Các yếu tố tác động tới ĐL làm việc của GV

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO GIẢNG VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI (Trang 36 - 40)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐL VÀ TẠO ĐL CHO NLĐ TRONG TỔ CHỨC

1.5. Các yếu tố tác động tới ĐL làm việc của GV

Sau khi nghiên cứu các học thuyết về tạo ĐL cho NLĐ và tham khảo các công trình nghiên cứu về tạo ĐL làm việc cho GV, ta có thể khái quát được 03 nhóm yếu tố có tác động tới ĐL của GV như sau:

1.5.1.Các yếu tố thuộc về cá nhân

Các yếu tố thuộc về bản thân GV ảnh hưởng đến ĐL làm việc của họ là:

1.5.1.1. Hệ thống nhu cầu

Bao gồm các nhu cầu về vật chất và nhu cầu về tinh thần của GV. Đây là hai nhu cầu chính và cũng là cơ sở để thực hiện tạo ĐL cho GV.

- Nhu cầu về vật chất: là những nhu cầu cơ bản nhất đảm bảo cuộc sống của mỗi con người như ăn, mặc, đi lại, chỗ ở…

- Nhu cầu về tinh thần: là những nhu cầu đòi hỏi con người đáp ứng được những điều kiện để tồn tại và phát triển về mặt trí lực. Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu về các giá trị tinh thần cũng nâng cao, bao gồm: Nhu cầu học tập để nâng

cao trình độ, Nhu cầu thẩm mỹ và giao tiếp xã hội, Nhu cầu công bằng xã hội, Nhu cầu thăng tiến.

1.5.1.2. Năng lực

Năng lực của GV là tất cả những kiến thức, kinh nghiệm mà GV đã đúc kết được trong suốt quá trinh học tập và lao động. Mỗi GV có năng lực khác nhau nên ĐL làm việc của họ cũng khác nhau. Khi họ có đầy đủ điều kiện để phát huy khả năng của mình thì ĐL làm việc sẽ tăng lên. Năng lực của GV càng cao thì ĐL làm việc của họ càng cao và ngược lại.

1.5.1.3. Tính cách cá nhân

Đây là yếu tố cá nhân bên trong của mỗi GV và được thể hiện qua quan điểm của họ trước một sự việc, sự kiện nào đó. Nếu GV thể hiện nhiều quan điểm tích cực đối với công việc thì ĐL làm việc của họ cũng được tăng cường và ngược lại.

1.5.1.4. Mục tiêu cá nhân

Bất kỳ một GV nào cũng đều có mục tiêu của cá nhân mình. Mục tiêu đó tạo cho họ ĐL để hành động nhằm đạt được mục tiêu. Bên cạnh đó, họ còn cần phải có trách nhiệm làm việc nhằm đạt được mục tiêu chung của Nhà trường. Nếu mục tiêu của GV và của Nhà trường có sự đồng thuận thì ĐL làm việc của GV sẽ càng cao và ngược lại.

1.5.1.5. Thái độ

Thái độ của GV là cách nhìn nhận của họ đối với công việc mà họ đang thực hiện. Qua cách nhìn nhận nó thể hiện đánh giá chủ quan của họ đối với công việc (yêu, ghét, thích, không thích, bằng lòng, không bằng lòng...). Yếu tố này chịu ảnh hưởng nhiều của quan niệm xã hội và tác động của bạn bè... Nếu như GV có thái độ tích cực đối với công việc thì ĐL làm việc của họ sẽ được tăng cường và ngược lại.

1.5.1.6. Thâm niên, kinh nghiệm công tác

Đây là yếu tố luôn được tính đến khi trả công lao động cho GV. Một GV thâm niên lâu năm trong nghề luôn có mong muốn nhận được lương cao hơn. Còn khi họ có kinh nghiệm công tác thì họ cũng đòi hỏi mức tiền lương trả cho họ phải tương xứng với kinh nghiệm mà họ có. Với yếu tố này, khi GV đạt được nhu cầu tương

xứng với thâm niên, kinh nghiệm công tác của mình thì ĐL làm việc của họ sẽ tăng lên và ngược lại.

1.5.2.Các yếu tố thuộc về môi trường làm việc của GV

Các yếu tố thuộc về môi trường làm việc có thể tác động đến ĐL làm việc của GV là:

1.5.2.1. Văn hóa tổ chức

Văn hóa tổ chức được tạo ra từ tổng thể mục tiêu, chính sách quản lý, mối quan hệ đồng nghiệp, bầu không khí làm việc, phong cách làm việc, những biểu tượng vật chất và tinh thần của tổ chức, tạo nên bản sắc riêng của tổ chức đó. Một cơ sở giáo dục có văn hóa tổ chức mạnh sẽ giúp cho GV gắn bó với nhau hơn, hiểu nhau hơn, tạo ra tinh thần làm việc tự giác, tăng cường sự phối hợp giữa các cá nhân nhằm đạt mục tiêu chung của Nhà trường, từ đó ĐL làm việc của GV cũng được tăng cường.

1.5.2.2. Các chính sách về nhân sự

Các chính sách về nhân sự của Nhà trường có thể kể đến như: Chính sách tuyển dụng, thuyên chuyển, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật... Đây là những chính sách Nhà trường đặt ra nhằm đáp ứng lại các nhu cầu mục tiêu cá nhân của NLĐ. Mà nhu cầu là nhân tố bên trong quan trọng nhất thúc đẩy NLĐ làm việc. Nếu việc thực thi chính sách này bảo thoả mãn tối đa nhu cầu của GV trong phạm vi nguồn lực cho phép của tổ chức thì tạo ĐL làm việc hiệu quả.

