CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIN HỌC THEO MÔ HÌNH POHE TẠI TRƯỜNG CĐ ANND I
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.2.2. Biện pháp 2: Chỉ đạo, điều hành, đổi mới, phát triển chương trình dạy học môn tin học mô hình POHE
3.2.2.1. Mục tiêu
Đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực chất lƣợng cao của cơ sở nghề nghiệp (đơn vị Công an). Trong xu hướng hội nhập quốc tế, lĩnh vực CNTT nói chung và ngành tin học nói riêng liên tục có những bước phát triển đột phá kéo theo tình hình phức tạp về an ninh trật tự và an toàn xã hội. Để đáp ứng bối cảnh mới, lực lƣợng CAND cần có bản lĩnh chính trị vững vàng, nghiệp vụ chuyên sâu, thường xuyên cập nhật kiến thức, trau dồi năng lực ứng dụng CNTT, phát triển kỹ năng mềm.
Về mặt lý thuyết, sản phẩm của quá trình đào tạo phải có phẩm chất, kỹ năng, thái độ phù hợp với nhu cầu của cơ sở nghề nghiệp, hòa nhập ngay với môi trường làm việc sau khi tốt nghiệp do đó QLHĐDH môn tin học phải gắn với nhu cầu của cơ sở nghề nghiệp.
Đào tạo nguồn nhân lực định hướng đầu ra đáp ứng nhu cầu nghề nghiệp tương lai.
Chuyển đổi Hồ sơ tốt nghiệp thành Hồ sơ năng lực.
Cập nhật kịp thời những thay đổi của yêu cầu nghề nghiệp. Dự báo xu hướng nhu cầu nghề nghiệp để có sự điều chỉnh quy hoạch nguồn lực, kế hoạch, nội dung chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu của đơn vị Công an.
Xác định nội dung, mục tiêu học tập cho toàn bộ chương trình đào tạo
87
Phát triển khả năng thích ứng, hòa nhập với sự phát triển của CNTT, sự biến đổi xã hội và thực tế công việc.
Đảm bảo nội dung học tập đủ bao quát, thường xuyên cập nhật, liên thông hợp lý thông qua kết nối chặt chẽ Hồ sơ năng lực với nội dung học tập
Rèn luyện kỹ năng tự học suốt đời.
Xây dựng khung chương trình.
3.2.2.2. Nội dung
Xác định lĩnh vực nghề nghiệp, công việc, nhiệm vụ có liên quan và tiến hành thu thập thông tin, phân tích nhu cầu của cơ sở nghề nghiệp.
Phối hợp với cơ sở nghề nghiệp để xác định các ứng dụng tin học trong nghề nghiệp, tiêu chí đào tạo hiện tại, tương lai và cân đối với đặc điểm nhà trường. Tiến hành mô tả danh mục các công việc và danh mục nhiệm vụ của mỗi công việc thành Hồ sơ nghề nghiệp.
Dựa vào những căn cứ trên, phân tích ra năng lực cốt lõi và nhiệm vụ, vị trí, xu hướng phát triển công việc tại cơ sở nghề nghiệp (đơn vị Công an). Tập hợp những phẩm chất nghề nghiệp cốt yếu (mô tả thành các khả năng, năng lực cốt lõi) mà đơn vị Công an cần, đối với một sỹ quan để hòa nhập thành công vào thực tế công tác tạo thành Hồ sơ tốt nghiệp.
Phân tách năng lực theo các tình huống nghề nghiệp phổ biến, đặc trƣng trong từng giai đoạn để tạo thành Hồ sơ năng lực.
Đánh giá hiệu quả của Hồ sơ nghề nghiệp, Hồ sơ tốt nghiệp, Hồ sơ năng lực.
Xây dựng hệ thống thông tin hai chiều giữa nhà trường- đơn vị Công an để tiến hành dự báo định kỳ theo các nội dung, phương pháp đã thống nhất.
Căn cứ khung chương trình đào tạo hệ trung cấp chuyên nghiệp của BLĐTBXH, cấu trúc liên thông, đặc điểm chương trình đào tạo hiện hành (đang thực hiện), định hướng phát triển của nhà trường, yêu cầu thực tế công tác để phát triển mục tiêu đào tạo theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng.
