CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QLHĐDH MÔN TIN HỌC THEO MÔ HÌNH ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP ỨNG DỤNG (POHE) TẠI TRƯỜNG CĐ ANND I
1.3. Những vấn đề lý luận về hoạt động dạy học theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng (POHE)
1.3.3. QLHĐDH theo mô hình POHE
QLHĐDH môn tin học theo mô hình POHE thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ QLHD Tổ chức nâng cao nhận thức và thiết lập mối quan hệ hợp tác với các đơn vị Công an
+ Chỉ đạo, điều hành, đổi mới, phát triển chương trình dạy học + Quản lý hoạt động giảng dạy và kiểm tra đánh giá
26
+ Tăng cường quản lý bồi dưỡng chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao năng lực QLHĐDH
+ Quản lý cơ sở vật chất và phương tiện hỗ trợ 1.3.3.2. Tổ chức và quản lý đào tạo
* Ban QL chương trình POHE chỉ đạo thực hiện:
Dựa vào Hồ sơ nghề nghiệp chuyển hóa thành Hồ sơ năng lực, chương trình khung, phương pháp giảng dạy.
Phối hợp, thiết kế, điều khiển các điều kiện dạy-học, kế hoạch dạy học, kế hoạch thực tập- thực hành, xây dựng GV, phát triển năng lực và đánh giá người học.
* Tổ chức đào tạo theo từng đơn vị học tập (mô đun)
Mỗi đơn vị học phần được thống nhất phương pháp, nội dung giảng dạy, cách thức đánh giá để phát triển một số năng lực cho người học. Tập hợp các năng lực này (theo nhiều mức độ khác nhau) tạo thành năng lực tổng thể cho chương trình đào tạo.
* Tổ chức hoạt động thực hành
Hoạt động thực hành có thể đƣợc tổ chức thành thực tập riêng biệt hoặc tích hợp, lồng ghép thường xuyên với lý thuyết để giải quyết các tình huống thực tế trong nhiều cấp độ khác nhau. Từ đó, hình thành các năng lực cụ thể theo mục tiêu của từng mô đun.
* Hội đồng đánh giá HV
Ban QL chương trình POHE chỉ định Hội đồng đánh giá thống nhất các tiêu chí, quy định, cách thức đánh giá, cho điểm các kết quả học tập và năng lực người học theo mục tiêu của từng giai đoạn thực hiện mô đun.
Đa dạng những phương pháp đánh giá. Tập trung vào đánh giá quá trình hình thành kỹ năng mềm (kỹ năng lập luận, giao tiếp, làm việc nhóm hoặc độc lập, tƣ duy tích cực, khả năng hợp tác, mức độ trách nhiệm, định hướng học tập) và kỹ năng nghề nghiệp (tổng hợp, QL, phân tích, đánh giá, giải quyết dự án, tình huống nghề nghiệp)
1.3.3.3. Giám sát tiến trình thực hiện
27
Giám sát là quá trình theo dõi, kiểm tra định kỳ, liên tục việc thực hiện kế hoạch giáo dục và các nội dung giáo dục cần chỉnh sửa. Từ đó, xác định những hạn chế, thiếu sót và cải tiến chương trình, đạt được kết quả học tập tối ưu.
Quá trình đổi mới, phát triển chương trình cần được thử nghiệm, sửa đổi, cải tiến thường xuyên với đa dạng các phương án-kế hoạch-tài liệu, hiệu quả nhất là thực hiện bởi các chuyên gia bên ngoài trước khi đưa vào thực hiện chương trình.
Công tác giám sát đƣợc triển khai đồng bộ, hợp lý sẽ hỗ trợ việc kiểm tra, phản hồi thông tin kịp thời về kế hoạch đầu vào, đầu ra dự kiến, quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình POHE.
1.3.3.4. Đảm bảo chất lượng
Đảm bảo chất lƣợng là công tác kiểm định chất lƣợng, đánh giá kết quả đối với quá trình thực hiện giáo dục của nhà trường và các đối tượng liên quan nhằm đánh giá, cải tiến chương trình giáo dục.
Đơn vị thực hiện đảm bảo chất lượng chương trình đào tạo POHE chú trọng hỗ trợ bộ môn, các đơn vị liên quan trong việc hướng dẫn xây dựng, triển khai các hoạt động liên quan đến kiểm định, đánh giá, cải tiến hoạt động QL, thúc đẩy phát triển môi trường văn hóa chất lượng bên trong nhà trường. Thông thường, kiểm định chất lƣợng có quy trình nhƣ sau:
Sơ đồ 1.4: Chu trình kiểm định chất lượng
(1) Lập kế hoạch: Dựa trên mục tiêu của học phần, yêu cầu cải thiện chất
(1)
Lập kế hoạch
(2)
Thiết kế quy trình
(3) Kiểm tra (4)
Thực hiện
28
lƣợng giáo dục, xây dựng kế hoạch kiểm định chất lƣợng để xác định những kỳ vọng, mục đích.
(2) Thiết kế quy trình: Mô tả điều kiện ban đầu và quy trình kiểm tra. Bao gồm: Số lượng, tiêu chuẩn người kiểm tra; Thời điểm, thời gian tiến hành; nội dung giám sát.
(3) Kiểm tra: Định kỳ kiểm tra, nghiên cứu các dữ liệu thu đƣợc, đánh giá hạn chế, dự báo xu hướng.
(4) Thực hiện: Đƣa ra quyết định hành động (kế hoạch thực hiện) dựa trên các thông tin phản hồi.
Trong POHE, đánh giá chương trình đào tạo nhằm mục đích cải tiến, điều chỉnh chương trình so với Hồ sơ năng lực thông qua tự đánh giá (CBQL, người học) hoặc đánh giá ngoài (kết hợp với đánh giá của người học, GV, cựu HV, cơ sở nghề nghiệp, nhà QL). Kiểm định chương trình đào tạo trong POHE giúp các đơn vị liên quan có thông tin về chương trình đào tạo bao gồm: Mô tả chương trình đào tạo; Mức độ đáp ứng sứ mạng, mục tiêu; Điểm mạnh, hạn chế và giải pháp cải tiến, phát triển.
Tích hợp đánh giá kết quả, đánh giá quá trình thực hiện chương trình POHE vào kế hoạch đảm bảo chất lượng theo cách tiếp cận năng lực để người học đạt đƣợc năng lực mô tả trong Chuẩn đầu ra (Hồ sơ tốt nghiệp).