1.5.2.3. Điều kiện và chế độ thời gian lao động

Đây là yếu tố có ảnh hưởng không nhỏ tới ĐL làm việc của GV. Khi điều kiện lao động thuận lợi, môi trường làm việc đảm bảo an toàn thì GV sẽ yêu thích công việc hơn, làm việc tốt hơn và ĐL làm việc của họ sẽ cao hơn.

1.5.2.4. Kỷ luật lao động

Là những tiêu chuẩn quy định những hành vi cá nhân của NLĐ mà tổ chức xây dựng nên, dựa trên cơ sở pháp lý hiện hành và các chuẩn mực đạo đức xã hội. Một hệ thống kỷ luật lao động công bằng và hợp lý sẽ giúp NLĐ yên tâm thực hiện nhiệm vụ của mình và ĐL làm việc của họ khi đó cũng tốt hơn.

1.5.3.Các yếu tố thuộc về công việc

Các yếu tố thuộc về công việc tác động đến ĐL làm việc của GV có thể kể đến là:

1.5.3.1. Sự phù hợp của công việc với trình độ chuyên môn

Nếu công việc phù hợp với trình độ, chuyên môn của GV thì GV sẽ có khả năng phát huy năng lực và sở trường của mình và yêu thích công việc của mình hơn, từ đó tạo ĐL làm việc cao hơn cho GV. Ngược lại, nếu cảm thấy công việc đảm nhận không phù hợp, GV sẽ cảm thấy chán nản, không còn ĐL để làm việc.

1.5.3.2. Mức độ phức tạp của công việc

Một công việc quá khó khăn phức tạp ngoài khả năng của họ sẽ khiến cho GV cảm thấy bị áp lực và căng thẳng, từ đó gây ra sự mệt mỏi chán nản, giảm ĐL làm việc. Ngược lại, nếu công việc quá dễ dàng được trao cho một GV giỏi lại tạo cho họ cảm giác nhàm chán, lãng phí tài năng. Với yếu tố này, sự tăng hay giảm mức độ đều có thể làm giảm ĐL của GV nếu không xem xét đến sự tương quan với yếu tố năng lực của GV.

1.5.3.3. Tính hấp dẫn của công việc

Đặc thù công việc của GV là giảng dạy và NCKH. Một khi GV còn cảm thấy công việc của mình có sức hấp dẫn (sức hấp dẫn từ việc tiếp thu các tri thức mới và truyền đạt tri thức đó cho người học) thì họ sẽ có ĐL để làm việc say mê.

1.5.3.4. Tính ổn định và mức độ tự chủ của công việc

Nếu công việc có tính ổn định và mức độ tự chủ cao sẽ khiến GV yên tâm công tác và sẽ phát huy hết khả năng làm việc của mình, khi đó ĐL làm việc sẽ tăng lên.

1.5.3.5. Cách thức đánh giá kết quả làm việc

Đây là hoạt động đánh giá kết quả làm việc mà GV đã thực hiện để xét các mức khen thưởng hoặc kỷ luật đồng thời qua kết quả đánh giá cũng là cơ sở để xem xét năng lực, thành tích và triển vọng GV, từ đó đưa ra các quyết định nhân sự có liên quan. Cách thức đánh giá kết quả làm việc rõ ràng, công bằng, khách quan sẽ khiến GV cảm thấy hài lòng với những giá trị lao động của bản thân được Nhà trường ghi nhận, từ đó có tác động kích thích, động viên tinh thần làm việc và cống hiến của họ, tạo ĐL làm việc cao cho họ. Nếu ngược lại thì sẽ gây tâm lý bất mãn,

không muốn làm việc của GV vì họ biết chắc những việc họ làm không được ghi nhận một cách xứng đáng.

1.5.3.6. Được đào tạo, nâng cao trình độ

Một công việc nếu mang lại cho GV cơ hội được đào tạo, nâng cao trình độ bản thân sẽ khiến họ có ĐL làm việc nhiều hơn. Họ sẽ có ý thức học tập nâng cao trình độ vừa để đạt mục tiêu của bản thân và cũng để phục vụ cho mục tiêu chung của Nhà trường.

Như vậy, ta có thể khái quát về các yếu tố tác động đến ĐL làm việc của GV như sau:

Bảng 1.2: Bảng tổng hợp các yếu tố tác động đến ĐL làm việc của GV

STT Nhóm yếu tố Tên yếu tố

1 Các yếu tố thuộc về cá nhân

Nhu cầu của GV Năng lực của GV Kinh nghiệm của GV Tính cách của GV

Mục tiêu làm việc của GV Thái độ của GV

2 Các yếu tố thuộc về công việc

Sự phù hợp của công việc với trình độ chuyên môn Mức độ phức tạp của công việc

Tính hấp dẫn của công việc Được đào tạo và nâng cao trình độ Ổn định và mức độ tự chủ của công việc Cách thức đánh giá kết quả làm việc

3 Các yếu tố thuộc về môi trường làm việc

Văn hóa tổ chức

Các chính sách về nhân sự Kỷ luật lao động

Điều kiện và chế độ thời gian lao động (Nguồn: tác giả tổng hợp)

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO GIẢNG VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)