Trong thời gian tới, để nâng cao chất lƣợng hoạt động NCKH, khắc phục những hạn chế nói trên và phát huy tiềm năng của đội ngũ giảng viên là đoàn viên, thanh niên ở các trường Chính trị, tác giả xin đưa ra một số giải pháp sau:
Thứ nhất, nâng cao nhận thức cho giảng viên trẻ là đoàn viên, thanh niên về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động NCKH.
Để thực hiện tốt giải pháp này cần:
Thông tin đầy đủ về các chủ trương, chính sách, quy định trong NCKH. Xác định rõ vị trí và vai trò của hoạt động NCKH đối với mục tiêu bồi dƣỡng, đào tạo giảng viên trẻ. Cần xác định hoạt động NCKH có vị trí quan trọng, có liên quan trực tiếp đến chất lƣợng giảng viên trẻ trong công tác giảng dạy. Vì vậy, giảng viên trẻ phải có nhiệm vụ NCKH và kết quả của NCKH phải đƣợc xem là một tiêu chí đánh giá về chất lƣợng chuyên môn của giảng viên, đánh giá bình xét, xếp loại cuối năm học.
Tăng cường giáo dục tư tưởng thông qua sinh hoạt đoàn thể, qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, các hội nghị, hội thảo. Qua đó, giảng viên trẻ nhận thức rõ vai trò quan trọng của hoạt động NCKH đối với việc trau dồi năng lực nghề nghiệp của mỗi người và đối với sự nghiệp của nhà trường. Đặc biệt, tổ chức áp dụng các kết quả NCKH vào giảng dạy và công tác để mọi người thấy rõ lợi ích của hoạt động NCKH.
Đa dạng hóa các hình thức sinh hoạt khoa học nhƣ: Mời các chuyên gia nói chuyện thời sự khoa học, tổ chức câu lạc bộ NCKH của giảng viên trẻ và sinh hoạt thường xuyên, đồng thời tạo điều kiện giúp đỡ cho các giảng viên trẻ tham gia cùng làm đề tài với những người có kinh nghiệm. Giảng viên ở các bộ môn khác nhau, các khoa khác nhau có thể cùng nhau nghiên cứu các công trình khoa học và các vấn đề liên quan. Xây dựng môi trường lao động mô phạm trong sáng, tạo không khí cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy hoạt động NCKH phát triển thành phong trào thường xuyên, đẩy mạnh NCKH trong đội ngũ giảng viên là đoàn viên, thanh niên.
Cán bộ quản lý, cấp ủy Đảng, chính quyền cần chú trọng gắn kết quả thực hiện nhiệm vụ NCKH của giảng viên trẻ với công tác bố trí, sử dụng cán bộ. Cụ thể, nên có chính sách ƣu tiên trong quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ đối với giảng viên trẻ có thành tích xuất sắc trong công tác NCKH; trong tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm lại cần có tiêu chí
76
về đề tài NCKH. Đồng thời, phải là người tiên phong, mẫu mực nhận thức và thực hiện nhiệm vụ NCKH trong lời nói cũng nhƣ việc làm, để giảng viên trẻ học tập và làm theo.
Thứ hai, xây dựng cơ chế hoạt động và cơ chế tài chính hợp lý, cơ chế khen thưởng, kỷ luật hợp lý tạo động lực thúc đẩy công tác NCKH.
Để đảm bảo nguồn tài chính phục vụ các hoạt động NCKH của nhà trường, bên cạnh nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, cần thu hút các nguồn vốn từ các sở, ban ngành, các địa phương. Muốn vậy nhà trường cần thực hiện tốt các nội dung sau:
Hàng năm, nhà trường giao Phòng Nghiên cứu khoa học - Thông tin - Tư liệu đầu tƣ nghiên cứu, thăm dò và mạnh dạn chủ động tham gia đề xuất các nhiệm vụ khoa học phù hợp với năng lực của Trường. Đồng thời, xây dựng các đề cương chi tiết cho các nhiệm vụ khoa học đã đƣợc tỉnh phê duyệt, tuyển chọn giảng viên có kinh nghiệm NCKH ở các Khoa, Phòng để chủ trì thực hiện các đề tài, trong đó ƣu tiên giảng viên trẻ cùng tham gia.
