Các công cụ tiếp cận về quy hoạch, quản lý môi trường

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong đội ngũ đoàn viên, thanh niên nghiên cứu khoa học xã hội (Trang 111 - 117)

ảng 3.2: Thống kê số lƣợng đề tài khoa học trong 5 năm gần đây tại Học viện theo “tƣ cách tham gia” (Nguồn: Số liệu điều tra)

2. Các công cụ tiếp cận về quy hoạch, quản lý môi trường

Đánh giá môi trường hiện nay có thể dựa trên các thông số vật lý, hóa học và các tiêu chuẩn chất lƣợng, các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đƣợc Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.

Các thông số vật lý hóa học về chất lƣợng tài nguyên cho chúng ta biết đƣợc các thành phần của các chất vô cơ, hữu cơ cũng nhƣ các vi sinh vật và mật độ của chúng sống trong các môi trường đất, nước, không khí,… qua đó đánh giá được mức độ trong sạch hay nhiễm bẩn của nguồn tài nguyên để có biện pháp hợp lý kiểm soát bảo vệ chất lƣợng. Các thông số vật lý bao gồm: nhiệt độ, màu sắc, độ đục, mùi vị, độ dẫn điện, nồng độ, số lƣợng ion, tổng số chất rắn; các thông số hóa học bao gồm: độ cứng, độ pH, độ axit, độ kiềm, nồng độ oxy hòa tan (DO), nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5), nhu cầu oxy hóa học (COD),…

Dựa trên các thông số này để đánh giá ô nhiễm cũng nhƣ quản lý bảo vệ chất lƣợng các nguồn tài nguyên tự nhiên mỗi quốc gia sẽ đƣa ra tiêu chuẩn chất lƣợng. Có thể kể ra riêng trong quản lý và bảo vệ chất lượng nước ở Việt Nam đã ban hành bộ tiêu chuẩn chất lượng cụ thể ứng với từng loại nước như:

- Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt: QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Tiêu chuẩn chất lượng nước dưới đất: QCVN 09-MT:2015/BTNMT - Tiêu chuẩn chất lượng nước biển: QCVN 10-MT:2015/BTNMT

- Tiêu chuẩn chất lượng nước thải công nghiệp: QCVN 40:2011 /BTNMT - Tiêu chuẩn chất lượng nước thải sinh hoạt: QCVN 14:2008 /BTNMT48

Dựa trên các quy chuẩn này cho ra các giá trị giới hạn các thông số và nồng độ các chất, thành phần của nước được phép thải ra môi trường để đánh giá chất lượng và tải lượng ô nhiếm môi trường nếu có tại các điểm và các nguồn thải.

Từ các giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước sinh hoạt, trong nước công nghiệp khi thải ra môi trường giúp các nghiên cứu có cơ sở để so sánh mức độ ô nhiễm nặng, nhẹ; tính toán tải lƣợng ô nhiễm, xác định đƣợc các thành phần ô nhiễm nào vượt quá để từ đó tìm ra phương án kiểm soát nồng độ chất gây ô nhiễm không để vượt quá sức chịu đựng của môi trường và tìm các biện pháp giảm thiểu mức tăng nồng độ về ngưỡng cho phép. Các tiêu chuẩn quy chuẩn hiện hành chính là thước đo để các nghiên cứu soi chiếu từ đó có những đánh giá chính xác và đảm bảo tính khoa học.

2.2. Phần mềm quản lý và quy hoạch môi trường

Ngoài các quy định kỹ thuật chuyên ngành, trong quy hoạch và quản lý môi trường hiện nay đã đƣa vào ứng dụng nhiều phần mền quản lý chuyên biệt giúp ích rất lớn trong quá trình tìm kiếm và khai thác, cập nhật thông tin tài nguyên quy hoạch. Có thể kể đến nhƣ phần mềm hệ thống thông tin đất đai (ViLIS), Phần mềm quản lý đất đai (GIS)

* Phần mềm hệ thống thông tin đất đai (Vi IS)

Bộ Tài nguyên và Môi trường ra quyết định số 221/QĐ-BTNMT về việc sử dụng thống nhất phần mềm hệ thống thông tin đất đai (ViLIS) cho phép sử dụng thống nhất phần mềm hệ thống thông tin đất đai (ViLIS) tại các Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng

48 https://arc.org.vn/quy-chuan-chat-luong-nuoc-mat-qcvn-08-mt2015btnmt/,

https:// tieuchuanvietnam.co/qcvn-08-mt-2015-btnmt-chat-luong-nuoc-mat.tcvn. Truy cập ngày 25/8/2018.

