CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QLHĐDH MÔN TIN HỌC THEO MÔ HÌNH ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP ỨNG DỤNG (POHE) TẠI TRƯỜNG CĐ ANND I
1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.3. Quản lý chương trình đào tạo
Nhà giáo dục Wentling (1993) cho rằng chương trình đào tạo là bản thiết kế
14
tổng thể của một khóa đào tạo. Nó mô tả tất cả nội dung, mục tiêu cần phải đào tạo, phác thảo ra từng giai đoạn thời gian cụ thể để thực hiện nội dung, phương pháp, quy trình đánh giá kết quả quá trình đào tạo [47].
Từ điển Giáo dục học định nghĩa chương trình đào tạo là “Văn bản chính thức quy định mục đích, mục tiêu, yêu cầu, nội dung kiến thức và kỹ năng, cấu trúc tổng thể các bộ môn, kế hoạch lên lớp và thực tập theo từng năm học, tỷ lệ giữa các bộ môn, giữa lý thuyết và thực hành, quy định phương thức, phương pháp, phương tiện cơ sở vật chất, chứng chỉ và văn bằng tốt nghiệp của cơ sở giáo dục và đào tạo”
[28, tr 54].
Theo quan điểm của Tyler (1949) thì cấu trúc chương trình đào tạo bao gồm 4 phần cơ bản: (1) Mục tiêu đào tạo; (2) Nội dung đào tạo; (3) Phương pháp và quy trình đào tạo; (4) Cách thức đánh giá kết quả.
Trong POHE, chương trình đào tạo bao gồm nhóm kế hoạch tổng thể và nhóm hệ thống hoạt động đào tạo, cụ thể theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.2: QL các thành tố cơ bản của chương trình đào tạo 1.2.3.2. Cách tiếp cận trong phát triển chương trình đào tạo
Trong chiều dài lịch sử của phát triển QLGD, có nhiều cách tiếp cận khác nhau về thiết kế chương trình đào tạo. Tùy theo mục tiêu đào tạo trong những giai đoạn cụ thể, thì mỗi nhà trường có cách tiếp cận khác nhau. Hiện nay, những hướng tiếp cận điển hình gồm:
Mục đích đào tạo
Mục tiêu đào tạo
Chuẩn đầu ra Phương thức đánh
giá kết quả QL Hệ thống hoạt động đào tạo
QL Kế hoạch tổng thể
Phương thức, hình thức tổ chức
Chương trình đào tạo
Nội dung đào tạo
15
* Tiếp cận nội dung:
Chương trình đào tạo là bản mô tả sơ lược nội dung đào tạo. Mục tiêu đào tạo là nội dung kiến thức cần đạt đƣợc. Giáo dục là quá trình thực hiện truyền thụ kiến thức với các phương pháp học thụ động để tối đa hóa lượng kiến thức cần chuyển giao cho người học.
Cách tiếp cận này bộc lộ nhiều hạn chế khi kiến thức có khối lƣợng lớn, nội dung nhanh chóng lạc hậu. Quá trình truyền thụ kiến thức và chương trình đào tạo chú trọng nội dung kém linh hoạt, thiếu tích cực, không đáp ứng đƣợc nhu cầu của cơ sở nghề nghiệp (thị trường lao động).
* Tiếp cận mục tiêu
Cách tiếp cận mục tiêu tập trung vào sản phẩm đào tạo. Theo đó, mục tiêu đào tạo chính là những hành vi, năng lực (nhận thức, kỹ năng, thái độ) cần đạt đƣợc sau quá trình đào tạo (mục tiêu đầu ra).
Đào tạo được coi là phương thức, công cụ xây dựng nên sản phẩm theo các tiêu chuẩn định sẵn. Căn cứ vào mục tiêu đào tạo, người thiết kế chương trình sẽ lựa chọn nội dung, xây dựng phương pháp đào tạo, tổ chức đánh giá kết quả đào tạo.
* Tiếp cận phát triển
Xã hội luôn luôn phát triển kéo theo sự biến đổi nghề nghiệp về lƣợng và chất. Do đó, quá trình đào tạo trong nhà trường không thể truyền thụ hết tất cả nội dung kiến thức đang có và sẽ có.
Cách tiếp cận phát triển chú trọng phát triển khả năng độc lập, chủ động suy nghĩ, nghiên cứu, giải quyết vấn đề. Chương trình đào tạo theo cách tiếp cận phát triển được xây dựng để hình thành cho người học phương thức học tập đúng đắn, tư duy tích cực để có thể giải quyết các tình huống nghề nghiệp đặt ra và tự chủ kế hoạch học tập trong suốt cuộc đời.
* Cách tiếp cận năng lực
Năng lực là khả năng huy động kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện một công việc trong tình huống nghề nghiệp cụ thể. Năng lực bao gồm 2 loại là năng lực thực hiện các hành vi chung và năng lực thực hiện các lĩnh vực đặc thù (năng lực chuyên môn).
16
Chương trình đào tạo định hướng năng lực (tiếp cận năng lực) được xây dựng dựa trên nhu cầu của cơ sở nghề nghiệp để giúp người học đạt được những năng lực cốt lõi đáp ứng thực hiện thực tế công việc.
Theo cách tiếp cận POHE, Hồ sơ năng lực cũng đƣợc thiết kế dựa vào phân tích các yêu cầu của cơ sở nghề nghiệp. Từ đó, xác định mục tiêu ở mỗi đơn vị học tập, chọn lọc nội dung, phát triển phương pháp dạy học, tiêu chí đánh giá kết quả học tập theo các mức năng lực/tình huống/giai đoạn cụ thể để hình thành năng lực cần thiết cho người học.
1.2.3.3. Xây dựng chương trình đào tạo
* Xây dựng chương trình đào tạo theo cách truyền thống
Thông thường, xây dựng chương trình đào tạo được thực hiện theo các bước:
(1) Phân tích tình hình; (2) Xác định mục tiêu (hoặc mục đích chung); (3) Thiết kế;
(4) Thực thi; (5) Đánh giá.
* Xây dựng chương trình đào tạo theo DACUM (Develop a Curriculum) Xây dựng chương trình đào tạo theo vị trí công việc hoặc nhiệm vụ thực hiện cụ thể [23].
* Xây dựng chương trình đào tạo theo năng lực nghề nghiệp (POHE)
Chương trình đào tạo theo năng lực nghề nghiệp được phát triển từ phương pháp CDIO (phát triển 4 năng lực đầu ra: Hình thành/sáng tạo ý tưởng- Conceive;
Thiết kế ý tưởng- Design; Triển khai thành sản phẩm- Implement; Vận dụng trong thực tế - Operate).