Xây dựng kế hoạch tài chính cho NCKH cụ thể cho từng năm gắn với từng nhiệm vụ khoa học cụ thể.
Lựa chọn các đối tác là các sở, ban ngành, các địa phương liên kết thực hiện NCKH để đảm bảo nguồn kinh phí.
Nhà trường cần xây dựng cơ chế khen thưởng, kỷ luật hợp lý trong NCKH. Đây là việc làm cần thiết để tăng thêm động lực, kích thích hứng thú hoạt động NCKH, nhất là giảng viên trẻ, góp phần nâng cao chất lƣợng của hoạt động NCKH và đảm bảo công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ, cụ thể: Hàng năm, trong tổng kết hoạt động NCKH của cán bộ, giảng viên, nêu gương những cá nhân và đơn vị có thành tích xuất sắc trong hoạt động NCKH, thực hiện khen thưởng bằng tinh thần và vật chất cũng như kỷ luật đúng mức đối với những người và bộ phận không hoàn thành nhiệm vụ NCKH được giao. Nhà trường cần tăng cường công bố, ứng dụng kết quả, sản phẩm NCKH thông qua xuất bản nội san định kỳ hoặc trang thông tin điện tử để công bố tóm tắt các công trình và kết quả nghiên cứu, chú trọng đến các đối tƣợng trong phạm vi áp dụng của đề tài. Mặt khác, nhà trường cần có cơ chế để quy đổi giờ NCKH thành giờ giảng với một tỷ lệ nhất định, để động viên giảng viên NCKH.
Thứ ba, tận dụng đội ngũ giảng viên có trình độ và thâm niên công tác NCKH trong nhà trường để tổ chức các buổi bồi dưỡng chuyên đề cho giảng viên trẻ, chưa có kinh nghiệm NCKH để nâng cao năng lực.
Giảng viên trẻ chƣa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn cũng nhƣ kinh nghiệm NCKH.
Vì vậy, nhà trường cần phát huy vai trò gương mẫu của đội ngũ giảng viên chính có nhiều kinh nghiệm trong NCKH. Cụ thể, tổ chức cho giảng viên có nhiều kinh nghiệm NCKH báo cáo chuyên đề liên quan đến quy trình, cách thức thực hiện một đề tài khoa học, cách viết các bài báo khoa học. Đồng thời, có thể kết hợp với nhau trong thực hiện các đề tài khoa học, trong viết giáo trình… để giảng viên trẻ học tập kinh nghiệm. Bên cạnh đó, nhà trường cần có cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho giảng viên trẻ nâng cao trình độ chuyên môn; phối hợp với các học viện, trường đại học cụ thể để tổ chức bồi dƣỡng chuyên đề: “Phương pháp nghiên cứu khoa học” cho cán bộ, giảng viên. Mặt khác, nhà trường cần tạo điều kiện cho giảng viên trẻ có cơ hội tham gia các hội thảo
77
khoa học bên ngoài trường, đi học tập, giao lưu với các đơn vị bạn và các trường, các cơ sở đào tạo khác để học tập kinh nghiệm, nâng cao trình độ NCKH.
Thứ tư, nhằm tạo điều kiện cho công tác NCKH của giảng viên trẻ, nhà trường cần chú trọng phát triển thông tin thư viện, thường xuyên bổ sung tài liệu mới, các cơ sở dữ liệu chuyên ngành để đáp ứng nhu cầu thông tin của giảng viên và học viên dưới mọi hình thức: tài liệu dạng in, mạng thông tin, tóm tắt, thông báo nhanh… đảm bảo có đủ sách giáo trình, tạp chí các chuyên ngành… Muốn vậy, cần vận động giảng viên đóng góp tài liệu chuyên ngành vào tủ sách thƣ viện để các giảng viên trẻ và học viên có nguồn tài liệu tham khảo; các tiểu luận của học viên nộp 01 bản lưu tại thư viện làm tài liệu nghiên cứu.
