Một số giải pháp

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong đội ngũ đoàn viên, thanh niên nghiên cứu khoa học xã hội (Trang 141 - 145)

5.1. Các giải pháp thực hiện đối với đoàn viên, sinh viên

Giải pháp nâng cao kiến thức chuyên môn và khả năng ứng dụng vào thực tiễn - Xác định PP học tập thích hợp riêng cho mỗi ĐV, SV là một vấn đề cần quan tâm. Để nắm vững kiến thức cơ bản, đòi hỏi ĐV, SV phải có tinh thần cầu tiến, ham học hỏi, nỗ lực từ chính bản thân vì đó là nhân tố trung tâm của quá trình dạy và học; phải nâng cao tính tự giác của bản thân, thấy đƣợc vai trò của thế hệ trẻ trong việc chung tay góp sức xây dựng một Việt Nam giàu mạnh.

- Tăng cường việc tổ chức các lớp học, những lớp học trang bị KNM cần thiết cho ĐV, SV thông qua việc lồng ghép giảng dạy KNM vào trong quá trình học bằng cách mời các báo cáo viên từ Nhà văn hóa thanh niên, Nhà văn hóa sinh viên, Trung tâm hỗ trợ SV… về giảng dạy, tập huấn cho ĐV, SV về KN giao tiếp, tƣ duy sáng tạo, làm việc nhóm, thuyết trình - phản biện,… với quy mô tập trung và chương trình bài bản hơn để đem lại hiệu quả và khả năng ứng dụng tốt, tạo đƣợc KN thành thục trong ĐV, SV.

- Tăng cường việc tổ chức những hoạt động rèn luyện sức khỏe cho GVvà SV cả về thể chất cũng như tinh thần một cách thường xuyên.

- Tổ chức các hội thảo, các lớp học môn năng khiếu, đẩy mạnh hoạt động thể dục, thể thao phát triển đều trong ĐV, SV.

140

Đoàn - Hội phối hợp với các đội nhóm, câu lạc bộ tổ chức những sân chơi bổ ích, hoạt động có ý nghĩa

- Các cuộc thi, lễ kỷ niệm, các chuyến tham quan di tích lịch sử, thăm bà mẹ Việt Nam anh hùng, cắm trại truyền thống, dã ngoại… góp phần giúp cho ĐV, SV trở nên năng động, đồng thời, tăng tinh thần đoàn kết, cộng đồng, phát huy, phát triển phẩm chất người ĐV, SV có đạo đức, tinh thần hợp tác, sẻ chia giữa những con người trí thức trẻ là tinh thần rất cần thiết cho một người trí thức, cho sự phát triển của Việt Nam trong tương lai.

- Phát triển mạnh các hoạt động cộng đồng đến từng chi Đoàn, chi Hội để phong trào trở nên rộng khắp và có ý nghĩa giáo dục tốt để khắc phục tình trạng “lười” tham gia các hoạt động ở một số bộ phận ĐV, SV. Đặc biệt là tổ chức chiến dịch Mùa hè xanh cho SV các khóa đƣợc dịp rèn luyện thêm vốn sống.

- Mở rộng giao lưu giữa các khóa, các ngành, tạo cơ hội giao tiếp, học hỏi cho ĐV, SV.

- Tổ chức các diễn đàn trao đổi về các vấn đề thời sự, kinh tế, học tập, nghiên cứu… giao lưu giữa các doanh nghiệp và tham quan tìm hiểu quy trình thực tế.

5.2. iải pháp đối với giảng viên

- Thực hiện tốt việc áp dụng những PP giảng dạy thích hợp. Vì PP giảng dạy khá đa dạng và mỗi PP đều có ƣu điểm riêng, cho nên việc lựa chọn PP nào để áp dụng không thể từ ý muốn chủ quan mà phải xem xét trong mối quan hệ giữa các nhiệm vụ, đặc điểm từng môn học; điều kiện thiết bị, cơ sở vật chất; khả năng truyền đạt của GV và khả năng trí tuệ, kiến thức của SV.

- Việc kết hợp nhiều PP giảng dạy và học nhƣng lấy SV làm trung tâm sẽ giúp SV, GV có thể tìm hiểu và trải nghiệm những PP khác nhau; làm cho việc học tập trở nên thú vị và mang lại hiệu quả cao hơn.

- Ƣu điểm của một số PP:

Tự học, tự nghiên cứu: Tạo cho SV có thể tự tìm tòi vấn đề, tự nghiên cứu, chủ động về thời gian; tạo khả năng làm việc độc lập; rèn luyện KN đọc hiểu và suy luận logic.

Thuyết trình và thảo luận: Tạo cho SV sự ham học hỏi, tạo điều kiện cho SV tích lũy kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau, vƣợt qua việc tự tìm hiểu tài liệu, tự nghiên cứu một vấn đề. Tạo kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng trình bày trước đám đông; được đưa ra, bảo vệ chính kiến của mình và phản biện những ý kiến khác để có thể mổ xẻ vấn đề và đi đến kết luận chung.

