Giới trong đồng quản lý tài nguyên

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý khu bảo tồn thiên nhiên sông thanh tỉnh quảng nam (Trang 62 - 65)

- Đang xây dựng quy −ớc bảo vệ rừng và thành lập tổ tuần tra bảo vệ rừng.

4.5.4.Giới trong đồng quản lý tài nguyên

Trong nghiên cứu này không đặt vấn đề nghiên cứu sâu về giới, mà chỉ phân tích giới nam và nữ trong vấn đề quản lý tài nguyên.

Những chính sách và ch−ơng trình về giới ở n−ớc ta đã đem lại thành tựu to lớn về bình đẳng nam nữ. Tuy nhiên, ở những

vùng miền núi, do điều kiện kinh tế, xã hội ch−a phát triển cùng với những thành kiến về giới nên ng−ời phụ nữ vẫn còn chịu nhiều thiệt thòị Đây chính là những hạn chế trong việc phát huy vai trò của ng−ời phụ nữ trong các hoạt động quản lý và sử dụng tài nguyên.

Phân tích các công cụ điều tra có

lồng ghép vấn đề về giới cho thấy, phụ nữ có nhiểu thời gian tiếp cận với các nguồn tài nguyên thiên nhiên thông qua các hoạt động nh− canh tác n−ơng rãy, thu hái lâm sản phụ. Đàn ông tiếp cận với nguồn tài nguyên thông qua các hoạt động săn bắt, khai thác gỗ. Từ đó cho thấy phụ nữ hiểu biết hơn về sản xuất n−ơng rãy và các lâm sản phụ, còn đàn ông có hiểu biết hơn về các loài động vật và cây lấy gỗ.

Trong thực tế, những việc đàn ông thực hiện đều đòi hỏi có sức khoẻ, trong khi đó những việc phụ nữ làm lại tiêu tốn rất nhiều thời gian và đòi hỏi sự kiên trì, tỷ mỉ. Công việc của đàn ông chủ yếu theo mùa, phần lớn thời gian còn lại đ−ợc giành cho các cuộc gặp gỡ, hội họp. Ng−ợc lại, phụ công việc diễn ra hàng ngàỵ Ngoài những việc đồng áng thì từ sáng tới khuya, họ phải làm những công việc nh− lấy

Bảng 4-8: Giới tiếp cận với một số tài nguyên Tiếp cận tài nguyên Nữ Nam

Khai thác gỗ các loại 10% 90% Bẫy, bắt chim thú 0 100% Bắt cá 50% 50% Lấy mật ong 20% 80% Lấy lâm sản phụ khác 80% 20% Làm rãy 70% 30%

Bảng 4-9: Phân tích giới trong công việc Ai vất vả hơn Tần suất Tỷ lệ (%) Vợ 44 54,3 Chồng 15 18,5 Cả hai 22 27,2 Tổng 81 100,0

củi, rau, bắt cá, chăn nuôi, nấu ăn, chăm sóc con cái và gia đình. Rõ ràng phụ nữ có nhiều việc hơn, mất nhiều thời gian và vất vả hơn. Khi phân tích công việc của giới trong thảo luận nhóm và hộ gia đình, nhiều đàn ông cũng đã nhận thức đ−ợc điều nàỵ Kết quả thăm dò 81 câu hỏi thăm dò cho thấy 54,3 thừa nhận rằng phụ nữ vất vả hơn, 27,2% cho rằng cả vợ và chồng vất vả nh− nhau, chỉ có 18,5% cho rằng đàn ông vất vả hơn. Cũng trong những lần thảo luận và quan sát cho thấy trẻ em (d−ới 17 tuổi) tham gia rất nhiều công việc của gia đình, kể cả những việc nặng nhọc nh− phát, rọ rẫy, lấy củi… Trong số đó thì trẻ em gái mất nhiều thời gian cho công việc của mình và đ−ợc coi là đ−ợc việc hơn trẻ em traị Chính vì vậy, trẻ em gái ít có cơ hội đến tr−ờng ở những lớp từ trung học cơ sở trở lên.

Đối với ng−ời Cờ Tu truyền thống, phụ nữ là ng−ời trao đổi hàng hoá từ các sản phẩm của họ nh− thêu dệt và các sản phẩm nông nghiệp. Bởi vậy, quyền quản lý tài chính gia đình do ng−ời phụ nữ đảm nhiệm. Từ

khi các sản phẩm rừng trở thành hàng hoá, đàn ông thu đ−ợc nhiều tiền từ các sản phẩm của họ, nên vị trí quản lý tài chính đã thay đổi phần nàọ Tuy nhiên theo điều tra thì đàn ông ít có kỹ năng hơn trong quản lý tài chính. Họ th−ờng tiêu nhiều tiền vào những hoạt động nh− gặp gỡ uống r−ợu, đi chơi… Phụ nữ quản lý tiền chặt chẽ và th−ờng đầu t− hiệu quả hơn vào những việc tái sản xuất hoặc chăm sóc gia đình.

Tuy có nhiều hiểu biết về tài nguyên thiên nhiên, nh−ng ng−ời phụ nữ th−ờng ít đ−ợc tham gia bàn bạc và quyết định những việc lớn trong quản lý và sử dụng tài nguyên. Phụ nữ làm rẫy nhiều hơn, nh−ng đàn ông là ng−ời quyết định chọn nơi làm rãỵ Phụ nữ làm nhiều việc trong gia đình hơn, nh−ng đàn ông là ng−ời quyết định chọn nơi làm nhà và làm nhà nh− thế nàọ Kết quả nhóm thảo luận cho thấy khi đến những quyết định cuối cùng nh−:

Bảng 4-11: Giới trong quyền ra quyết định về quản lý tài nguyên Ai ra quyết định Tần suất Tỷ lệ (%) Vợ 10 12,3 Chồng 78 96,3 Cả hai 3 3,7 Tổng 81 100,0

Bảng 4-10: Phân tích giới trong quyền quản lý tài chính

Ai quản lý tài chính Tần suất Tỷ lệ (%) Vợ 62 76,5 Chồng 18 22,2 Cả hai 1 1,3 Tổng 81 100,0

vấn đề quy hoạch đất đai, phân chia vùng quản lý tài nguyên, tổ chức quản lý tài nguyên thì th−ờng đàn ông là những ng−ời quyết định. Chỉ đến khi thảo luận về vấn đề chia xẻ lợi ích thì mới thật sự tranh cãi quyết liệt giữa hai giớị Mỗi phía quan tâm đến lợi ích liên quan đễn lĩnh vực họ quan tâm, đến công việc của họ.

Kết quả phân tích về giới cho thấy, trong quản lý tài nguyên cần có cơ chế cụ thể quan tâm đến giớị Nh− vậy mới tạo cơ hội cho phụ nữ tham gia và phát huy đ−ợc vai trò của họ trong quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên với mục tiêu góp phần bình đẳng về giớị

Ch−ơng 5

Đề xuất một số nguyên tắc vμ giải pháp đồng quản lý khu BTTN Sông Thanh

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý khu bảo tồn thiên nhiên sông thanh tỉnh quảng nam (Trang 62 - 65)