Thực trạng hoạt động dạy học môn tin học của giảng viên

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hình POHE trong quản lý hoạt động dạy học môn tin học tại trường cao đẳng an ninh nhân dân i (Trang 51 - 60)

2.3. Kết quả khảo sát thực trạng QLHĐDH môn tin học ở trưởng CĐ

2.3.1. Thực trạng hoạt động dạy học môn tin học của giảng viên

Kế hoạch dạy học là bản thiết kế các bước thực hiện mục tiêu của chương trình dạy học theo các mốc thời gian. Khi lập kế hoạch chi tiết, cụ thể sẽ tạo tiền đề cho nhà QL và GV nắm được các bước hoạt động, chỉ đạo, tổ chức, phối hợp thực hiện. Kết quả khảo sát công tác lập kế hoạch dạy học môn tin học tại trường CĐ ANND I được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 2.2: Khảo sát thực trạng công tác lập kế hoạch dạy học môn tin học

TT Nội dung Ý

kiến

Mức độ thực hiện Thường

xuyên Đôi khi Chƣa làm 1

Thực hiện chỉ đạo của nhà trường về xây dựng kế hoạch triển khai nhiệm vụ chuyên môn đầu năm học

SL 37 0 0

% 100 0 0

2

Nghiên cứu khung pháp lý: Các quy định, thông tư, văn bản pháp luật, hướng dẫn, quy chế, điều lệ thực hiện đào tạo có liên quan

SL 37 0 0

% 100 0 0

3

Đánh giá tình hình, điều kiện hiện có của nhà trường: Cơ sở vật chất, tình hình thu chi tài chính

SL 13 21 3

% 36 57 7

4 Phân tích giảng viên: Số lƣợng, trình độ, năng lực, nguyện vọng giảng dạy.

SL 0 37 0

% 0 100 0

5

Phân tích đặc điểm học viên, trình độ nhận thức để chọn lọc nội dung giảng dạy, phân hóa đối tƣợng và dự kiến tình huống phát sinh

SL 0 32 5

% 0 86 14

43 6 Khảo sát yêu cầu, nhiệm vụ của môn tin

học trong công việc thực tế

SL 0 0 37

% 0 0 100

7 Mô tả các mục tiêu năng lực thành mục tiêu giáo dục tổng quát, mục tiêu cụ thể

SL 0 30 7

% 0 82 18

8 Phân phối, thiết kế cấu trúc nội dung dạy- học

SL 0 37 0

% 0 100 0

9

Chọn lọc, phát triển phương pháp dạy-học để khuyến khích học viên chủ động, tích cực, sáng tạo, phát triển năng lực tin học trong ứng dụng nghề nghiệp

SL 5 29 3

% 14 79 7

10

Bồi dưỡng phương pháp dạy học, năng lực sử dụng phương tiện, công cụ, đồ dùng dạy học

SL 0 13 1

% 0 34 3

11

Xây dựng quy định, kế hoạch kiểm tra, đánh giá, hỗ trợ thực hiện nội dung chương trình

SL 37 0 0

% 100 0 0

12 Xây dựng tài liệu dạy-học SL 5 27 5

% 14 72 14

13

Quy định phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và quá trình học tập theo định hướng nghề nghiệp

SL 0 0 37

% 0 0 100

Nhận xét:

Các GV rất chủ động nghiên cứu, bám sát các chỉ đạo và quy định về lập kế hoạch dạy học đối với môn tin học, thể hiện ở kết quả 100% đánh giá GV thường xuyên thực hiện các công tác nghiên cứu khung pháp lý; thực hiện đúng quy định, chỉ đạo nhà trường; xây dựng quy định kiểm tra, đánh giá. Có thể thấy, GV đã có nhận thức sâu sắc về vai trò QLHĐDH và đã có những bước đầu tiếp cận giáo dục định hướng nghề nghiệp thông qua công tác mô tả các mục tiêu năng lực thành mục tiêu giáo dục tổng quát, mục tiêu cụ thể.

