CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QLHĐDH MÔN TIN HỌC THEO MÔ HÌNH ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP ỨNG DỤNG (POHE) TẠI TRƯỜNG CĐ ANND I
1.5. Những yếu tố tác động đến công tác QLHĐDH môn tin học tại trường CĐ ANND I
1.5.1. Chính sách quản lý vĩ mô
1.5.1.1. Yếu tố luật pháp, chính sách và quy định trong QLHĐDH
Yếu tố luật pháp, chính sách giáo dục là một trong những nhân tố quyết định đặc điểm nền giáo dục của mỗi nước. Điều này thể hiện rõ ràng trong đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước là “Tăng cường giáo dục thể chất, kiến thức quốc phòng, an ninh và hướng nghiệp. Dạy ngoại ngữ và tin học theo hướng chuẩn hóa, thiết thực, bảo đảm năng lực sử dụng của người học”[1]. Đặt ra yêu cầu: “Nội dung giáo dục nghề nghiệp được xây dựng theo hướng tích hợp kiến thức, kỹ năng, tác phong làm việc chuyên nghiệp để hình thành năng lực nghề nghiệp cho người học” đồng thời “Đổi mới phương thức đánh giá và công nhận tốt nghiệp giáo dục nghề nghiệp trên cơ sở kiến thức, năng lực thực hành, ý thức kỷ luật và đạo đức nghề nghiệp. Có cơ chế để tổ chức và cá nhân sử dụng lao động tham gia vào việc đánh giá chất lƣợng của cơ sở đào tạo” và “Coi sự chấp nhận của thị trường lao động đối với người học là tiêu chí quan trọng để đánh giá uy tín, chất lượng của cơ sở giáo dục ĐH, nghề nghiệp và là căn cứ để định hướng phát triển các cơ sở giáo dục, đào tạo và ngành nghề đào tạo” [1]. Bộ Công an cũng thường xuyên chỉ đạo, bổ sung hướng dẫn để đổi mới, phát triển QLHĐDH theo định hướng nghề nghiệp, chú trọng “Nghiên cứu cơ chế huy động sự đóng góp
31
tích cực của Công an các đơn vị, địa phương vào quá trình đào tạo, bồi dưỡng của các học viện, trường Công an nhân dân” [6].
Theo quy định chức năng, nhiệm vụ, trường CĐ ANND I trực thuộc Bộ Công an, là cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong hệ thống giáo dục quốc dân. Khi thành lập, trường có trách nhiệm đào tạo cán bộ An ninh có trình độ cao đẳng, trung cấp theo quy chế của Bộ Giáo dục & Đào tạo và quy định của Bộ Công an.
Nhưng từ năm học 2017-2018 đến nay, trường chỉ tuyển sinh HV trung cấp và thực hiện theo quy chế đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp trên cơ sở của thông tƣ số 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng BLĐTBXH và Quyết định số 6492/QĐ-BCA ngày 18/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Công An về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Trường CĐ ANND I.
Những chuyển đổi trong cơ chế, chính sách đào tạo, ảnh hưởng trực tiếp đối với môn tin học trong trường CĐ ANND I là việc thay đổi chương trình đào tạo theo quy chế trung cấp chuyên nghiệp từ 60 tiết giảm còn 45 tiết (từ năm học 2016-2017). Điều này đòi hỏi việc thay đổi các quy định, kế hoạch, chương trình, nội dung, tổ chức QL và đánh giá hoạt động dạy học tin học.
Dựa trên các quy định của BLĐTBXH, nhà trường đã xây dựng nhiều hướng dẫn, văn bản cụ thể hóa các nhiệm vụ, quá trình QLHĐDH. Để nâng cao hiệu quả hơn nữa công tác QL, nhà trường cần nhận được sự quan tâm thiết thực, chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo thông qua cơ chế chính sách và chế độ ƣu đãi, quy chế thực hiện. Chính sách hợp lý là yếu tố chính trị tinh thần giúp kích thích, tạo động lực, hỗ trợ, cơ sở giáo dục và cơ sở nghề nghiệp phát triển.
