Kinh nghiệm tạo ĐL cho GV tại các trường đại học trong nước và nước ngoài

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO GIẢNG VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI (Trang 89 - 92)

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TẠO ĐL LÀM VIỆC CHO GV TRƯỜNG ĐHNVHN

3.1. Kinh nghiệm tạo ĐL cho GV tại các trường đại học trong nước và nước ngoài

Trước khi đưa ra những giải pháp tạo ĐL làm việc cho GV Trường ĐHNVHN, tác giả đã nghiên cứu và tham khảo kinh nghiệm về tạo ĐL cho GV tại một số trường đại học trong nước và nước ngoài từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Trường ĐHNVHN trong công tác tạo ĐL làm việc cho GV.

3.1.1.Kinh nghiệm về tạo ĐL làm việc cho GV tại Trường Đại học FPT Tại trường Đại học FPT, khi tuyển dụng GV đã có chính sách đặc biệt ưu tiên cho GV trẻ. Họ đánh giá kinh nghiệm làm việc trong doanh nghiệp công nghệ thông tin của GV cao không kém giá trị của bằng cấp, GV có kinh nghiệm làm phần mềm 5 năm được tính tương đương tiến sỹ, kinh nghiệm 3 năm tính tương đương thạc sỹ để hưởng các chính sách đãi ngộ.

Ngoài mức lương trả cho GV theo quy định của Nhà nước, Nhà trường còn chi trả thêm các khoản phụ cấp khác để GV có thể đảm bảo cuộc sống của mình và yên tâm công tác. Mức thu nhập tối thiểu hàng tháng với GV là cử nhân mới tốt nghiệp là 5 triệu đồng, còn với người có bằng trên đại học ít nhất là 7-10 triệu/tháng - kể cả trong thời gian chưa đứng lớp. Thu nhập thực tế tính theo giờ giảng của GV nói chung đều cao hơn mức tối thiểu, số GV có thu nhập trên 15 triệu/tháng không ít. Trường còn hỗ trợ để mỗi GV đều có laptop cá nhân để dùng trong công việc giảng dạy.

Như vậy có thể thấy rằng Trường Đại học FPT là trường đại học các chính sách tạo ĐL ưu tiên cho đội ngũ GV trẻ.

3.1.2.Kinh nghiệm tạo ĐL làm việc cho GV tại Trường Đại học Đà Nẵng Khác với Trường Đại học FPT, Trường Đại học Đà Nẵng tạo ĐL cho GV chủ yếu thông qua chính sách đào tạo, phát triển GV. Đại học Đà Nẵng tăng cường bồi dưỡng phương pháp dạy - học đại học, đào tạo ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh cho GV, nhất là GV trẻ. Xây dựng “Quỹ hỗ trợ cán bộ trẻ” nhằm hỗ trợ một phần cho cán bộ trẻ nâng cao năng lực chuyên môn, ngoại ngữ, tin học... Đại

học Đà Nẵng mời GV tình nguyện từ các nước Anh, Mỹ, Úc, Nhật... đến làm việc tại các trường, giúp GV nâng cao trình độ ngoại ngữ. Trong giai đoạn 2010 - 2012, Đại học Đà Nẵng đã làm thủ tục cử 1184 lượt cán bộ đi nước ngoài (trong đó có 275 cán bộ đi đào tạo dài hạn, 909 cán bộ đi công tác và thực tập ngắn hạn) và cử 107 cán bộ đi đào tạo trong nước. Ngoài ra, Đại học Đà Nẵng xúc tiến hỗ trợ các thủ tục hưởng ưu đãi đối với các cán bộ giỏi, tốt nghiệp ở nước ngoài về như được mua đất giá ưu đãi hoặc thuê chung cư, căn hộ của thành phố.

3.1.3.Kinh nghiệm tạo ĐL cho GV tại một số trường đại học ở Mỹ

Tại Hoa Kỳ, giáo sư hay những GV ở cấp đại học là nghề nghiệp có mức lương cao và được tôn trọng hàng đầu trong giới hàn lâm, tri thức. Ở Mỹ, những người có bằng tiến sỹ, tham gia giảng dạy lâu năm thường chiếm hàng ngũ các giáo sư, phó giáo sư, hoặc giáo sư cao cấp. Nghiên cứu và giáo dục là một trong những nhiệm vụ chính của các giáo sư với thời gian dành cho nghiên cứu hoặc giảng dạy.

Đối với các GV đại học, xuất bản các bài viết trên báo, tạp chí hay sách là điều kiện cần thiết để thăng tiến trong nghề nghiệp. Theo số liệu do Cục thống kê lao động Mỹ công bố, Giáo sư đại học là một trong những nghề có thu nhập cao, khả năng thăng tiến nhanh nhất tại Mỹ với mức tăng khoảng 524.000 vị trí từ năm 2004 đến năm 2014.