110

đất ở các địa phương. Mục tiêu tổng quát của phần mềm ViLIS là tạo ra một môi trương làm việc mới và hiện đại cho các mặt của công tác quản lý nhà nước về đất đai và là công cụ khai thác thông tin đất đai phục vụ nhu cầu toàn xã hội.

Hình 1: Phần mềm thông tin (Vi IS)

ViLIS cung cấp đầy đủ những công cụ, chức năng để thực hiện các công tác nghiệp vụ chuyên môn của công tác quản lý đất đai, bao gồm nhiều mô đun, mỗi mô đun bao gồm các chức năng hỗ trợ một nội dung của công tác quản lý nhà nước về đất đai:

- Mô đun quản lý cơ sở toán học của bản đồ, hệ thống lưới tọa độ-độ cao các cấp, mốc địa giới hành chính;

- Mô đun quản lý cơ sở dữ liệu đất đai: bản đồ địa chính, hồ sõ địa chính, bản đồ trực ảnh, bản vẽ kỹ thuật …;

- Mô đun đăng ký đất đai: quản lý hồ sơ, bản đồ địa chính và kê khai đăng ký, in GCNQSDĐ, cập nhật và quản lý biến động đất đai;

- Mô đun hỗ trợ thống kê, kiểm kê đất đai, thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất;

- Mô đun hỗ trợ quản lý qui hoạch đất đai, tính toán đền bù giải tỏa tái định cứ theo quy hoạch;

- Mô đun hiển thị, tra cứu và phân phối thông tin đất đai, giao dịch đất đai trên mạng internet/intranet theo giao diện web;

* Phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu tài nguyên môi trường

Phần mềm Quản lý cơ sở dữ liệu tài nguyên môi trường là một giải pháp quản lý tổng thể, đồng bộ cơ sở dữ liệu tài nguyên môi trường trên quy mô toàn tỉnh. Phần mềm vừa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu thu thập, lưu trữ, quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu của đơn vị quản lý vừa là nguồn dữ liệu đầy đủ chính thống để các cá nhân, đơn vị bên ngoài tìm hiểu, khai thác một cách nhanh chóng thuận tiện qua môi trường internet. Việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tài nguyên môi trường được hệ thống hóa có kiến trúc logic, được chuẩn hóa vừa khắc phục các điểm yếu, điểm thiếu trong công tác lưu trữ vừa đảm bảo sự thông suốt trong tích hợp, liên kết, chia sẻ và cung cấp thông tin trực tuyến trên phạm vi toàn tỉnh.

111

Các kênh chức năng cơ bản:

- Tra cứu dữ liệu Tài nguyên môi trường

- Cập nhật dữ liệu Tài nguyên môi trường

- Quản lý thông tin lưu trữ hồ sơ - Báo cáo – Thống kê

Hình 2: Phần mềm quản lý CS tài nguyên môi trường Phần mềm là công cụ lưu trữ dữ liệu hữu hiệu, không hạn chế số lượng hồ sơ, đơn vị lưu trữ. Các dữ liệu được lưu trữ trên phần mềm một cách có hệ thống, logic và tập trung tránh tình trạng mất mát, thiếu sót, phân tán dữ liệu và đặc biệt hỗ trợ đắc lực cho công tác tìm kiếm, thống kê, báo cáo ngay khi cần. Danh mục các lĩnh vực đƣợc phân loại bao gồm Đất đai; tài nguyên nước; địa chất và khoáng sản; môi trường; khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu; đo đạc và bản đồ; biển đảo và đầm phá; dữ liệu khác...

