CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIN HỌC THEO MÔ HÌNH POHE TẠI TRƯỜNG CĐ ANND I
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.2.1. Biện pháp 1: Tổ chức nâng cao nhận thức và thiết lập mối quan hệ hợp tác với các đơn vị Công an trong QLHĐDH môn tin học theo mô hình POHE
3.2.1.1. Mục tiêu
Tiếp tục đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho CBQL, GV, HV
81
nhà trường để mỗi người nhận thức đầy đủ vinh dự và trách nhiệm to lớn của mình đối với sự nghiệp đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ cho lực lƣợng CAND. Thực hiện chủ trương về nâng cao hiệu quả, chất lượng đào tạo, trước yêu cầu ngày càng cao của bối cảnh tình hình mới đối với sự nghiệp cách mạng, trường CĐ ANND I cần phải đổi mới tƣ duy.
Mô hình đào tạo định hướng nghề nghiệp ứng dụng POHE (Profession Oriented Higher Education) chú trọng trang bị cho con người những kiến thức đảm bảo khả năng thực hiện các tình huống thay đổi trên thực tế. Khi CBQL, GV có sự nhận biết, hiểu rõ vị trí, vai trò, và tính cần thiết của việc vận dụng mô hình POHE vào QLHĐDH môn tin học thì sẽ tạo nên ý thức, thái độ đồng thuận, trách nhiệm, tích cực trong quá trình đổi mới. Trên cơ sở đó, tạo chuyển biến tích cực, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Lựa chọn mô hình và thống nhất tiêu chí, quy định trong QL mối quan hệ hợp tác. Trên cơ sở đã xác định rõ ràng, thống nhất về mô hình, nhiệm vụ thực hiện sẽ tạo nền móng vững chắc, đề cao trách nhiệm, đảm bảo tính tự chủ, minh bạch, phát huy đƣợc tiềm năng, lợi thế, sức mạnh của các bên.
Thúc đẩy tính chủ động, tích cực, trách nhiệm trong hoạt động dạy học.
Phát triển khả năng hòa nhập nhanh chóng vào môi trường học tập, trải nghiệm, sau tốt nghiệp.
Sử dụng thành quả mối quan hệ hợp tác để phản hồi, điều chỉnh, quy chuẩn các hoạt động nghiệp vụ tin học của lực lƣợng CAND trong thực tế nghề nghiệp.
Tham mưu đề xuất các tiêu chí trong sơ tuyển, xét tuyển vào CAND. Đồng thời phân tích, dự báo nhu cầu của đơn vị Công an (cơ sở nghề nghiệp) tiến tới kiện toàn bộ máy tổ chức, đề xuất vị trí công tác phù hợp cho HV sau tốt nghiệp.
Giám sát quá trình thực hiện để phát hiện, điều chỉnh những điểm hạn chế ảnh hưởng đến quá trình hợp tác liên kết thực hiện chương trình POHE.
3.2.1.2. Nội dung
Tiếp tục nâng cao nhận thức, quán triệt các Chính sách, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Chính phủ, Ngành về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”
đặc biệt là quan điểm chỉ đạo “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị
82
kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” đến toàn bộ CBQL, giáo viên trong nhà trường [1].
Thống nhất nhận thức về cơ sở khoa học cho việc vận dụng mô hình POHE trong QLHĐDH là phương pháp tiến bộ và phù hợp với đặc điểm của môn tin học trong trường CĐ ANND I. Nâng cao nhận thức về đặc điểm, vai trò, mục tiêu của QLHĐDH môn tin học theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng để giúp cán bộ, giáo viên, HV tin tưởng vào sự thành công của đổi mới và tạo động lực để mọi người chủ động tham gia vào quá trình đó.
Chỉ đạo xây dựng kế hoạch, chương trình, phân công trách nhiệm cụ thể tới từng nhóm đối tƣợng để phổ biến nhận thức và phối hợp thực hiện tuyên truyền, giáo dục nhận thức.
Tăng cường nhận thức bản thân. Khi đã nhận biết cá tính, sở thích, khả năng, giá trị của nghề nghiệp thì người học sẽ dễ dàng, chủ động lập kế hoạch học tập, thực hiện các hoạch định để tiến tới mục tiêu mình cần đạt đƣợc
Sơ đồ 3.1: Các yếu tố nhận thức của bản thân
Xây dựng văn hóa trường học thân thiện, môi trường học tập tích cực.
Thường xuyên phát động phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, rèn luyện tốt trong toàn thể cán bộ, GV, HV nhà trường. Từ đó, biến chuyển nhận thức thành hành động cụ thể để triển khai hoạt động giảng dạy.
