Biện pháp 4: Tăng cường quản lý bồi dưỡng chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao năng lực QLHĐDH theo mô hình POHE

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hình POHE trong quản lý hoạt động dạy học môn tin học tại trường cao đẳng an ninh nhân dân i (Trang 105 - 111)

CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIN HỌC THEO MÔ HÌNH POHE TẠI TRƯỜNG CĐ ANND I

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.2.4. Biện pháp 4: Tăng cường quản lý bồi dưỡng chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao năng lực QLHĐDH theo mô hình POHE

3.2.4.1. Mục tiêu

Xã hội ngày càng tiến bộ tạo ra những bước phát triển mạnh mẽ khoa học công nghệ, đặc biệt là trong lĩnh vực tin học. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội thì lực lƣợng Công an phải được tăng cường về bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn, năng lực nghiệp vụ ngay từ khi còn ở trong môi trường học tập.

Một nhà trường có chất lượng đào tạo cao thì trình độ kiến thức, năng lực QL của đội ngũ GV, CBQL là một trong những nhân tố đóng vai trò quyết định. Trong

97

cách tiếp cận POHE, cán bộ, GV thực hiện nhiệm vụ của một chuyên gia, người huấn luyện, đánh giá. Công tác xây dựng đội ngũ, bồi dƣỡng, tập huấn QLHĐDH theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng giúp cho cán bộ giảng, GV nâng cao phương pháp giảng dạy, năng lực QL, cập nhật kiến thức thực tế và định hướng tổ chức hoạt động. Trên cơ sở đó, phát triển cho HV thái độ, kiến thức, kỹ năng thực hiện các nhiệm vụ cụ thể trong nghề nghiệp thực tế.

Do đó, tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, phát triển năng lực QLHĐDH theo mô hình POHE chính là để kiện toàn đội ngũ, nâng cao chất lƣợng HV, GV, CBQL đồng thời thúc đẩy hoạt động giáo dục đào tạo bám sát nhu cầu thực tế nghề nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo của nhà trường.

Một GV giỏi cần phải chú trọng lựa chọn, phối hợp thái độ, phong cách gợi mở để tăng cường tương tác với HV bằng cách phát triển phương pháp dạy học tích cực, tiến bộ.

Hình thành năng lực thực hiện nhiệm vụ công việc trong hoạt động nghề nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn của Hồ sơ nghề nghiệp.

Hỗ trợ người học đạt được năng lực theo đầu ra của chương trình để hòa nhập nhanh vào công việc thực tế.

Đơn vị Công an có cơ hội đề xuất tuyển dụng những cá nhân đáp ứng ngay nghiệp vụ, tiết kiệm thời gian, chi phí, quy trình hướng dẫn, tiếp cận công việc.

Trên cơ sở đó, thúc đẩy năng lực tự học, phát triển kiến thức, kỹ năng làm việc trong thực tế nghề nghiệp, tạo động lực phấn đấu học tập suốt đời, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo chung của nhà trường, đáp ứng yêu cầu thực tế công tác của đơn vị Công an.

3.2.4.2. Nội dung

Chỉ đạo bồi dưỡng nhận thức về chủ trương, chính sách, quy định đổi mới giáo dục của Đảng, Chính phủ và Ngành. Từ đó, nhấn mạnh ý nghĩa, vai trò của vận dụng mô hình POHE trong QLHĐDH môn tin học đối với việc nâng cao chất lƣợng đào tạo.

Trang bị kiến thức về mô hình đào tạo POHE. Tổ chức hội thảo, trao đổi kinh nghiệm, nghiên cứu chuyên đề về chương trình đào tạo định hướng

98

nghề nghiệp ứng dụng để nâng cao kiến thức QLHĐDH môn tin học theo mô hình POHE.

Phối hợp với đơn vị Công an, chuyên gia giàu kinh nghiệm tổ chức các khóa bồi dưỡng, hội thảo, trao đổi kinh nghiệm, thao giảng, trải nghiệp thực tế, hướng dẫn thực hành thực tế tập trung vào nội dung là xây dựng kế hoạch dạy học, thiết kế mục tiêu, chọn lọc phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá và hướng dẫn HV học tập.