Theo đó, tuy không thường xuyên nhưng hầu hết, GV đã có phân phối thiết kế cấu trúc nội dung phù hợp với chương trình đào tạo, chọn lọc phương pháp dạy- học. Bên cạnh tính chất của ngành Công an là thực hiện nghiêm các mệnh lệnh điều hành, vẫn có nhiều thời điểm, có tổ chức bất hợp lý, chồng chéo, dàn trải tiến trình giảng dạy ở một số môn học làm cho, nên GV chƣa chủ động trong đánh giá tình

44

hình điều kiện nhà trường và GV để thiết kế, phân công dạy học. Trong quá trình học tập tại trường, HV phải đồng thời tham gia nhiều nội dung như học tập nghị quyết, bồi dƣỡng chính trị, kiểm tra năng lực lái xe, ngoại ngữ, nghiên cứu khoa học, thi đua văn nghệ, thể dục thể thao cũng ảnh hưởng không nhỏ đến học tập chính khóa.

Thực tế, nhà trường thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng phương pháp giảng dạy, năng lực sử dụng phương tiện hỗ trợ dạy học và xây dựng tài liệu dạy học. Qua trao đổi, nhiều cán bộ, GV nhận xét chương trình bồi dưỡng, đổi mới chưa đi vào thực chất khi không gắn nguyện vọng, thời điểm và thực tế giảng dạy của GV. Một số lớp học chưa được cân nhắc thời điểm tổ chức, người học không được tạo điều kiện về giảng dạy, GV thao giảng chƣa có những đột phá trong chuyên môn hoặc khả năng sư phạm chưa sâu sắc nên chưa thu hút được mọi người tham gia tích cực

Giáo dục bậc trung học an ninh trong trường CĐ ANND I đòi hỏi phát triển năng lực, kỹ năng nghề nghiệp. Theo Quy chế đào tạo của Bộ Công an quy định thời gian học tập môn tin học hoặc các môn khác là cố định. Trong khi, để tích hợp kiến thức, kỹ năng, thái độ trong môn tin học định hướng nghề nghiệp đòi hỏi các yếu tố này đƣợc sắp xếp linh hoạt theo trình tự, phù hợp với từng mức độ mục đích, ý nghĩa đào tạo. Bên cạnh đó, công tác xây dựng mối quan hệ bền vững, toàn diện với cơ sở nghề nghiệp đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy đào tạo, cập nhật, cung cấp kiến thức, kỹ năng thực tế, khách quan. Nếu khảo sát đúng yêu cầu thực tế, đánh giá chất lƣợng kết quả học tập sẽ tạo động lực phấn đấu học tập, gia tăng khả năng hòa nhập, sẵn sàng công tác sau khi tốt nghiệp của HV. Tuy nhiên, công tác khảo sát yêu cầu, nhiệm vụ của môn tin học trong thực tế; xây dựng phương thức kiểm tra, đánh giá theo định hướng nghề nghiệp đối với môn tin học chƣa đƣợc chú trọng. Các GV giảng dạy môn tin học đều là giáo viên ngoài ngành Công an đƣợc tuyển dụng, bồi dƣỡng nghiệp vụ Công an nên việc thiết lập mối quan hệ với cơ sở nghề nghiệp (để xây dựng cơ chế hợp tác, duy trì thực hành thực tế, trao đổi kinh nghiệm, xây dựng cầu nối với HV đã tốt nghiệp) rất hạn chế.

Qua phân tích đặc điểm khảo sát, nếu công tác lập kế hoạch giảng dạy môn

45

tin học thực hiện khảo sát thực tế, xây dựng quy trình kiểm đánh giá theo định hướng nghề nghiệp sẽ tạo động lực, tác động tích cực đến người học, từ đó gia tăng hiệu quả quá trình dạy học môn tin học.

