học; các buổi sinh hoạt định kỳ về kỹ năng nghiên cứu khoa học, kỹ năng thu thập và xử lý thông tin nghiên cứu, kỹ năng thiết kế một nghiên cứu… với các thầy, cô giáo có nhiều kinh nghiệm trong và ngoài Học viện. Bên cạnh đó, nội dung tập giảng cho các giảng viên trẻ đƣợc Ban Chủ nhiệm chú trọng thông qua các hình thức như: soạn giảng và giảng thử trước toàn thể đoàn viên, hội viên câu lạc bộ, từ đó các thành viên tham gia góp ý cho người giảng; giảng viên trẻ giảng trước hội đồng chuyên môn và các thầy cô có kinh nghiệm giảng dạy, sau đó hội đồng góp ý qua đó trau dồi các kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, phương pháp giảng dạy tích cực để chuẩn bị cho công tác duyệt giảng và nghiên cứu khoa học.

Trong quá trình tổ chức, Câu lạc bộ luôn cố gắng đƣa tổ chức là nơi có những hoạt động phong phú, phù hợp với nhu cầu, lợi ích liên quan đến nghiên cứu khoa học của những thành viên tham gia câu lạc bộ; tạo môi trường cho việc chia sẻ, giúp đỡ nhau về kinh nghiệm và tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học tại đơn vị. Trên cơ sở đó, Ban Chủ nhiệm xác định Câu lạc bộ hình thành và hoạt động trên cơ sở nhu cầu nguyện vọng và tự nguyện tự giác của các thành viên. Các nội dung sinh hoạt do các thành viên sáng tạo đề xuất phong phú và thường xuyên đổi mới dựa trên vai trò tự quản của các thành viên; duy trì hoạt động không ảnh hưởng đến công tác học tập, lao động tại đơn vị.

Những kết quả đạt được:

Qua quá trình hoạt động, công tác nghiên cứu khoa học trong đó tập trung vào các nghiên cứu khoa học xã hội của đoàn viên có những chuyển biến tích cực và đạt đƣợc những kết quả đáng ghi nhận. Trong năm 2016, Đoàn Học viện đã tổ chức thuyết minh 6 đề tài cơ sở, trong đó có 01 đề tài trúng thầu và 01 đề tài đƣợc Giám đốc giao nhiệm vụ với kết quả nghiệm thu của 02 đề tài đạt loại khá; có 03 đoàn viên chủ nhiệm 03 đề tài cơ sở năm 2017;

số lƣợng đề tài đoàn viên là thành viên, thƣ ký đề tài khoa học cơ sở là 24 đề tài; đề tài cấp thành phố là 01 đề tài; đề tài cấp bộ là 04 đề tài. Bên cạnh đó, hiện nay tổng số bài bào khoa học đăng trong tạp chí trong nước là 56 bài; 03 bài viết được đăng trong tạp chí, kỷ yếu Hội thảo quốc tế có mã số khoa học quốc tế; có 262 bài tham luận, hội thảo khoa học các cấp, bài viết chuyên đề đề tài khoa học; 14 ấn phẩm xuất bản mà đoàn viên là chủ biên hoặc thành viên ban biên soạn… Đặc biệt, trong năm 2018, được sự tin tưởng của Giám đốc Học viện II – chủ nhiệm đề tài đã giao nhiệm vụ cho Đoàn Thanh niên Học viện trong đó chủ chốt là Câu lạc bộ Nhà Khoa học trẻ tham gia thực hiện đề tài cấp tỉnh về “Đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo trên địa bàn tỉnh Bình Dương”. Việc thực hiện các đề tài khoa học, viết tạp chí khoa học, tham sự hội thảo khoa học, tọa đàm khoa học đã tạo môi trường và điều kiện tốt thu hút đông đảo đoàn viên trẻ tham gia vào các hoạt động nghiên cứu khoa học, viết chuyên đề và thảo luận chuyên sâu các vấn đề khoa học có liên quan.

Phối hợp với BCH Đoàn Học viện, Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ triển khai đến thành viên để hưởng ứng Cuộc thi viết “Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam năm 2017” do Ban Tuyên giáo Trung ƣơng phát động trong toàn quốc. Đoàn Học viện là đơn vị đầu tiên và duy nhất trong hệ thống Đoàn Học viện Chính trị quốc gia

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong đội ngũ đoàn viên, thanh niên nghiên cứu khoa học xã hội (Trang 85 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)