Học theo tình huống (case study): Bài học đƣợc vận dụng thông qua tình huống sẽ giúp nhớ sâu hơn vì SV có thể tiếp cận vấn đề nhanh, cụ thể hơn các PP khác, trực tiếp đối mặt với vấn đề rất rõ ràng, chi tiết và dễ dàng hình dung trong thực tiễn; học tập nghĩa là “học hiểu”. Đồng thời, kích thích óc sáng tạo, suy nghĩ để giải quyết vấn đề và kết quả là tƣ duy phát triển, nhạy bén hơn, tạo cho ĐV, SV năng động hơn, tăng khả năng thích nghi và phản ứng nhanh với thực tế sau này.

Ví dụ: Kết hợp thuyết trình, thảo luận với đọc chép tùy theo bài học, tính “mới”

của kiến thức do có một số vấn đề SV có thể tự học, nhƣng cũng có những vấn đề vƣợt quá khả năng của SV, đòi hỏi phải có giáo viên giảng khái quát và đặc biệt đi sâu vào

141

những vấn đề phức tạp. Giảng viên trên lớp giảng bài còn về nhà thì cho SV làm bài tập tình huống (case study), thầy lập dàn bài và đặt câu hỏi, SV trả lời và thảo luận, giúp cho cả hai cùng tham gia vào quá trình học…

- Các PP trên đều có những ƣu điểm riêng, cho nên sự kết hợp của nhiều PP sẽ tạo ra sự hoàn thiện trong cách dạy và PP học, từ đó hai phía có thể trải nghiệm, rút ra PP tốt nhất cho từng đối tƣợng cụ thể.

- Bồi dƣỡng và nâng cao kỹ năng sử dụng các trang thiết bị hiện đại cho giảng viên, tạo điều kiện cho việc đƣa chúng và quá trình giảng dạy một cách phổ biến hơn.

Yêu cầu đối với giải pháp này là đào tạo khả năng sử dụng các chương trình và các phần mềm máy tính có liên quan đến chuyên ngành giảng dạy.

- GVphải tích cực thâm nhập thực tế, đặc biệt là đối với những môn nghiệp vụ.

Bởi vì trong thực tế các quy trình nghiệp vụ thay đổi khá nhanh và nhiều thủ tục ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng mạng Internet… đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập WTO thì sự thay đổi ngày càng nhanh và mạnh hơn.

- Tiến hành bồi dƣỡng năng lực sƣ phạm và PP truyền đạt cho giảng viên. Bởi một lẽ tất nhiên, giảng viên ĐH, một mặt phải vững vàng về chuyên môn, mặt khác phải có khả năng truyền tải những kiến thức đó đến với SV một cách hiệu quả. Mời các chuyên gia trong lĩnh vực sư phạm về giảng dạy cách thức, PP truyền đạt sẽ giúp người GV đạt được hiệu quả cao hơn vì họ biết cách trình bày, thuyết phục, quan sát người học;

qua đó, giúp hoàn thiện hơn đội ngũ giảng viên.

- Nên có những buổi tham gia dự giờ đối với GV (thường kỳ hay bất thường) để tạo cho GV sự kích thích cải tiến, nâng cao PP giảng dạy.

- Khuyến khích GV phối hợp với nhau biên soạn giáo trình mới với tính cập nhật cao, ngắn gọn, súc tích, trình bày khoa học, đảm bảo cả hai phần:

Thứ nhất là phần cứng (tức là những kiến thức cơ bản), ít khi thay đổi.

Thứ hai là phần mềm, tức là hướng dẫn thực hiện những nghiệp vụ, PP, quá trình tác nghiệp… Phần này phải được cập nhật thường xuyên vì luôn thay đổi.

- Đưa GV đi đào tạo, giảng dạy ở nước ngoài hay các trung tâm đào tạo của các nước đặt trụ sở tại Việt Nam theo những chương trình hợp tác ngắn hạn hoặc dài hạn để tiếp cận trình độ quốc tế và tích lũy kinh nghiệm đào tạo. Ngoài ra, phải tổ chức, bồi dƣỡng nâng cao kiến thức chuyên môn của GV mới có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu học tập của ĐV, SV và yêu cầu của thực tiễn.

5.3. iải pháp đối với nhà trường

- Nhanh chóng đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường mới để có thể chủ động về cơ sở vật chất và phục vụ tốt nhất cho nhu cầu học tập, nghiên cứu và giảng dạy của GV và SV. Lưu ý là phải tham khảo những đóng góp ý kiến về nhu cầu của SV và GV như thế nào rồi xem xét tính khả thi và thực hiện.

- Tăng cường trang bị các công cụ giảng dạy và các công cụ truyền đạt hiện đại, màn hình chiếu và máy chiếu (project).