2.3.1.2. Thực trạng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn tin học

Phương pháp dạy học hay cách thức hoạt động giữa GV - HV là yếu tố quan trọng, tác động trực tiếp đến việc hình thành thái độ, kiến thức, kỹ năng, thế giới quan của người học. Tìm hiểu về thực trạng áp dụng một số phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phổ biến, kết quả thu được tổng hợp theo bảng dưới đây:

Bảng 2.3: Khảo sát thực trạng sử dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn tin học tại nhà trường

TT Nội dung Ý

kiến

Mức độ thực hiện Thường

xuyên Đôi khi Chƣa làm 1 Dạy học dự án: Nghiên cứu, phát triển,

viết báo cáo

SL 0 0 37

% 0 0 100

2 Dạy học theo tình huống: Giải quyết vấn đề mới, phát sinh

SL 0 0 37

% 0 0 100

3 Làm việc nhóm SL 0 34 3

% 0 93 7

4 Đóng vai, trò chơi, mô phỏng tương tác SL 3 17 18

% 7 45 48

5 Công não SL 0 13 24

% 0 35 65

6 Thuyết trình SL 16 84 0

% 16 84 0

7 Thực hành SL 33 4 0

% 89 11 0

8 Tự học có hướng dẫn SL 0 37 0

% 0 100 0

9 Trình diễn, chứng minh SL 3 34 0

% 8 92 0

10 Video SL 0 12 28

% 0 33 77

46

11 Thảo luận trong giờ học, hội nghị bàn tròn SL 0 0 37

% 0 0 100

12 Tự khám phá, nghiên cứu, làm nhiệm vụ độc lập

SL 20 7 6

% 53 20 17

13 Gợi nhớ, lặp lại vấn đề cũ SL 12 19 6

% 33 50 17

14 Đánh giá kết quả: Sử dụng đánh giá chéo hoặc tự đánh giá

SL 0 0 37

% 0 0 100

15 Mô phỏng, sử dụng hỗ trợ từ máy tính SL 0 15 22

% 0 41 59

16 Quan sát SL 6 31 0

% 16 84 0

17 Tham quan, học tập SL 0 0 37

% 0 0 100

18 Thực tập cơ sở nghề nghiệp SL 0 0 37

% 0 0 100

19 Học mở, học từ xa SL 0 0 37

% 0 0 100

Nhận xét:

Từ kết quả bảng khảo sát ở trên, cho thấy có nhiều GV đã áp dụng đa dạng các phương pháp dạy học, cụ thể như sau:

Các phương pháp truyền thống như: Làm việc nhóm; thuyết trình; thực hành;

tự học có hướng dẫn; gợi nhớ, lặp lại vấn đề cũ; quan sát đều được các GV sử dụng (tỷ lệ trên 90%). Việc đa dạng các phương pháp dạy học cho thấy các GV đã chủ động tích hợp các phương pháp giảng dạy vào trong bài giảng để thu hút người học đặc biệt trong môn tin học, thực hành thường xuyên sẽ gia tăng khả năng nhớ, giúp tiếp thu khối lượng lớn kiến thức cho người học.

Tuy nhiên, việc học tập sẽ thành công hơn nhiều nếu các phương pháp học theo hướng “trải nghiệm” như: Dự án; tình huống; công não; người học trình bày, trình diễn kỹ thuật, mô phỏng, sử dụng hỗ trợ từ máy tính; tham quan, học tập; thực tập cơ sở nghề nghiệp được sử dụng thường xuyên hoặc phối hợp, lồng ghép với

