Các căn cứ đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO GIẢNG VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI (Trang 92 - 96)

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TẠO ĐL LÀM VIỆC CHO GV TRƯỜNG ĐHNVHN

3.2. Các căn cứ đề xuất giải pháp

3.2.1.Mục tiêu chiến lược của Trường ĐHNVHN

Đề án chiến lược phát triển Trường ĐHNVHN giai đoạn 2019-2025 và tầm nhìn đến năm 2035 đã xác định các mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể cho giai đoạn 2019-2025 và tầm nhìn đến 2035 của Nhà trường như sau:

3.2.1.1. Mục tiêu chung

Trường ĐHNVHN là cơ sở đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đại học, sau đại học theo định hướng ứng dụng trong lĩnh vực công tác nội vụ và các ngành nghề khác; NCKH, chuyển giao công nghệ; hợp tác quốc tế; dịch vụ công phục vụ ngành Nội vụ, nền công vụ và yêu cầu của xã hội; phát triển đội ngũ nhà giáo, quy mô đào tạo, cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân và hội nhập quốc tế; góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục đại học Việt Nam.

3.2.1.2. Mục tiêu cụ thể

- Đào tạo người học trình độ đại học, sau đại học có phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc. Quy mô đào tạo của Trường sẽ đạt trên 21.000 người học vào năm 2035, trong đó cơ sở chính tại Hà Nội trên 13.000 người, Phân hiệu tại Quảng Nam trên 3.000 người, Phân hiệu tại Thành phố Hồ Chí Minh trên 4.000 người.

- Xây dựng và phát triển các ngành học mới thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ và các ngành học đáp ứng nhu cầu xã hội. Mở rộng ngành, chuyên ngành đào tạo đáp ứng yêu cầu từ năm 2018 khi Học viện Hành chính Quốc gia không tổ chức tuyển sinh đào tạo trình độ đại học.

- NCKH, cung cấp và chuyển giao sản phẩm khoa học công nghệ thuộc các lĩnh vực do Bộ Nội vụ quản lý và đáp ứng nhu cầu xã hội. Tăng cường liên kết, hợp tác NCKH với các trường đại học trong và ngoài nước. Nâng cao quy mô, hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ, gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo với NCKH.

- Hợp tác quốc tế liên kết đào tạo, bồi dưỡng, trao đổi sinh viên, GV và chương trình đào tạo; xây dựng các chương trình đào tạo đại học và sau đại học theo hướng đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế; triển khai các hoạt động dịch vụ bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của các địa phương có đi nghiên cứu, học tập tại nước ngoài.

- Xây dựng cơ cấu tổ chức của Trường theo hướng tinh gọn, khoa học, hiệu quả theo 04 khối: khối đơn vị đào tạo, khối phục vụ, khối NCKH, khối dịch vụ;

- Xây dựng đội ngũ GV, viên chức, NLĐ chuẩn hóa, đảm bảo về số lượng, chất lượng, cơ cấu hợp lý. Đến năm 2035 có 100% GV trình độ sau đại học, trong đó GV có học hàm giáo sư, phó giáo sư đạt từ 5% - 10% trên tổng số GV; GV có trình độ tiến sĩ đạt trên 35%; 100% GV, viên chức, NLĐ của Nhà trường đạt chuẩn về tin học và ngoại ngữ. Số GV tốt nghiệp tiến sĩ bình quân đạt 8 - 15 người/năm. Chuyên môn hóa nghiệp vụ đối người làm hành chính, đảm bảo tỷ lệ

người làm hành chính từ 25% đến 30% tổng số công chức, viên chức, NLĐ của Trường.

- Thực hiện tư vấn, dịch vụ về đào tạo, khoa học công nghệ, hợp tác công tư;

cung cấp các dịch vụ công phục vụ ngành Nội vụ, nền công vụ và yêu cầu của xã hội.

- Đến năm 2021, thực hiện cơ chế tự chủ chi thường xuyên.

- Tập trung đầu tư xây dựng Trường ĐHNVHN tại khu vực Hà Nội, Quảng Nam và Thành phố Hồ Chí Minh với cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại nhằm chủ động đáp ứng được yêu cầu về phát triển đào tạo và NCKH của Nhà trường. Đến năm 2035 mở rộng diện tích đất đầu tư xây dựng tại Hà Nội lên hơn 20 ha; diện tích đất đầu tư xây dựng Phân hiệu tại thành phố Hồ Chí Minh 10 ha.