Các trường đại học và cao đẳng tư thục trả lương GV cao hơn so với các trường công. Vậy thu nhập của GV so với thu nhập của những người làm trong các ngành khác thì sao? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta có thể xem các số liệu do Cục thống kê lao động Mỹ công bố.

Tại Mỹ, thu nhập của GV đại học dao động ở mức 110.000 USD/năm, tùy theo từng chuyên ngành, tương đương với thu nhập của các nhân viên làm việc trong lĩnh vực kinh doanh và tài chính. Tuy vậy, những Giáo sư cao cấp, làm việc tại Viện Hàn lâm hay các trường đại học danh tiếng như Đại học Havard, Đại học Yale, Đại học Cambrige, Đại học Chicago có thu nhập rất cao, ở mức trên 300.000 USD/năm. Đó là chưa kể đến sự trọng vọng của xã hội đặc biệt là của

giới tri thức với những người tài năng, có trình độ cao luôn được đặt lên hàng đầu.

Rất nhiều những tổ chức đào tạo nhân tài, quy tụ thần đồng hay những câu lạc bộ dành cho những người có chỉ số thông minh (IQ) cao nhất thế giới được mở ra tại Mỹ. Họ được nhà nước bao cấp toàn bộ và được hưởng chế độ đãi ngộ đặc biệt để tạo điều kiện cũng như môi trường thuận lợi cho nhân tài phát huy hết khả năng của mình.

Đại học Stanford, Drexel…ở Mĩ có các chính sách cho đội ngũ nghiên cứu viên làm việc toàn phần và theo chế độ cộng tác trong đó họ được quyền hưởng tất cả các lợi ích mà trường dành cho đội ngũ GV và nghiên cứu của mình: bao gồm các chính sách dựa trên các chức danh như nghiên cứu viên, nghiên cứu viên chính và trợ lí nghiên cứu.

3.1.4.Bài học kinh nghiệm về tạo ĐL cho GV của Trường ĐHNVHN

Qua các hoạt động tạo ĐL cho NLĐ tại các doanh nghiệp, cơ sở giáo dục đại học trong và ngoài nước, ta có thể rút ra bài học kinh nghiệm về việc tạo ĐL cho GV của Trường ĐHNVHN như sau:

Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động tạo ĐL làm việc cho GV trong việc nâng cao hiệu quả làm việc của GV cũng như chất lượng giáo dục đào tạo của Nhà trường.

Tạo điều kiện tối đa cho NLĐ phát huy tính chủ động và sáng tạo. Song song với đó là định hướng cho NLĐ làm việc theo mục tiêu gắn với mục tiêu chiến lược của Nhà trường. Ban Giám hiệu nhà trường cần tạo điều kiện, hỗ trợ cho GV có cơ hội được tích lũy thật nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và học tập.

Luôn ghi nhận và đánh giá những đóng góp của NLĐ bằng nhiều hình thức để họ thấy vai trò của họ được tổ chức tôn vinh và nhìn nhận một cách khách quan và công bằng.

Áp dụng các biện pháp tài chính và phi tài chính một cách linh hoạt, tác động trực tiếp đến tâm lý của NLĐ một cách hiệu quả nhằm tạo ấn tượng tốt về tổ chức đối với NLĐ.

Coi trọng xây dựng văn hóa doanh nghiệp riêng cho nhà trường: tổ chức các hoạt động ngoại khóa, giao lưu giữa các GV trong nhà trường, các chương trình kỷ niệm mang dấu ấn riêng của nhà trường.

Xây dựng thang, bảng lương, quy chế lương thưởng phù hợp nhằm đảm bảo mức thu nhập xứng đáng với năng lực của NLĐ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để họ có mức thu nhập ổn định.

Tạo ra những cách thức tạo ĐL đột phá, mới mẻ, hấp dẫn cho NLĐ để họ hào hứng và phấn khởi trong lao động. Xây dựng thêm nhiều chính sách mới:

thưởng hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc, thưởng sáng kiến trong giảng dạy, tăng tiền đứng giờ dạy …

Thực hiện các biện pháp tạo ĐL một cách công bằng, khách quan và công khai, phổ biến cụ thể đến từng NLĐ. Cần linh hoạt trong việc xây dựng cơ chế đãi ngộ, chiêu mộ nhân tài, áp dụng được các biện pháp có nhiều điểm nhấn khác biệt trong việc sử dụng các công cụ tạo ĐL. Đồng thời, NLĐ cùng với nhà trường xây dựng các chính sách hợp lý và cùng giám sát quá trình thực hiện.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO GIẢNG VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)