Nhà trường cùng với đơn vị Công an tổng hợp, đánh giá những ưu điểm, hạn
Giá trị nghề nghiệp
Sở thích
Khả năng Cá
tính
83
chế để thống nhất nội dung, xác định mô hình QL, phân định trách nhiệm, quyền tự chủ, phát triển chương trình, điều phối khi tham gia hợp tác.
Phối hợp, làm việc nhóm với các bộ phận có liên quan để trao đổi thông tin về yêu cầu đào tạo, phát triển hợp tác chuyên môn.
Nhà trường phối hợp với đơn vị Công an để hướng dẫn thực hành; tạo điều kiện trao đổi kinh nghiệm, thỉnh giảng, thao giảng; trợ giúp kiến tập, thực tế, thực tập, ngoại khóa; hỗ trợ nâng cao năng lực nhà trường; củng cố, chuyển giao thành quả nghiên cứu vào thực tiễn công tác.
Tổng hợp, phân tích, phản hồi thông tin với đơn vị Công an. Liên kết, đánh giá hiệu quả của mối quan hệ hợp tác (chất lƣợng HV trong và sau quá trình đào tạo).
Đồng thời phát triển khả năng dự báo nhu cầu ứng dụng tin học trong nghề nghiệp.
3.2.1.3. Cách thức thực hiện
Thông qua chương trình công tác đầu năm học, các buổi giáo dục Chính trị, học tập Nghị quyết, nhà trường thực hiện tuyên truyền, phổ biến cho CBQL, GV, HV về tầm quan trọng và ý nghĩa chiến lƣợc của chất lƣợng QLGD đào tạo trong sự nghiệp xây dựng an ninh chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Trong đó, nhấn mạnh ưu điểm QLHĐDH theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng khi vận dụng giá trị, đặc điểm của mô hình POHE để thực hiện đổi mới.
Tạo điều kiện cho CBQL, GV tham gia bồi dƣỡng và tự bồi dƣỡng các kiến thức QL, phương pháp giảng dạy; xác định quan điểm HV làm trung tâm;
củng cố nhận thức về đào tạo phân hóa, tương tác, trải nghiệm thực tế, phát triển năng lực cốt lõi, xóa bỏ những hạn chế của phương thức truyền thụ một chiều.
Tổ chức tọa đàm, đối thoại, hội thảo khoa học theo các chuyên đề QL dạy học, phổ biến những yêu cầu thực tế của cơ sở nghề nghiệp, phát triển tài liệu hướng dẫn. Đồng thời, đổi mới cách thức học tập theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng, đổi mới nhận thức “người học là trung tâm” để xem xét các đặc điểm cá nhân, thúc đẩy phát triển nhận thức, kỹ năng, thái độ. Liên hệ, phối hợp với các đơn vị có chuyên môn trong và ngoài trường để mời chuyên gia, cán bộ giàu kinh nghiệm, GV dạy giỏi tham gia tập huấn, thao giảng để trang bị kiến thức chương trình POHE và ý nghĩa của mối quan hệ cơ sở nghề nghiệp đối với QLHĐDH của nhà trường.
84
Lãnh đạo cấp ủy, tổ chức Đảng, tổ chức quần chúng, đặc biệt là Hiệu trưởng phải là người gương mẫu, đi tiên phong trong đổi mới tư duy, nhận thức, nâng cao chất lƣợng các khâu trong QLHĐDH. Thông qua chế độ điều lệnh, quy chế sinh hoạt, trực tiếp chỉ đạo, triển khai kế hoạch, lựa chọn, phân công, phối hợp chặt chẽ giữa giáo dục chính trị- tư tưởng kết hợp đổi mới nhận thức.
Đẩy mạnh xây dựng văn hóa “nhà trường thân thiện”, đề cao yếu tố trách nhiệm, bình đẳng, tôn trọng, hợp tác trong mọi hoạt động của nhà trường. Trong các buổi tọa đàm, đối thoại, lấy ý kiến cần lắng nghe ý kiến, quan điểm của cán bộ, GV, HV để điều chỉnh những vướng mắc, khó khăn và nâng cao chất lượng khi phối hợp thực hiện.
Thúc đẩy ý thức “học tập suốt đời”, tạo môi trường dạy học và học tập tích cực phát triển đức tính kiên trì, phản biện, say mê nghiên cứu khoa học. Nhà trường và các tổ chức Đảng, Đoàn thanh niên, Công đoàn, Hội phụ nữ, Hội sinh viên và các tổ chức địa phương phát huy hiệu quả các phong trào thi đua học tập, rèn luyện động cơ và thái độ học tập đúng đắn cho HV nhƣ: “Thi đua, dạy tốt, học tốt, rèn luyện tốt”; xây dựng văn hóa “Nhà trường kỷ cương, nhà giáo mẫu mực, HV tích cực”; tổ chức câu lạc bộ tin học; hướng dẫn vận dụng thực hành tin học theo các chuyên đề.