Mô tả kế hoạch tổ chức chương trình đào tạo, cụ thể các mục tiêu, nội dung theo tiêu chuẩn năng lực (đã xác định trong hồ sơ nghề nghiệp)
Kiểm định sự phân bổ trong các mô đun (đơn vị học tập) để đáp ứng liên
88
thông đến kết quả học tập, phù hợp với HV, đảm bảo hình thành năng lực theo đúng mục tiêu học tập, nhanh chóng hòa nhập công việc sau khi tốt nghiệp.
3.2.2.3. Cách thức thực hiện
Thiết lập mối liên hệ phối hợp với đơn vị Công an. Xác định địa bàn, đối tƣợng, đảm bảo tính đại diện, tính bao quát để tổng hợp thông tin mẫu cho mỗi nhóm đối tƣợng trong từng địa bàn cơ sở nghề nghiệp. Địa bàn công tác (làm việc) càng đa dạng, đối tƣợng cung cấp thông tin lớn thì mẫu số khảo sát càng mô tả đúng bức tranh nghề nghiệp thực tế.
Tổng hợp, sắp xếp lại các thông tin về vị trí công việc có nhiệm vụ tương đồng với nhau. Từ đó, xác định nhiệm vụ nghề, đối chiếu với danh mục công việc (thuộc nghề đó) và quy trình, điều kiện thực hiện từng công việc đó.
Phân tích nghề. Tổ chức hội thảo lấy ý kiến từ cơ sở nghề nghiệp (đơn vị công an) để xác định hành vi (trên các mặt kiến thức, kỹ năng, thái độ, động cơ, tích cách) phù hợp với thực tiễn nghề nghiệp. Tiến hành phân chia ra các mô đun nghề (chuyên ngành) và năng lực cần đạt được (tương ứng với từng công việc cụ thể).
Tập hợp, mô tả các kiến thức, năng lực ứng dụng tin học (là mong muốn có đƣợc sau quá trình đào tạo) mà đáp ứng nhu cầu của cơ sở nghề nghiệp, phù hợp với khả năng của nhà trường để tạo thành Hồ sơ tốt nghiệp. Trong đó, Hồ sơ tốt nghiệp chi phối hoạt động thiết kế chương trình, xây dựng nội dung, chọn lựa phương pháp, đối chiếu kết quả học tập.
Kiểm tra trình độ đầu vào, phân hóa đặc điểm người học. Sau đó, đối chiếu với mục tiêu dạy học cho từng mô đun (đơn vị học tập), xác định các mức năng lực trong tình huống nghề nghiệp cụ thể. Các năng lực này đƣợc hình thành trong quá trình tích lũy kiến thức, kỹ năng thực tiễn, làm việc nhóm, làm việc độc lập khi thực hiện học tập, thực hành trải nghiệm, nghiên cứu thực tế và kiểm tra đánh giá.
Phối hợp kiểm định lại Hồ sơ nghề nghiệp, Hồ sơ tốt nghiệp, Hồ sơ năng lực theo tiêu chí phù hợp với đặc điểm nhà trường và đáp ứng nhu cầu của cơ sở nghề nghiệp để điều chỉnh hoàn thiện.
Thành lập ban chuyên trách kênh thông tin kết nối, QL nhu cầu của đơn vị Công an, điều kiện của nhà trường và QL thông tin phản hồi quá trình triển khai
89
thực hiện. Bước đầu tiên là khảo sát về cơ cấu tổ chức nhiệm vụ, số lượng, chất lượng, chiều hướng biến động nhu cầu đơn vị Công an. Theo từng chu kỳ thời gian đã thống nhất, lập kế hoạch dự báo định tính về hiệu quả quá trình đào tạo, khả năng chuyên môn, kinh nghiệm của người tham gia QLHĐDH môn tin học. Tiến hành thu thập ý kiến thông tin phản hồi từ các bảng hỏi đối với chuyên gia có liên quan (hoặc phỏng vấn, tọa đàm). Sau khi tổng hợp, xử lý số liệu thì thực hiện dự báo định tính (xử lý dự đoán đối xứng, dự báo tương tác), đánh giá kết quả dự báo và chuyển kết quả cho CBQL.