Lựa chọn đối tƣợng cốt cán, có đủ năng lực cần thiết, nhiệt tình, tích cực, trách nhiệm để tham gia đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao kiến thức thực tế và kỹ năng ứng dụng tin học trong thực tiễn nghiệp vụ Công an.

Chỉ đạo tổ chuyên môn trực tiếp hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá thường xuyên hoạt động QL dạy học để có những điều chỉnh, bổ sung, cải tiến nội dung trong hoạt động bồi dƣỡng.

Tạo điều kiện, khuyến khích các hoạt động tự bồi dƣỡng, thực hành trải nghiệm, nâng cao kiến thức thực tế nghề nghiệp và QLHĐDH môn tin học của CBQL và GV.

Thống nhất đổi mới quy trình, cách thức triển khai, tích hợp giảng dạy, phát triển chương trình đào tạo theo mô hình POHE.

Lồng ghép, kết nối hợp lý những phương pháp dạy học đảm bảo kế thừa ưu điểm phương pháp cũ.

Triển khai các phương pháp giảng dạy chú trọng “người học là trung tâm”, phát triển kỹ năng, kiến thức thực hành thực tế, thúc đẩy năng lực tự học, chủ động làm việc nhóm, tƣ duy sáng tạo.

Xây dựng động cơ học tập đúng đắn, rèn luyện tác phong nghề nghiệp, thái độ cầu tiến, tự tin, khả năng tự học, làm việc tích cực, phấn đấu học tập suốt đời.

3.2.4.3. Cách thức thực hiện

Thành lập tiểu ban chỉ đạo bồi dưỡng QLHĐDH theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng (đứng đầu QL là Hiệu trưởng) để thực hiện các nội dung sau:

Nghiên cứu các nội dung, văn bản hướng dẫn có liên quan và ý kiến của các chuyên gia, nhận xét phản hồi của cán bộ, GV, tổ chuyên môn. Từ đó, phổ biến văn

99

bản, chỉ thị, quy định tiến hành xây dựng kế hoạch. Đồng thời hướng dẫn cán bộ, giáo viên nhận thức đƣợc ý nghĩa, vai trò và tạo điều kiện tìm hiểu tài liệu, nội dung cần bồi dƣỡng.

Đối chiếu, phân tích các kết quả thực hiện chỉ tiêu công tác năm học trước với các nhu cầu nghề nghiệp hiện tại, phản hồi của cán bộ, GV để xây dựng chương trình bồi dƣỡng. Tập trung phân loại các đối tƣợng cần bồi dƣỡng theo chuyên đề cụ thể như bổ sung kiến thức thực tế, nâng cao kỹ năng sư phạm, phương pháp giáo dục, hình thức tổ chức dạy học theo chương trình POHE. Công tác lập kế hoạch bồi dƣỡng cũng cần chú ý phổ biến, bố trí kế hoạch, trình tự, thời gian để các cá nhân chủ động sắp xếp, đảm bảo các hoạt động chung diễn ra bình thường.

Cử các cán bộ, GV nhiệt tình, đủ năng lực, đã có tìm hiểu, tham gia bồi dƣỡng hoặc luân chuyển có thời hạn về công tác tại đơn vị Công an. Những GV tiếp thu nhanh, giàu kinh nghiệm thực tế, có khả năng thao giảng tốt đóng vai trò nòng cốt để phổ biến, hướng dẫn, thu hút các thành viên khác học tập, vận dụng thực hiện. Đồng thời, tham gia mở rộng, thúc đẩy, kết nối chương trình POHE với các đơn vị Công an, chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể.

Chủ động thiết lập kênh liên lạc với đơn vị Công an, chính quyền địa phương, tổ chức đoàn thể để hợp tác, hỗ trợ trong các hoạt động bồi dưỡng, tập huấn, tham quan, học tập, nghiên cứu thực tế. Tích cực phối hợp với các đại diện đơn vị Công an có kinh nghiệm, mời chuyên gia tham gia hội thảo, thao giảng, trao đổi, chuyên đề.