3.2.2.Định hướng công tác tạo ĐL cho GV

Để công tác tạo ĐL cho GV được thực hiện có hiệu quả thì Nhà trường cần quan tâm thực hiện một số công việc sau

Thứ nhất, Nhà trường cần phải quan tâm hơn đến công tác tìm hiểu hệ thống nhu cầu của GV trong từng giai đoạn, theo độ tuổi. Chỉ có hiểu được nhu cầu của GV thì mới có thể tìm ra được những giải pháp giúp họ thỏa mãn nhu cầu đó. Từ đó tạo ĐL làm việc cho họ.

Thứ hai, Nhà trường cần đặt ra các mục tiêu rõ ràng và cụ thể cho GV trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, đồng thời phải xây dựng được các công cụ, chính sách nhằm hỗ trợ GV thực hiện được mục tiêu đó. Hoạt động này không chỉ thể hiện sự quan tâm của Nhà trường tới GV mà còn tạo cho họ tinh thần trách nhiệm đối với tập thể, tinh thần nỗ lực lao động vì tập thể.

Thứ ba, Nhà trường phải xác định công tác tăng cường ĐL cho GV là một hoạt động mang tính chất lâu dài, cần được quan tâm và thực hiện thường xuyên, liên tục. Vì đó là giải pháp bền vững để thu hút và giữ chân những GV giỏi gắn bó với Nhà trường.

Thứ tư, định hướng tạo ĐL cho GV trong thời gian tới của nhà trường sẽ hướng tới việc chăm lo cho GV toàn diện cả về vật chất và tinh thần, vừa tạo điều kiện cho GV thể hiện năng lực, vừa tạo cơ hội cho họ thăng tiến và phát triển trong đó công tác đào tạo, bồi dưỡng GV là một trong những nhiệm vụ cấp bách được ưu tiên hàng đầu.

Thứ năm, tạo ĐL lao động cũng là một chính sách về nhân sự. Một chính sách có hiệu quả hay không luôn cần đến sự đánh giá, so sánh kết quả đạt được trước và sau khi thực hiện chính sách để có thể điều chỉnh chính sách cho phù hợp.

3.2.3.Nguyên tắc đề xuất giải pháp 3.2.3.1. Nguyên tắc pháp lý

Các giải pháp tạo ĐL làm việc cho GV Trường ĐHNVHN phải quán triệt các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, nhiệm vụ công tác cán bộ của cấp trên mà cao nhất là đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, của Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và đào tạo đặc biệt là các văn bản pháp quy có liên quan đến vấn đề phát triển nguồn lực GV phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục chung của cả nước, cũng như các chức năng nhiệm vụ và mục tiêu phát triển chiến lược của Nhà trường.

3.2.3.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Các giải pháp được đề xuất phải có tính hệ thống, được xác định trên cơ sở tác động tới các yếu tố thuộc về cá nhân, các yếu tố thuộc về của công việc, các yếu tố thuộc về môi trường làm việc để tăng cường ĐL làm việc cho GV. Do vậy, có thể có nhiều giải pháp trong một hệ thống các giải pháp tổng thể. Các giải pháp phải có mối liên kết, hỗ trợ, tạo thành chuỗi thúc đẩy lẫn nhau trong một chỉnh thể thống nhất nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp tác động đồng bộ đến quá trình tạo ĐL.

3.2.3.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Các giải pháp đưa ra phù hợp với điều kiện chính trị - kinh tế - xã hội nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế nói chung và điều kiện cụ thể của Nhà trường nói riêng. Để thực hiện được yêu cầu này, khi

xây dựng mỗi giải pháp cần chỉ ra các việc cần làm, nội dung và cách thức tổ chức thực hiện sao cho các cán bộ quản lý và GV có thể hiểu và thực hiện được.

3.2.3.4. Nguyên tắc đảm bảo tính sáng tạo, thường xuyên

Tạo ĐL làm việc cho NLĐ không phải là việc tiến hành định kì, qua loa, mà đặc biệt GV là những NLĐ có trình độ cao cho nên đòi hỏi các tác động nhằm tạo ĐL làm việc cho GV cần phải được thực hiện thường xuyên, liên tục và vận dụng sáng tạo trong cách làm để tác động tới cả yếu tố vật chất và tinh thần của GV. Từ đó thôi thúc GV tự giác, tự nguyện và tích cực trong quá trình lao động của mình.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO GIẢNG VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)