Qua bài viết, tác giả đã làm rõ tình hình hoạt động NCKH của giảng viên trẻ là đoàn viên, thanh niên. Qua đó cho thấy giảng viên trẻ cần nhận thức đúng đắn về vai trò của hoạt động NCKH, chất lƣợng hoạt động NCKH cần đƣợc nâng cao, mang lại hiệu quả trong việc nâng cao năng lực nghiên cứu và giảng dạy của đội ngũ giảng viên trẻ, phục vụ cho công tác đào tạo của các trường Chính trị. Tuy nhiên, hiệu quả của hoạt động NCKH chưa tương xứng với tiềm năng hiện có của đội ngũ giảng viên ở các trường Chính trị. Trên cơ sở đó, tác giả đã chỉ ra một số nguyên nhân và biện pháp nhằm khắc phục những hạn chế để thúc đẩy và phát triển các hoạt động NCKH của giảng viên trẻ là đoàn viên, thanh niên ở các TCTtrong thời gian tới./.
TÀI IỆU TH M HẢO
1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 31-10-2012 Hội nghị Trung ƣơng 6 khóa XI của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phong Trung ƣơng Đảng - 2016.
3. Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và Công nghệ, Thông tƣ liên tịch Số: 55/2015/TTLT- BTC-BKHCN ngày 22 tháng 4 năm 2015 Hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước.
4. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Quyết định số 1855/QĐ - HVCTQG ngày 12/4/2016 của Giám đốc Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh về ban hành bộ Quy chế quản lý đào tạo của TCTtỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
5. Vụ các Trường Chính trị, Báo cáo tổng kết năm học 2017 - 2018.
78
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ĐOÀN VI N, TH NH NI N NGHI N CỨU KHOA HỌC TẠI HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC II GI I ĐOẠN 2019 – 2022 Lê Vũ Xuân Uyên35 1. Đặt vấn đề
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, tiến tới nền công nghiệp của cuộc Cách mạng 4.0, yêu cầu khách quan luôn đòi hỏi nguồn nhân lực phải có trình độ chuyên môn cao. Muốn thực hiện thắng lợi phương hướng, chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển đồng bộ các mặt kinh tế - xã hội, xây dựng hệ thống tổ chức bộ máy, hoàn thiện cơ chế chính sách… thì không thể thiếu nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học.
Đoàn viên, thanh niên cả nước nói chung và đoàn viên, thanh niên Học viện Chính trị khu vực II nói riêng là lực lƣợng xã hội to lớn, là nguồn lực mạnh mẽ trong hoạt động nghiên cứu khoa học - công nghệ, thúc đẩy sự phát triển xã hội hiện tại và là người chủ tương lai của đất nước.
Nghiên cứu khoa học là hoạt động thường xuyên, là yêu cầu, nhiệm vụ quan trọng và cần thiết trong công tác giáo dục, đào tạo của Học viện Chính trị khu vực II. Hoạt động nghiên cứu khoa học mang lại những ý nghĩa thiết thực đối với mỗi cá nhân đoàn viên, thanh niên tại Học viện, là một trong những hoạt động trí tuệ giúp đoàn viên, thanh niên vận dụng phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu khoa học trong thực tiễn công việc. Hoạt động nghiên cứu khoa học của Học viện Chính trị khu vực II đã bước sang chặng đường 25 năm (1993 – 2018) với nhiều thành tựu đáng kể. Có thể nói, nghiên cứu khoa học đƣợc xác định có tầm quan trọng ngang với giáo dục - đào tạo. Trong xu thế thế giới bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng 4.0), nhu cầu phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học tại Học viện Chính trị khu vực II ngày càng tăng, song nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học lại hạn chế.
Trong phạm vi bài viết này, tác giả trình bày một số thành tựu và hạn chế trong hoạt động nghiên cứu khoa học của Học viện Chính trị khu vực II, đồng thời phân tích nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực đoàn viên, thanh niên nghiên cứu khoa học tại Học viện trong giai đoạn 2019 - 2022.
Bài viết đề cập một số thành tựu và hạn chế trong hoạt động nghiên cứu khoa học của Học viện, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực đoàn viên, thanh niên nghiên cứu khoa học xã hội tại Học viện trong giai đoạn 2019 – 2022.