47

các phương thức dạy học truyền thống. Các phương pháp dạy học tích cực này tác động vào nhiều giác quan bởi nhiều nội dung thiết thực đƣợc chọn lựa phù hợp để hình thành nên kiến thức, kỹ năng, thúc đẩy người học chủ động tìm hiểu, nghiên cứu, lĩnh hội kiến thức. Bởi vì, đối với giáo dục nghề nghiệp, việc tiếp nhận tri thức là để giải quyết vấn đề thực tế trong đời sống và công việc. Người học thường bị thu hút và có trách nhiệm bởi những vấn đề họ tin, từng thực hành, đã lựa chọn thử nghiệm. Qua trò chuyện, trao đổi, nhiều GV phản ánh về hạn chế trong đổi mới phương pháp, tổ chức dạy học môn tin học tại nhà trường như: Hoạt động dạy học bị giới hạn về nội dung, địa điểm, thời gian (do được quy định chi tiết bởi chương trình đào tạo của môn học/năm học và tính chất đặc thù của ngành Công an); chƣa được bồi dưỡng chuyên sâu về những phương pháp dạy học mới, chưa chủ động khi lập kế hoạch, hướng dẫn học tập; cơ sở vật chất chưa đồng bộ; công tác QL, đánh giá chƣa thực sự đầy đủ.

Thực tế, việc học tập là một quá trình và mỗi người có một phong cách, khả năng khác nhau nên GV giỏi cần nắm được đặc điểm, hành vi người học, xây dựng phương pháp phù hợp với cá nhân (hoặc nhóm HV) để trang bị những năng lực cốt lõi cho nghề nghiệp tương lai.

2.3.1.3. Thực trạng kiểm tra- đánh giá trong dạy học môn tin học

Sau quá trình (hoặc giai đoạn đào tạo) nhất định, đánh giá kết quả học tập được thực hiện bằng việc so sánh với mục tiêu ban đầu đặt ra. Trong trường CĐ ANND I, công tác kiểm tra đánh giá môn tin học theo định kỳ (2 bài), thường xuyên (trong quá trình học) và kết thúc môn học. Kết quả khảo sát quá trình kiểm tra, đánh giá môn tin học cho HV hệ trung cấp ở nhà trường được thể hiện ở bảng thống kê dưới đây:

48

Bảng 2.4: Khảo sát thực trạng kiểm tra- đánh giá trong dạy môn học tin học của giảng viên

TT Hình thức đánh giá Ý

kiến

Mức độ thực hiện Thường

xuyên Đôi khi Chƣa làm 1

Quan sát hành vi, đánh giá về tinh thần, thái độ, ý tưởng, kỹ năng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, trò chơi.

SL 0 9 28

% 0 25 75

2 Kiểm tra trắc nghiệm SL 11 26 0

% 30 70 0

3

Phiếu điều tra, thu thập thông tin (hoặc câu hỏi gợi mở; các vấn đề cũ; vấn đề mới) và bài thi viết

SL 0 10 27

% 0 28 72

4 Bài luận, bài nghiên cứu, báo cáo nhiệm vụ (theo chủ đề hoặc dự án)

SL 0 0 37

% 0 0 100

5 Báo cáo trực tiếp: Mô tả bằng văn bản hoặc thuyết trình

SL 0 0 37

% 0 0 100

6 Báo cáo từ người hướng dẫn SL 0 0 37

% 0 0 100

7 Tự đánh giá, đánh giá từ chéo SL 0 0 37

% 0 0 100

8 Bài tập tích hợp (thực hành, tự luận, trắc nghiệm, vấn đáp)

SL 0 27 10

% 0 73 27

9 Phỏng vấn trực tiếp SL 0 0 37

% 0 0 100

10 Vấn đáp để giải quyết vấn đề SL 0 12 25

% 0 33 67

11 Thực hành SL 26 11 0

% 70 30 0

12 Sản phẩm cá nhân: Mức độ, kết quả, cách thức, phân tích giải quyết vấn đề

SL 0 37 0

% 0 100 0

13 Sản phẩm nhóm: Mức độ, kết quả, cách thức, phân tích giải quyết vấn đề

SL 0 6 31

% 0 17 83

Nhận xét:

Kết quả ở bảng trên thể hiện hình thức kiểm tra đánh giá chủ yếu là thực

49

hành, trắc nghiệm. Các đánh giá này ở mức độ đánh giá thuộc kiến thức (biết hiểu, vận dụng), chưa có nhiều câu hỏi đánh giá năng lực sáng tạo, tư duy của người học.