1.5.1.2. Môi trường chính trị, kinh tế, xã hội
Môi trường chính trị, kinh tế, xã hội có ảnh hưởng rất nhiều đến giáo dục và QLHĐDH của nhà trường. Sự ổn định về chính trị, phát triển về kinh tế, xã hội tạo cơ sở cho Nhà nước, Đảng đầu tư, quan tâm nhiều hơn đến phát triển giáo dục, đặt ra những yêu cầu lớn hơn về thế giới nghề nghiệp và nhu cầu cuộc sống.
Trong xu thế toàn cầu hóa, Việt Nam cũng bước vào thời kỳ hội nhập sâu rộng. Môi trường kinh tế, xã hội, chính trị, công nghệ liên tục có sự thay đổi, phát triển. Đặc biệt là trong lĩnh vực CNTT, đặt ra nhiều thách thức mới về nhiệm vụ,
32
tính chất công tác đấu tranh với tội phạm và các thế lực thù địch, giữ gìn an ninh trật tự, đảm bảo an toàn xã hội của lực lƣợng CAND. Điều này đòi hỏi đào tạo tin học trong Công an không chỉ cung cấp kiến thức mà còn phải trang bị, cập nhật liên tục cho HV những kiến thức ứng dụng thực tế nghề nghiệp. “Giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người học, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ”[43]. Quan điểm này yêu cầu người lãnh đạo phải có tầm nhìn, năng lực hoạch định chính sách và tạo dựng mối quan hệ phối hợp để điều hành, chỉ đạo, tổ chức thực hiện. Do đó, hiệu trưởng và CBQL cần nắm vững chủ trương đường lối chính trị, chính sách của Đảng, quy định của ngành Công an và khai thác được thế mạnh, tranh thủ sự ủng hộ của địa phương, các cơ quan đóng trên địa bàn trong các hoạt động giáo dục của nhà trường.
1.5.1.3. Môi trường giáo dục
Bên cạnh các quy định đảm bảo sự hoạt động giáo dục của nhà trường thì QLHĐDH của nhà trường chịu tác động tích cực và tiêu cực bởi môi trường giáo dục – đào tạo của đất nước. Điều này, thể hiện thông qua trình độ đầu vào, quy định tuyển sinh, chính sách đào tạo.
Trong xu thế toàn cầu hóa, sự bùng nổ kinh tế và hội nhập tác động nhiều đến xã hội, tạo ra tính đa dạng của môi trường giáo dục. Việc phát triển môi trường giáo dục văn hóa là xây dựng các điều kiện (hoặc văn bản quy định) cho sự gắn kết giữa các mối quan hệ, khuyến khích giáo dục phát triển, điều phối hoạt động trong nhà trường, hình thành chương trình đào tạo ẩn để mang đến môi trường giáo dục chất lượng, trường học thân thiện, nhà trường kỷ cương, nhà giáo mẫu mực, HV tích cực. Đó sẽ là cảm hứng, động lực rất lớn để thúc đẩy hoạt động dạy học phát triển.
1.5.2. Bộ máy tổ chức và nhân lực thực hiện 1.5.2.1. Phẩm chất, năng lực Hiệu trưởng
Chất lượng giáo dục nhà trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
Trong khi đó, bối cảnh xã hội có nhiều thay đổi với kết cấu hội nhập, toàn cầu hóa, đòi hỏi người lãnh đạo cần bao quát, nắm bắt toàn diện; đưa ra quyết định hợp lý;
33
chỉ đạo sát sao, đổi mới sáng tạo các công tác giáo dục; kịp thời tranh thủ các nguồn lực và sự ủng hộ của lãnh đạo Bộ, Ngành, chính sách giáo dục - đào tạo. Đặc biệt là đối với tốc độ phát triển của lĩnh vực tin học trong công tác Công an, yêu cầu người lãnh đạo phải có khả năng hoạch định chính sách và phối hợp với các đơn vị Công an để đáp ứng yêu cầu ứng dụng tin học trong thực tế nghề nghiệp.
Bên cạnh đó, yếu tố dân chủ, trách nhiệm, quan tâm tới tâm lý, đời sống cán bộ, GV của Ban giám hiệu với Hiệu trưởng là người chủ đạo sẽ tạo ra sự đồng thuận, góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục.