2. Thực trạng nghiên cứu khoa học và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực đoàn viên thanh niên tại Học viện Chính trị khu vực II
Thuật ngữ “nhân lực” và thuật ngữ “nghiên cứu khoa học” đƣợc định nghĩa theo nhiều khía cạnh khác nhau, song có thể hiểu:
Nhân lực là lực lƣợng lao động đƣợc huy động và sử dụng có mục đích, đáp ứng được yêu cầu cho sự phát triển kinh tế xã hội ở cấp quốc gia, ngành, địa phương hoặc tại mỗi cơ quan, đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Nghiên cứu khoa học là một hoạt động tìm kiếm, xem xét, điều tra hoặc thử nghiệm dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức,… bằng những cách thức, biện pháp nhất định
35 Học viện Chính trị khu vực II
79
nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, thực tiễn đặt ra, qua đó cung cấp những luận cứ chính xác chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động thực tiễn của con người đạt kết quả cao nhất.
Nghiên cứu khoa học của đoàn viên, thanh niên tại Học viện Chính trị khu vực II là hoạt động có kế hoạch, có mục đích, có tổ chức của tập thể hay cá nhân nhằm tìm tòi, phát hiện, lĩnh hội tri thức mới, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, thực tiễn đặt ra trong quá trình công tác; từng bước rèn luyện phương pháp, kỹ năng, năng lực tư duy, sáng tạo; góp phần hình thành, phát triển thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cộng sản, củng cố lòng tin vững chắc vào sự lãnh đạo của Đảng, mục tiêu, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực, trình độ chuyên môn;
bồi dƣỡng tình cảm nghề nghiệp, tự giác, tích cực, chủ động trong nghiên cứu, mang lại những thành tựu khoa học cho Học viện và cho chính bản thân.
Trong những năm gần đây, hoạt động nghiên cứu khoa học của Học viện Chính trị khu vực II có sự chuyển biến tiến bộ nhất định, gắn liền và song song với công tác giảng dạy, các giảng viên, nghiên cứu viên của Học viện luôn làm tốt công tác nghiên cứu khoa học, góp phần quan trọng cho Học viện hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của mình. Có thể nêu một số thành tựu trong hoạt động nghiên cứu khoa học tại Học viện Chính trị khu vực II nhƣ sau:
Theo báo cáo sơ kết 06 tháng đầu năm 2018, Học viện II đang triển khai thực hiện: 02 đề tài nhà nước, 04 đề tài, dự án cấp Bộ, 03 đề tài liên kết địa phương, 21 đề tài cấp cơ sở. Các đề tài nghiên cứu bảo đảm đúng định hướng, mục tiêu, yêu cầu; chất lƣợng đề tài đƣợc nâng cao, có tính ứng dụng vào giảng dạy, góp phần nâng cao trình độ nghiên cứu của giảng viên, khẳng định vai trò vị thế của Học viện trong khu vực. Các đề tài cấp cơ sở phong phú, đa dạng, sát hợp với yêu cầu chuyên môn của các khoa, sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng và có tác dụng trực tiếp trong công tác giảng dạy. Học viện II đã phối hợp với Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức hội thảo khoa học cấp bộ
“Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các tỉnh Đông Nam Bộ trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0” vào tháng 01/2018; triển khai nghiêm túc, khẩn trương 03 đề tài liên kết địa phương tại tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Lâm Đồng. Ngoài ra, Học viện đã chủ động tham gia viết bài và tham dự các hội thảo tại các địa phương, cơ quan, đơn vị khác như: Hội thảo “Vận dụng tư tưởng của Các Mác về vai trò cách mạng công nghiệp trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0” (do Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai phối hợp với Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên tổ chức); Hội thảo “Kỷ niệm 200 năm ngày sinh Các Mác (05/5/1818 - 05/5/2018)” do Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức…
Đầu năm 2018, Học viện II đã tổ chức thành công 2 hội thảo khoa học, cụ thể là:
Hội thảo cấp bộ “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các tỉnh Đông Nam bộ trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0”, tổ chức tháng 01/2018 tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Hội thảo cấp cơ sở “170 năm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848 - 2018) - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại”, tổ chức tháng 4/201836.
Nhìn chung, các đề tài, công trình, hội thảo nghiên cứu khoa học của Học viện Chính trị khu vực II đạt kết quả cao, đảm bảo chất lƣợng năng lực nghiên cứu. Tuy
36 Báo cáo kết quả công tác 06 tháng đầu năm 2018 và phương hướng, nhiệm vụ 06 tháng cuối năm 2018, Học viện Chính trị khu vực II.