Các phương pháp đánh giá sản phẩm nhóm và bài tập tích hợp chỉ đôi khi sử dụng.

Theo thông tƣ số 09/2017/TT-BLĐTBXH quy định “Điểm học phần bao gồm điểm kiểm tra đánh giá quá trình học và điểm thi kết thúc học phần. Trong đó, điểm kiểm tra đánh giá quá trình học bao gồm điểm kiểm tra đánh giá thường xuyên và điểm kiểm tra đánh giá định kỳ” [13]. Trong môn tin học, ngân hàng câu hỏi kiểm tra thường xuyên và định kỳ chưa có mà do lãnh đạo bộ môn phân công tổ tin học phụ trách kiểm định chất lƣợng các bài của GV xây dựng theo quy định của nhà trường. Các phương pháp đánh giá như: Quan sát hành vi, đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ; vấn đáp; bài tập tích hợp; đánh giá sản phẩm nhóm chỉ đôi khi thực hiện. Đặc biệt, các phương pháp đánh giá chú trọng đến năng lực cốt lõi của môn tin học trong hoạt động nghề nghiệp tương lai như: Bài luận; báo cáo; tự đánh giá, đánh giá chéo; phỏng vấn trực tiếp; sản phẩm cá nhân chƣa đƣợc thực hiện. Hầu hết các GV chƣa quan tâm lấy thông tin phản hồi (đánh giá qua phiếu điều tra); chƣa đào sâu, nghiên cứu, đề xuất các phương pháp kiểm tra hiệu quả với người học và phù hợp với đặc điểm ứng dụng tin học trong nghề nghiệp.

Đối với đề thi kết thúc học phần vẫn sử dụng Bộ đề thi kết thúc học phần (biên soạn năm 2014, chỉnh lý năm 2016). Bộ đề thi vẫn sử dụng theo chương trình cũ, thiếu sự kết nối năng lực nghề nghiệp cốt lõi, không đảm bảo đánh giá đầy đủ về chất lƣợng HV.Trong khi đó, quy trình bốc thăm đề thi đƣợc tổ chức thực hiện bởi cán bộ phòng khảo thí & kiểm định chất lƣợng đào tạo, cán bộ phòng QL đào tạo, lãnh đạo Bộ môn đều là không có chuyên môn giảng dạy môn tin học nên không kịp thời đánh giá, điều chỉnh những sai sót.

Kiểm tra đánh giá là một trong những thành tố quan trọng để thực hiện mục tiêu đào tạo. Muốn tạo ra động lực học tập, phát triển vai trò trung tâm của người học, gia tăng hiệu quả của quá trình giảng dạy, thì công cụ kiểm tra đánh giá phải đa dạng, khách quan, thực hiện liên tục trong cả quá trình, đảm bảo đƣợc sự phát triển trong nghề nghiệp tương lai. Điều này, đòi hỏi các cam kết tích cực của HV và sự cố gắng rất nhiều từ GV.

50

2.3.1.4. Thực trạng phương tiện hỗ trợ hoạt động dạy học

Các phương tiện hỗ trợ hoạt động dạy học đóng vai trò tích cực trong trong việc tổ chức, phát triển nội dung, phương pháp dạy học. Nhà trường hiện có 2 khu Nhà Giảng đường và Ngoại tuyến với số phòng học là 37. Phòng học máy tính có 5 phòng, phòng tương tác có 6 phòng, phòng trang bị máy chiếu có 25 phòng. Để đánh giá thực trạng phương tiện hỗ trợ hoạt động dạy học, tác giả đã khảo sát và thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Bảng 2.5: Khảo sát thực trạng phương tiện hỗ trợ hoạt động dạy học