Trên cơ sở thực hiện các bước trên, tác giả đã xây dựng “Mẫu bảng hỏi sử dụng cho khảo sát nhu cầu ứng dụng tin học trong nghề nghiệp” nhƣ Phụ lục PL1.3 và “Hồ sơ năng lực” nhƣ Phụ lục PL1.4.
Thành lập Ban cố vấn xây dựng kế hoạch, thiết lập quy định, phát triển điều kiện hỗ trợ, cải tiến chương trình đào tạo theo tình hình xã hội và nhu cầu của đơn vị Công an.
Khảo sát, phân tích thực trạng nhà trường, nhu cầu nghề nghiệp thực tế để xây dựng Hồ sơ nghề nghiệp. Đối chiếu với các quy định, chương trình hiện hành, mức độ yêu cầu năng lực cốt lõi, để thống nhất kế hoạch, nội dung, phát triển chương trình, ý chí, hành động, chuyển đổi Hồ sơ nghề nghiệp thành Hồ sơ năng lực. Từ các mức năng lực tương ứng (trong Hồ sơ năng lực) mô tả thành các hoạt động học tập (nội dung) cụ thể.
Đối chiếu Hồ sơ nghề nghiệp với đặc điểm người học để xác định mục tiêu, chủ đề, vai trò và sản phẩm đào tạo từng giai đoạn. Chú ý giảm tải khối lƣợng kiến thức chung, tăng cường kiến thức chuyên môn và kiến thức mềm về ứng dụng tin học trong nghề nghiệp. Từ đó, tiếp tục điều chỉnh, bổ sung, phân bổ nội dung, mục tiêu học tập của các mô đun/đơn vị học tập.
Xây dựng Hồ sơ tốt nghiệp; tiêu đề; phân bổ khối lƣợng học; tiến trình thực hiện các mô đun năng lực (và mục tiêu của nó), bài học theo học kỳ, năm học. Đặc biệt là, tiến trình thực hiện bài thực hành phải bám sát nội dung lý thuyết học và thực tế. Tổng hợp, sắp xếp lại thành khung chương trình.
Phối hợp với đơn vị Công an tổ chức hội thảo, thao giảng, hướng dẫn, đánh
90
giá người học và chương trình đào tạo. Qua đó, phản hồi thông tin và phản biện nội dung đào tạo để nhà trường hoàn thiện, cập nhật, cải tiến.
3.2.2.4. Điều kiện thực hiện
Cụ thể hóa chức năng, trách nhiệm, quyền hạn, nhiệm vụ của các bộ phận thực hiện hoặc phối hợp.
Ban chuyên trách, đội ngũ lãnh đạo cần có tầm nhìn chiến lƣợc, năng lực hoạch định phát triển, tập trung các nguồn lực; CBQL, GV, chuyên gia ở cơ sở nghề nghiệp (đơn vị Công an) phải có kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm thực tế, khả năng phối hợp, nghiên cứu, thảo luận.
Đƣợc tạo điều kiện về cơ chế và thiết bị hỗ trợ, khuyến khích tham gia xây dựng, thiết kế, thử nghiệm.
Công tác phối hợp thực hiện chặt chẽ, liên tục, sẵn sàng, bám sát hướng dẫn, đúng quy trình, có trách nhiệm trong xây dựng hồ sơ nghề nghiệp, hồ sơ năng lực, hồ sơ tốt nghiệp (chuẩn đầu ra) và các hợp tác đào tạo cho nhà trường.
Chuyển đổi các quy định, quy chế, hướng dẫn đào tạo truyền thống theo học phần thành tổ chức học tập theo hệ thống mô đun năng lực (đơn vị học tập).
Ban cố vấn và ban chuyên trách có kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm, có khả năng kiểm định, QL tiến trình phát triển nội dung theo năng lực.
Đội ngũ CBQL, GV thường xuyên cập nhật kiến thức thực tế, tích cực, trách nhiệm trong hoạt động phối hợp, nghiên cứu, thảo luận.
Đƣợc tạo điều kiện về cơ chế và thiết bị hỗ trợ, khuyến khích tham gia thiết kế, xây dựng, thử nghiệm.