Phát huy vai trò của các tổ chức Đảng, Đoàn, Công đoàn, hội Phụ nữ, hội sinh viên, chính quyền địa phương như là lực lượng trung gian để kết nối, tổ chức hội thảo, nâng cao nhận thức về vai trò, lợi ích của mối quan hệ. Trên cơ sở đó, đơn vị Công an tạo điều kiện, khuyến khích, chủ động tham gia, tích cực xây dựng mối quan hệ toàn diện, bình đẳng, trách nhiệm, lợi ích, hiệu quả.
Đánh giá, thống nhất mô hình QL và điều kiện cần thiết cho QL quá trình hợp tác. Thông qua cầu nối là Ban cố vấn chuyên trách sẽ giám sát, phân cấp, cụ thể hóa trách nhiệm, đo lường mức độ, nội dung, hình thức, cơ chế phối hợp đảm bảo tính tương tác, linh hoạt, cập nhật. Các đơn vị trong nhà trường cũng cần chủ động liên hệ, phối hợp, nắm bắt, chia sẻ thông tin (đặc biệt là về lĩnh vực ứng dụng tin học trong hoạt động nghiệp vụ) với Bộ môn Ngoại ngữ- Tin học để quản lý, thực hiện tốt các nhiệm vụ.
85
Ban cố vấn nghiên cứu lập kế hoạch để triển khai tiến trình thực hiện mối quan hệ. Thực hiện phân tích nhu cầu đơn vị Công an (nhu cầu đào tạo), QL, triển khai, kiểm tra, phát triển chương trình hợp tác giữa nhà trường và cơ sở nghề nghiệp (đơn vị Công an).
Tăng cường tổ chức các hoạt động thao giảng, nghiên cứu thực tế, thực hành trải nghiệm. Liên kết với các tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương và các đơn vị khác tổ chức các sáng kiến, hoạt động kết nối thúc đẩy mối quan hệ nhà trường- đơn vị Công an-địa phương.
Thành lập bộ phận chuyên trách, xây dựng quy định, tổ chức phối hợp tiếp cận, tổng hợp, đánh giá, phân tích thông tin. Thông qua sự hợp tác chặt chẽ với các đơn vị Công an để tạo điều kiện và thiết lập hệ thống thông tin về tuyển sinh, dự báo vị trí việc làm-yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị Công an.
Tổ chức theo dõi, giám sát định kỳ, liên tục mối quan hệ ở các cấp độ liên kết thực hiện với trọng tâm là quy trình hợp tác, kế hoạch công việc, tiến trình thực hiện, kết quả dự kiến.
Trên cơ sở thực hiện các bước trên, tác giả đã xây dựng Quy chế hoạt động của Ban quản lý chương trình POHE như Phụ lục PL1.2.
3.2.1.4. Điều kiện thực hiện
Nhà trường cần cập nhật đầy đủ hệ thống văn bản, hướng dẫn của các đơn vị liên quan, của Bộ Công an và BLĐTBXH, về chủ trương, mục đích, mục tiêu, ý nghĩa, tầm quan trọng khi vận dụng mô hình POHE trong QLHĐDH môn tin học.
Các nội dung phổ biến nhận thức phù hợp với đặc điểm nhà trường và được cụ thể hóa từ văn bản, quy định, chủ trương, Chính sách, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, ngành Công an và BLĐTBXH.
GV, CBQL phải là người có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có nhân cách, phẩm chất tốt, nhiệt tình, thân thiện và có khả năng tập hợp, lôi cuốn mọi người vận dụng mô hình POHE trong QLHĐDH môn tin học.
Quan tâm kiểm tra, động viên, khen thưởng, phổ biến những thành tích cố gắng vận dụng mô hình POHE trong QLHĐDH môn tin học.
Thể chế hóa, quy định hóa mối quan hệ. Xây dựng quy định chức năng,
86
nhiệm vụ của tổ chức; chương trình, kế hoạch thực hiện, cụ thể để đảm bảo tính hệ thống, khoa học, khách quan, trách nhiệm, chủ động, tích cực, toàn diện, thống nhất cao giữa các bên.
Cục Đào tạo (Bộ Công an), nhà trường và đơn vị Công an tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo; có cơ chế, chính sách, tài chính, hướng dẫn khuyến khích hợp tác, chuyển giao kinh nghiệm, nghiên cứu, thực tế, thực tập môn học.
Ban cố vấn chuyên trách là chuyên gia, có năng lực, trách nhiệm, kiến thức trong QLHĐDH tin học và QL chương trình đào tạo POHE.
Các tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương và các đơn vị khác tạo điều kiện, hỗ trợ, thúc đẩy mối quan hệ nhà trường-đơn vị Công an-chính quyền địa phương.