Người dùng sẽ cập nhật các thông tin chi tiết tương ứng với mỗi loại hồ sơ như thông tin về hồ sơ (lĩnh vực, loại hình, thời gia lưu, địa bàn, vị trí lưu trữ, phòng lưu, giá lưu...);

thông tin về thửa đất, thông tin tài liệu liên quan, thông tin mở rộng... đảm bảo thông tin đầy đủ, rõ ràng phục vụ cho hoạt động lưu trữ, khai thác dữ liệu về sau.

Hình 3: Thông tin CS tài nguyên môi trường

* Phần mềm quản lý đất đai GIS

Hệ thống thông tin đất đai đƣợc xây dựng theo kiến trúc client/server gồm 3 lớp.

Lớp ngoài là lớp ứng dụng bao gồm phần mềm “đăng ký cấp GCN và cập nhật thông tin biến động đất đai” đƣợc cài đặt trên các máy trạm (client), WebGis đất đai hỗ trợ cán bộ lãnh đạo các cấp, cán bộ địa chính xã, người dân tra cứu thông tin đất đai qua môi trường mạng Internet. Lớp giữa là cổng giao tiếp chuẩn dữ liệu GIS. Trong đó, ArcSDE là cổng nối dữ liệu GIS giữa phần mềm đăng ký cấp GCN và cập nhật thông tin biến động đất đai, trang thông tin điện tử thông tin đất đai và hệ quản trị CSDL quan hệ (RDBMS).

Lớp trong là hệ quản trị CSDL Oracle 11g quản trị hàng triệu bản ghi. Hệ quản trị CSDL là nơi lưu trữ trực tiếp toàn bộ dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính.

112

Hình 4: Thông tin tra cứu GIS

3. Vấn đề đặt ra trong khai thác các thông tin

Việc tiếp cận các phần mền về quản lý và quy hoạch môi trường, tài nguyên nói riêng và các thông tin nói chung sẽ tạo ra bước đệm cũng đồng thời là cơ sở khoa học để đánh giá và xây dựng các nhận định về tương quan giữa các nhân tố môi trường và yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong mối ràng buộc tài nguyên. Ƣu điểm của điều này là việc có nhiều lựa chọn hơn đối với các nguồn thông tin, dễ dàng tiếp cận các nguồn tin hơn.

Từ nguồn thông tin các phần mềm quy hoạch và quản lý tài nguyên môi trường có nguồn cơ sở dữ liệu dùng chung đƣợc công bố một cách chính thống, đầy đủ phục vụ nhu cầu khai thác thông tin của các đơn vị, cá nhân, tăng cường quá trình trao đổi, phối hợp thông tin giữa các đơn vị lưu trữ dữ liệu. Việc được cung cấp thông tin giới thiệu về nguồn cơ sở dữ liệu tài nguyên môi trường sẵn có của địa phương, các loại hình dữ liệu, có được một hệ thống đảm bảo về chất lượng lưu trữ, đảm bảo được quản lý đồng bộ dữ liệu tài nguyên môi trường một cách logic, khoa học và dễ dàng sử dụng để người khai thác dễ dàng nắm bắt thông tin sơ bộ phục vụ quá trình khai thác dữ liệu cho các công trình nghiên cứu.

Phần mềm quản lý thông tin giúp tra cứu thông tin cần tìm thông qua các từ khóa dễ nhớ nhƣ chủ sử dụng, tên hồ sơ... hoặc thông qua tính năng tìm kiếm nâng cao với các thông tin chi tiết hơn như: lĩnh vực, cơ quan lưu trữ, địa bàn, thời gian liên quan... để có thể tìm kiếm một cách nhanh chóng và chính xác đồng thời có thể xem ngay các thông tin sau khi tìm thấy một cách dễ dàng, chi tiết. Tiếp cận các dữ liệu thông qua các phần mềm chuyên ngành giúp tiết kiệm thời gian, kinh phí tìm hiểu, thu thập thông tin phục vụ công tác nghiên cứu, định hướng chắc chắn cho nghiên cứu. Các phần mềm đáp ứng nhu cầu báo cáo – thống kê từ tổng hợp đến chi tiết của từng loại hình dữ liệu để người sử dụng có thể nắm bắt nhanh các thông tin phục vụ cho yêu cầu quản lý hay khai thác dữ liệu bước đầu cho các nghiên cứu.