1.5.2.2. Trình độ, phẩm chất đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên
CBQL và GV là yếu tố thiết yếu, đóng vai trò trực tiếp trong công tác tham mưu, đề xuất, thực hiện các nhiệm vụ, chương trình giáo dục. Trong yêu cầu đổi mới hiện nay, CBQL, cần phải phát huy năng lực tập hợp giáo viên, sức mạnh nghiệp vụ chuyên môn nhằm chuyển biến vị trí của người học thành chủ thể của quá trình tìm kiếm tri thức. Đối với, GV phải vừa là chuyên gia, người huấn luyện, nhà sư phạm, đánh giá, đồng thời phải tiếp cận thị trường lao động để cập nhật chuyên môn, phối hợp đào tạo. Đặc biệt trong hoạt động tại khoa (hoặc bộ môn), yêu cầu cao về khả năng chuyển giao tri thức với các kỹ năng, phương pháp thúc đẩy tính chủ động nghiên cứu, thực hành nghề nghiệp cho người học.
Thực tế ở nhà trường hiện nay, quy mô đào tạo liên tục có sự điều chỉnh, nội dung đào tạo có nhiều thay đổi, cập nhật, đòi hỏi lực lƣợng này cần phải có phẩm chất, năng lực chuyên môn, tinh thần trách nhiệm, thái độ “học tập suốt đời”, tính đoàn kết, nhiệt tình trong mọi mặt của công tác giáo dục.
1.5.3. Đặc điểm, chất lượng học viên
Để đảm bảo mục tiêu đào tạo thì chất lƣợng tuyển sinh đầu vào là yếu tố rất quan trọng. Trong những năm học gần đây, ngành Công an và nhà trường giảm dần chỉ tiêu tuyển sinh HV là học sinh phổ thông, ƣu tiên tuyển sinh HV hệ cử tuyển (là cán bộ đang công tác trong lực lƣợng Công an và học sinh là con em dân tộc thiểu số), HV là chiến sĩ đã thực hiện nghĩa vụ. Điều này dẫn đến chất lƣợng đầu vào của HV khá thấp; tâm lý, trình độ nhận thức, lứa tuổi là không đồng đều làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình đào tạo.
34
Do nhà trường tuyển sinh trên cả nước nên các học viên có nhiều đặc điểm khác biệt về dân tộc, văn hóa, thái độ trách nhiệm, thói quen sinh hoạt, tạo ra những khó khăn khi thực hiện kế hoạch học tập, đặc biệt là trong hợp tác, làm việc nhóm.
Bên cạnh đó, tính chất đảm bảo việc làm sau khi tốt nghiệp và đặc điểm nguồn tuyển sinh khác nhau cũng tác động trực tiếp đến tâm lý học tập, thái độ rèn luyện, phấn đấu của HV và nỗ lực đào tạo của cán bộ, GV.
1.5.4. Điều kiện hỗ trợ hoạt động dạy học
Điều kiện hỗ trợ hoạt động dạy học bao gồm phương tiện hỗ trợ hoạt động dạy học và tài chính. Đó là cơ sở để thực hiện các mục tiêu QL, cải tiến phương pháp sƣ phạm, trợ giúp HV tự học và nâng cao chất lƣợng dạy học. Đối với chương trình POHE, cần được trang bị cơ sở vật chất, tài liệu nghiên cứu và thiết bị đặc thù để tổ chức thực hành và đào tạo mô phỏng tình huống nghề nghiệp.
Nhà trường cần quán triệt nhận thức về ý nghĩa và bồi dưỡng kiến thức sử dụng các điều kiện, công cụ hỗ trợ để có kế hoạch, đầu tƣ, khai thác, QL để tối đa hóa lợi ích.
Mặc dù, chính sách đào tạo có những điều chỉnh (về đối tƣợng tuyển sinh của ngành Công an, chương trình đào tạo của BLĐTBXH), chất lượng HV không đồng đều, điều kiện cơ sở vật chất ở mức cơ bản, nhƣng nếu CBQL và lãnh đạo tâm huyết, khách quan, dân chủ, sáng tạo, tận tụy thì chất lƣợng đào tạo sẽ càng ngày đƣợc nâng lên.