Hội đồng khoa học nhà trường và tổ chuyên môn thường xuyên tổ chức hội thảo, sinh hoạt chuyên môn, báo cáo chuyên đề, tham quan học tập, trải nghiệm thực tế để cập nhật kiến thức thực tế, phương pháp giảng dạy tích cực;

chỉnh lý và biên soạn tài liệu hướng dẫn giảng dạy tin học theo định hướng ứng dụng nghề nghiệp.

Trong quá trình thực hiện, thường xuyên dự giờ, kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm, thử nghiệm phương pháp, hình thức tổ chức thực hiện khi vận dụng theo mô hình POHE để QL hoạt động dạy học môn tin học. Từ đó, kịp thời có những điều chỉnh những vấn đề tồn tại, đề xuất giải quyết những khó khăn hoặc thống nhất

100

các kế hoạch đổi mới, tham gia cải tiến nội dung, hình thức, thời gian cho hoạt động bồi dưỡng và tuyên dương các giáo viên thực hiện tốt.

Tạo điều kiện về thời gian, thủ tục công văn, lịch trình giảng dạy, tài liệu nghiên cứu và hỗ trợ một phần vật chất, khích lệ tinh thần cho các cán bộ, GV tham gia thực tập, nghiên cứu thực tế, trao đổi GV với các đối tác, tổ chức giáo dục, cơ sở nghề nghiệp khác.

Phát động phong trào thi đua tự học, bồi dƣỡng kiến thức thực tế, đổi mới giảng dạy, phát triển sáng kiến kinh nghiệm, nhân rộng điển hình tiên tiến.

Phối hợp các tổ chức đoàn thể nhƣ tổ chức Đoàn, Đảng, Công đoàn, Hội phụ nữ, Câu lạc bộ, Hội sinh viên, đơn vị Công an, chính quyền địa phương tham gia phát triển các sân chơi, tọa đàm, đối thoại, chia sẻ nguyện vọng, hoạt động ngoại khóa, thi đua sáng tạo để tăng cường tự tin, xây dựng môi trường học tập, văn hóa chia sẻ, giúp đỡ nhau tiến bộ, tích cực tham gia trải nghiệm thực tế, nghiên cứu khoa học.

Ban QL chương trình POHE (Ban chuyên trách), phòng QL đào tạo, tổ chuyên môn lập kế hoạch, tổ chức khảo sát nhận thức, trình độ, tâm lý, đặc điểm cán bộ, GV, HV.

Đánh giá hạn chế, ưu điểm, tính hiệu quả các phương pháp giảng dạy đang thực hiện. Tổ chức hội thảo, sinh hoạt thảo luận theo các chuyên đề, thống nhất quy trình, cách thức triển khai, tích hợp giảng dạy, phát triển chương trình đào tạo theo mô đun năng lực. Tiếp tục kế thừa, phát triển những nhân tố tích cực để làm hạt nhân đổi mới.

Tiến hành bổ sung, phối hợp, lồng ghép đa dạng các phương pháp dạy học tích cực để cải tiến, thay đổi phương pháp kém hiệu quả, thực hiện cập nhật các phương pháp định hướng nghề nghiệp (tham khảo Phụ lục PL1.7). Chú trọng những phương pháp “lấy người học là trung tâm” như:

Dạy học dự án: Nghiên cứu, phát triển, viết báo cáo;

Dạy học theo tình huống: Giải quyết vấn đề mới, phát sinh;

Làm việc nhóm: Phát triển kỹ năng liên kết, hợp tác làm việc hoặc học tập;

Đóng vai, trò chơi, mô phỏng tương tác, sử dụng hỗ trợ từ máy tính:

Tăng cường trải nghiệm thực hành, thực tập nghề nghiệp;

101

Công não: Thúc đẩy tƣ duy chiều sâu, chủ động phân tích tình huống;

Trình diễn, chứng minh, thảo luận trong giờ học, hội nghị bàn tròn: Rèn luyện tâm lý thuyết trình, chủ động lập luận, phản biện vấn đề;