Tuy nhiên, với các địa phương khu vực Tây Nguyên chưa có một kênh thông tin thường xuyên và mạnh mẽ cập nhật thông tin đặc biệt là những nội dung về vấn đề quy hoạch và quản lý tài nguyên môi trường, vì thế các nghiên cứu có thể coi là khó khăn trong việc tiếp cận với nguồn dữ liệu đầu vào rất quan trọng này. Bên cạnh, thông tin về điều kiện tự nhiên, phương hướng phát triển kinh tế xã hội tại các địa phương đã phục vụ rất hữu ích cho các hoạt động nghiên cứu khoa học thì một vấn đề còn tồn tại là việc thiếu hụt các thông tin về số lƣợng và phân bố các nguồn tài nguyên tự nhiên, tình hình

113

khai thác sử dụng, tình hình biến đổi của tài nguyên theo thời gian, công tác quản lý bảo vệ tài nguyên tính đến thời điểm nghiên cứu, đánh giá tiềm năng và giá trị khai thác sử dụng của tài nguyên, tình hình suy thoái tài nguyên, ô nhiễm môi trường,… Kiến thức thông tin đa dạng, nhiều chiều sẽ giúp nhà nghiên cứu giải quyết đƣợc vấn đề nghiên cứu thông qua những chiến lƣợc tìm kiếm thông tin hợp lý, cách thức sử dụng các công cụ tìm kiếm thông tin một cách linh hoạt, các phương pháp thẩm định thông tin khách quan và khoa học, cũng nhƣ khả năng tổ chức thông tin chặt chẽ. Nguồn thông tin đầy đủ, đa chiều, và có chất lƣợng sẽ giúp nhà nghiên cứu đƣa ra những luận cứ khoa học có tính khách quan và khả thi rất cao. Khi mà luận chứng, luận cứ nghiên cứu chỉ dựa trên những dữ liệu phục vụ nghiên cứu không toàn diện và cập nhật, chắc chắn kết quả nghiên cứu sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Hình 5: So sánh hàm lượng thông tin quy hoạch và quản lý môi trường tại cổng thông tin Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Nông và tỉnh Phú Thọ

Thông tin không đầy đủ không chỉ gây khó khăn trong triển khai mà còn dẫn tới những quyết định phiến diện hoặc sai lệch trong nghiên cứu, ứng dụng về quy hoạch và quản lý môi trường với ảnh hưởng đến xã hội và các tài nguyên tự nhiên. Do đó, việc khai thác, thẩm định và tổng hợp thông tin đóng vai trò quyết định. Để đáp ứng đƣợc các nghiên cứu khoa học xã hội trên phương diện mối quan hệ giữa tài nguyên, môi trường và các ảnh hưởng xã hội, cộng đồng dân cư thì việc tiếp cận, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng nguồn tư liệu quy hoạch và quản lý môi trường ra hết sức quan trọng. Có thể khẳng định nguồn dữ liệu từ các thông tin khoa học đóng góp một vai trò lớn, từ đó vừa để nâng cao chất lƣợng hoạt động nghiên cứu khoa học, vừa là chất xúc tác để phát triển kiến thức thông tin trong đội ngũ những người làm công tác nghiên cứu khoa học. Nếu nhƣ nguồn tƣ liệu hỗ trợ nghiên cứu phong phú và đầy đủ, cán bộ nghiên cứu sẽ có điều kiện để triển khai các công trình có tính khả thi có xét đến mức độ ảnh hưởng từ phát triển kinh tế xã hội đến tổng thể các yếu tố tài nguyên, môi trường. Điều này cũng sẽ tác động rất tích cực đến thói quen sử dụng thông tin của các nhà nghiên cứu, đơn giản là vì có đƣợc nguồn thông tin cập nhật và thấy đƣợc lợi ích thiết thực từ việc sử dụng dữ liệu của phần mềm quy hoạch và quản lý môi trường.