- Xây dựng chế độ trợ giảng cho GVnhằm giảm bớt áp lực công việc của giảng viên, để dành nhiều thời gian, sức lực cho nghiên cứu và giảng dạy, tạo điều kiện cho

142

GV linh hoạt hơn trong hoạt động đào tạo.

- Nhân rộng việc đào tạo ngoại ngữ ở các môn chuyên ngành, tạo điều kiện cho SV tiếp cận với kiến thức rộng lớn và được học tập trong môi trường ngoại ngữ, chuẩn bị cho việc hội nhập tốt hơn trong tương lai gần.

- Bổ sung nguồn sách, báo, tạp chí chuyên ngành trong thƣ viện, đặc biệt là cập nhật những chính sách, thông tư, quyết định mới của Nhà nước có liên quan đến các ngành nghề đào tạo. Thƣ viện nên phân công nhân sự tích cực cập nhật tài liệu kịp thời.

Các bộ môn nếu xét thấy tài liệu tham khảo là cần thiết đối với GV hay SV có thể đề xuất, bổ sung sớm nhất.

- Thiết lập thêm phòng máy vi tính nối mạng Internet để giúp cho việc tra cứu thông tin nhanh chóng, tiện lợi; phục vụ thực hành tin học, tiếng Anh,…

- Bộ phận thanh tra và Phòng Đào tạo cần phải thắt chặt vấn đề giám sát việc thực hiện quy chế đào tạo, xây dựng nề nếp kỷ cương học đường, đây là vấn đề cần phải làm thường xuyên, và nó hoàn toàn không có tính chất gò bó mà là một quá trình hình thành, phát triển hoàn thiện phẩm chất, tác phong của một người GV cũng như đoàn viên, SV.

- Tất cả các giải pháp trên nhằm hội đủ các điều kiện phát triển năng lực và trình độ ĐV, SV và GV với mục đích cuối cùng là nâng cao toàn diện chất lƣợng đào tạo cho ĐV, SV trên địa bàn TP.HCM./.

143

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT ƢỢNG Đ I NGŨ NGHI N CỨU KHOA HỌC XÃ H I TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

ThS. Nguyễn Thị Ngọc1. Đặt vấn đề

Khoa học xã hội (KHXH) bao gồm các môn khoa học nghiên cứu về các phương diện con người của thế giới, bao gồm các ngành cơ bản như: Nhân học, giáo dục, kinh tế học, tâm lý học, xã hội học, chính trị học, sử học, ngôn ngữ học. Trải qua các giai đoạn lịch sử, cùng với khoa học tự nhiên, KHXH có nhiều đóng góp to lớn làm thay đổi xã hội theo hướng tích cực. Các ngành KHXH là hy vọng tốt nhất để định hướng những nỗ lực của chúng ta hướng tới việc giải quyết những vấn đề nan giải nhất của con người như đói nghèo dai dẳng, bạo lực, nội chiến, biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên môi trường.

Vai trò của các cơ sở giáo dục Đại học trong nghiên cứu khoa học ngày càng lớn và đƣợc khẳng định thông qua nguồn nhân lực và các sản phẩm khoa học đƣợc công bố.

Báo cáo kết quả khảo sát hoạt động khoa học công nghệ tại 142 cơ sở giáo dục đại học giai đoạn 2011 - 2016 của một nhóm nghiên cứu độc lập cho thấy, khu vực các trường đại học đóng góp hơn 1/2 (50,08%) tổng số nhân lực khoa học và công nghệ của cả nước giai đoạn 2011 - 2015, tổng số sản phẩm khoa học và công nghệ của khối các trường đại chiếm hơn 2/3 trong cả nước59. Như vậy, có thể thấy các cơ sở giáo dục đại học đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển, nghiên cứu, ứng dụng cho nền khoa học công nghệ nước nhà cả về khoa học tự nhiên lẫn khoa học xã hội. Hiện nay, các cơ sở giáo dục đại học thực hiện đào tạo nhiều chuyên ngành, trong đó các ngành KHXH chiếm tỷ lệ tương đối lớn. Nâng cao chất lƣợng đội ngũ nghiên cứu KHXH tại các cơ sở giáo dục đại học sẽ góp phần cải thiện chất lƣợng hoạt động nghiên cứu khoa học xã hội, góp phần phân tích, định hướng, đưa ra các giải pháp khả thi giải quyết các vấn đề thực tiễn xã hội. Cải thiện chất lượng đội ngũ nghiên cứu khoa học cũng sẽ giúp các trường đại học nâng cao chất lƣợng giảng dạy và đào tạo, tạo ra các công trình nghiên cứu có uy tín, khẳng định thương hiệu và phục vụ tốt hơn cho mục tiêu xây dựng, phát triển xã hội.

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong đội ngũ đoàn viên, thanh niên nghiên cứu khoa học xã hội (Trang 141 - 145)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)