TT Nội dung Ý

kiến

Mức độ đáp ứng Thường

xuyên Đôi khi Chƣa làm 1 Sử dụng phòng học chuyên dùng hiện có

trong nhà trường

SL 33 4 0

% 89 11 0

2 Đảm bảo tính hiệu quả: Chọn lọc phương tiện phù hợp, dễ sử dụng

SL 11 23 3

% 31 60 9

3

Đảm bảo tính đầy đủ: Thống kê, mua mới, sửa chữa phương tiện hỗ trợ hoạt động dạy học (máy chiếu, máy tính, hệ thống tương tác, mô phỏng, phần mềm, kết nối mạng)

SL 26 2 9

% 71 5 24

4 Đảm bảo tính sẵn sàng: Phần mềm, ứng dụng, thiết bị điều khiển, hệ thống kết nối

SL 8 23 6

% 22 63 15

5

Đảm bảo sáng tạo, linh hoạt trong sử dụng phương tiện hỗ trợ hoạt động dạy học: Đồ dùng tự tạo, tài liệu phát tay …

SL 0 6 31

% 0 17 83

6 Tập huấn hoặc tự nghiên cứu sử dụng thiết bị và triển khai tính năng để gia tăng hiệu quả

SL 0 12 25

% 0 33 67

7 Trao đổi, kết nối với các nguồn tài liệu học thuật khác

SL 0 0 37

% 0 0 100

Nhận xét:

Từ kết quả trên cho thấy, công tác chuẩn bị cơ sở vật chất, đồ dùng, phương tiện hỗ trợ hoạt động dạy học là khá tốt. Trong công tác QL, nhà trường có quy định

51

trách nhiệm đối với cán bộ, GV sử dụng phòng thực hành. Hàng năm, nhà trường đều có kiểm tra, thống kê, sửa chữa nhưng vẫn còn chậm, chưa lấy thường xuyên phối hợp với cán bộ, GV để nắm bắt kịp thời tình hình phương tiện hỗ trợ dạy-học.

Thực hiện trao đổi thêm, còn có những đánh giá việc chƣa đảm bảo tính hiệu quả, sẵn sàng, đầy đủ.

Trong nhà trường, GV tin học đã bước đầu sử dụng phòng học chuyên dùng.

Do trang bị cơ sở vật chất chƣa đồng bộ, thiếu kết nối mạng nội bộ và nguồn tài liệu bên ngoài, đa số GV mới chỉ chọn lựa phương tiện phù hợp, dễ sử dụng, chưa có sự sáng tạo, linh hoạt sử dụng khi triển khai hoạt động dạy-học. Nguyên nhân đƣợc đánh giá là do các GV chƣa chủ động tham gia tập huấn, tự nghiên cứu tính năng, sử dụng dụng thiết bị (tỷ lệ 67%), lãnh đạo bộ môn chƣa sát sao trong công tác chỉ đạo thực hiện, nghiên cứu ứng dụng phương tiện hỗ trợ hoạt động dạy-học tin học.

Đặc thù môn tin học cần cơ sở vật chất và trang bị riêng biệt để đào tạo thực hành, tổ chức mô phỏng tình huống thực tiễn nghề nghiệp. Vấn đề chọn lựa công nghệ, phương tiện hỗ trợ có tác động tương hỗ lẫn nhau từ kế hoạch, phương pháp, tổ chức dạy học đến chất lƣợng giảng dạy. Mỗi bài giảng có những mục đích khác nhau, cần đến phương pháp, hình thức, phương tiện tổ chức dạy-học phù hợp. Bên cạnh đó, khi sử dụng phương tiện hỗ trợ không sáng tạo, linh hoạt thì không thu hút, không phát triển tính tích cực, thúc đẩy được vai trò trung tâm của người học.

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hình POHE trong quản lý hoạt động dạy học môn tin học tại trường cao đẳng an ninh nhân dân i (Trang 51 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(211 trang)