Cán bộ nghiên cứu cũng cần đƣợc đào tạo hơn nữa về kỹ năng khai thác và tổ chức thông tin. Kỹ năng khai thác, thẩm định, và quản lý thông tin, dữ liệu đƣợc xem như là chìa khóa để bước vào nghiên cứu chuyên sâu. Không phải chỉ dừng lại ở việc thành thạo trong việc xác định nội dung và phạm vi nghiên cứu mà những kỹ năng nhƣ khai thác, thẩm định, và quản lý thông tin, dữ liệu cũng rất cần thiết. Nhƣng hiện nay,

114

cán bộ nghiên cứu ít có điều kiện để tiếp cận một cách có hệ thống và đầy đủ, đó cũng chính là lí do giải thích vì sao khả năng tích hợp và ứng dụng các nguồn dữ liệu từ các công cụ quản lý thông tin đối với nghiên cứu khoa học xã hội là không cao. Do đó, việc triển khai trang bị những kỹ năng khai thác, thẩm định, và quản lý thông tin cho cán bộ nghiên cứu là đặc biệt cần thiết.

ết luận

Kiến thức thông tin chính là chìa khóa để các nhà nghiên cứu tạo ra đƣợc các công trình có tính thực tiễn và ứng dụng cao. Người có kiến thức thông tin là người có khả năng tiếp cận và áp dụng tri thức một cách tích cực, chủ động, hiệu quả trong từng phạm vi hoạt động cụ thể của mình. Họ nắm được phương thức tổ chức tri thức, tìm kiếm thông tin và sử dụng thông tin bởi lẽ họ luôn tìm đƣợc thông tin cần thiết cho bất kỳ nhiệm vụ hoặc quyết định nghiên cứu nào một cách chủ động. Làm thế nào để tìm đúng, tìm đủ những thông tin cần, đồng thời sử dụng chúng một cách hiệu quả là công việc tiên quyết mà một cán bộ nghiên cứu cần có. Những cán bộ nghiên cứu khoa học đƣợc trang bị các kiến thức và kỹ năng liên quan đến việc khai thác và sử dụng thông tin có hệ thống sẽ phần nào hỗ trợ đắc lực trong công tác triển khai đến từng luận điểm, luận chứng.

TÀI IỆU TH M HẢO

1. Bộ phần mềm Vilis 2.0, http://www.gdla.gov.vn/index.php/download/Bo-phan- mem-Vilis-2-0/Bo-phan-mem-Vilis-2-0.html;

2. Sử dụng phần mềm viễn thám trong quản lý tổng hợp tài nguyên, http://tnmttuyenquang. gov.vn/index.php?language=vi&nv=news&op=Tai-nguyen- nuoc/Su-dung-phan-mem-vien-tham-trong-quan-ly-tong-hop-tai-nguyen-nuoc-va-ho- chua-15024;

3. Ứng dụng CNTT trong quản lý các lĩnh vực thuộc tài nguyên và môi trường, http://vea.gov.vn/vn/khoahoccongnghe/tintucKHCN/Pages/%E1%BB%A8ng-

d%E1%BB%An g-CNTT-trong-qu%E1%BA%A3n-l%C3%BD-c%C3%A1c-

l%C4%A9nh-v%E1%BB%B1c-thu%E1%BB%99c-t%C3%A0i-nguy%C3%AAn- v%C3%A0-m%C3%B4i-tr%C6%B0%E1% BB%9Dng.aspx;

4. Vai trò của thông tin khoa học đối với hoạt động nghiên cứu khoa học, http://vphat.ddns.net/thuvien/index.php?language=vi&nv=news&op=Nghien-cuu-khoa- hoc/Vai-tro-cua-thong-tin-khoa-hoc-doi-voi-hoat-dong-nghien-cuu-khoa-hoc-43

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong đội ngũ đoàn viên, thanh niên nghiên cứu khoa học xã hội (Trang 111 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)