Thực hành, gợi nhớ, lặp lại vấn đề cũ: Tăng cường khả năng ghi nhớ, xử lý vấn đề;

Xem phim video, tự học có hướng dẫn, tự khám phá, nghiên cứu, làm nhiệm vụ độc lập: Rèn luyện khả năng tự học;

Đánh giá kết quả: Sử dụng đánh giá chéo hoặc tự đánh giá;

Quan sát, tham quan, học tập, thực tập cơ sở nghề nghiệp;

Học mở, học từ xa: Chủ động tìm kiếm tài liệu học tập;

Tổ chức giảng minh họa, triển khai thí điểm.

Tăng cường thảo luận, đánh giá hiệu quả các phương pháp dạy học tin học theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng.

Tiến hành nhân rộng và tái đánh giá thường xuyên để có những cập nhật, điều chỉnh kịp thời.

Phối hợp các đoàn thể nhƣ tổ chức Đoàn, Đảng, Công đoàn, Hội phụ nữ, Câu lạc bộ, Hội sinh viên, đơn vị Công an, chính quyền địa phương tham gia phát triển các sân chơi, tọa đàm, đối thoại, chia sẻ nguyện vọng, hoạt động ngoại khóa, thi đua sáng tạo để tăng cường tự tin, xây dựng môi trường học tập, văn hóa chia sẻ, giúp đỡ nhau tiến bộ, tích cực tham gia trải nghiệm thực tế, nghiên cứu khoa học.

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện

Nhà trường đẩy mạnh công tác phổ biến nhận thức, tuyên truyền nêu cao vai trò, ý nghĩa của vận dụng mô hình POHE trong QLHĐDH môn tin học đối với việc nâng cao chất lƣợng giáo dục nghề nghiệp. Bằng việc nắm bắt rõ những đặc điểm, ý nghĩa của nó, cán bộ, GV, HV sẽ chủ động, tích cực tham gia hoạt động bồi dƣỡng.

Kế hoạch bồi dƣỡng, tập huấn phải đƣợc xây dựng trên cơ sở xác định đúng nhu cầu, đúng đối tƣợng sau khi đã chọn lọc kỹ lƣỡng chuyên đề bồi dƣỡng. Đồng thời, thực hiện công khai, lấy ý kiến của các chuyên gia từ đơn vị Công an, GV giàu kinh nghiệm, tạo điều kiện về thời gian, lịch trình giảng dạy để cán bộ, giáo viên tham gia tích cực.

102

Cán bộ, GV tham gia bồi dƣỡng có khả năng ứng dụng, phổ biến, truyền đạt các kiến thức đã bồi dƣỡng.

Có cơ chế kiểm tra, đánh giá kết quả, chất lƣợng học tập và hình thức khen thưởng, phân loại kịp thời để đưa QLHĐDH môn tin học theo mô hình POHE trở thành thường xuyên, liên tục.

Nhà trường quan tâm đầu tư, xây dựng và QL cơ sở vật chất, phương tiện hỗ trợ dạy học, tài liệu tham khảo đáp ứng yêu cầu bồi dƣỡng cho cán bộ, GV, HV.

Các tổ chức đoàn thể, đơn vị Công an, các trường có liên quan nỗ lực hợp tác, chặt chẽ, chủ động, tích cực, trách nhiệm với nhà trường.

Đổi mới đội ngũ CBQL, GV về nhận thức, trình độ chuyên môn, năng năng lực QL đối với chương trình giảng dạy môn tin học và chương trình POHE.

Cụ thể hóa mục tiêu, điều kiện, phương tiện dạy học, đặc điểm người học và GV, Chuẩn đánh giá GV và HV trên các mặt tiêu chí, hình thức, nội dung, mức độ.

Thiết lập tiêu chí hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học là một trong những thành tố đánh giá CBQL, GV.

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hình POHE trong quản lý hoạt động dạy học môn tin học tại trường cao đẳng an ninh nhân dân i (Trang 105 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(211 trang)