Thực trạng hoạt động học tập môn tin học của học viên

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hình POHE trong quản lý hoạt động dạy học môn tin học tại trường cao đẳng an ninh nhân dân i (Trang 60 - 67)

2.3. Kết quả khảo sát thực trạng QLHĐDH môn tin học ở trưởng CĐ

2.3.2. Thực trạng hoạt động học tập môn tin học của học viên

Trong trường CĐ ANND I, hoạt động học tập của HV bao gồm cả kiến thức nghiệp vụ, đạo đức Cách mạng, tác phong người CAND. HV trong nhà trường đến từ nhiều tỉnh thành trong cả nước, ở tập trung trong ký túc xá và thực hiện điều lệnh nội vụ theo quy định. Mặc dù có khác biệt về văn hóa, dân tộc, nhƣng các HV đều có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, đoàn kết, nhiệt tình tham gia hoạt động trong nhà trường. Triển khai khảo sát thực trạng phương pháp học tập môn tin học, tác giả thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

52

Bảng 2.6: Khảo sát thực trạng phương pháp học tập môn tin học

TT Nội dung Ý

kiến

Mức độ thực hiện Thường

xuyên Đôi khi Chƣa làm 1 Xây dựng, sắp xếp kế hoạch học tập cụ thể SL 17 94 39

% 11 63 26

2

Kiến tập, trải nghiệm và vận dụng kiến thức giải quyết tình huống thực tế theo hướng dẫn, trợ giúp của giáo viên

SL 0 36 114

% 0 24 76

3

Học viên nghiên cứu trước nội dung; phát biểu xây dựng bài; ghi nhớ kiến thức thông qua thực hành và làm bài tập vận dụng.

SL 75 36 39

% 50 24 26

4

Học viên hoạt động độc lập: Quan sát, phân tích, thảo luận, thực hành, làm bài tập vận dụng

SL 59 82 9

% 39 55 6

5 Học thuộc lý thuyết SL 62 88 0

% 41 59 0

6 Ghi nhớ trọng tâm, cấu trúc SL 41 82 27

% 27 55 18

7 Luyện tập thực hành SL 69 81 0

% 46 54 0

8 Tìm hiểu, phân tích dự án SL 0 0 150

% 0 0 100

9 Làm nhiệm vụ theo nhóm SL 0 26 124

% 0 17 83

10 Tham khảo sự hỗ trợ từ chuyên gia, bạn bè SL 91 35 24

% 61 23 16

11 Nghiên cứu giáo trình, tài liệu SL 66 62 20

% 45 42 13

12 Khai thác thông tin qua sách, báo, Internet, mạng xã hội

SL 0 44 106

% 0 29 71

13 Học tập sử dụng sơ đồ tƣ duy SL 0 0 150

% 0 0 100

14 Tự điều chỉnh sau khi kiểm tra, đánh giá SL 29 50 71

% 19 33 48

15 Câu lạc bộ, nhóm tƣ vấn, hỗ trợ học tập, nghiên cứu khoa học về tin học

SL 0 0 150

% 0 0 100

53 Nhận xét:

Từ bảng tổng hợp trên cho thấy, HV đã phần nào xác định đƣợc trách nhiệm và động cơ học tập trong việc xây dựng, sắp xếp kế hoạch học tập; chủ động nghiên cứu trước nội dung, xây dựng bài, ghi nhớ kiến thức (tỷ lệ chưa làm 26%). Phương pháp học chủ yếu vẫn là học tập độc lập, học thuộc lý thuyết, luyện tập thực hành, nghiên cứu giáo trình-tài liệu và tham khảo bạn bè. Việc lối truyền thụ một chiều với phương pháp dạy học truyền thống duy trì khá lâu tạo nên cách nhận thức thụ động, tƣ duy rập khuôn trong phần lớn HV.

Các phương pháp học tập chủ động như: Ghi nhớ trọng tâm; Tham khảo sự hỗ trợ từ chuyên gia, bạn bè; nghiên cứu tài liệu mới; tự điều chỉnh sau kiểm tra mới được thực hiện ở mức độ bình thường. Thực tế, GV tin học đều nhiệt tình, tận tâm trong giảng dạy nhưng còn một số HV chưa thấy thu hút bởi chương trình học nên vẫn chƣa đầu tƣ, chủ động xây dựng, sắp xếp kế hoạch học tập.

Đặc biệt, nhóm phương pháp trải nghiệm tình huống thực tiễn nghề nghiệp như: Tham gia hoạt động thực tế theo hướng dẫn, trợ giúp của giáo viên; tìm hiểu, phân tích dự án; làm nhiệm vụ theo nhóm; khai thác thông tin-xã hội; học tập sử dụng sơ đồ tư duy chưa được thực hiện. Cầu nối của phong trào tự học, hướng dẫn nghiên cứu là câu lạc bộ, nhóm tƣ vấn, hỗ trợ học tập tin học chƣa có những hoạt động hiệu quả. Qua trao đổi với HV thì nguyên nhân cơ bản là do nhà trường chưa có nhiều quy định khuyến khích HV đổi mới phương pháp học. Nhiều GV chưa tìm hiểu, tiếp cận với phương pháp học mới, tích hợp lồng ghép các bài tập thực hành, hoạt động thực tế để hướng dẫn, giảng dạy cho HV.

Khi HV trưởng thành từ môi trường học tập phổ thông với lối học tập thụ động chi phối, để gia nhập môi trường sư phạm mới thì HV cần phải nhận thức đúng vai trò trung tâm của mình. Từ việc xác định nhu cầu học tập, lập kế hoạch, thay đổi cách học thông qua thực tế, trải nghiệm, độc lập tƣ duy, phối hợp học tập, kết nối tri thức đến chủ động tham vấn trợ giúp đều hướng đến môi trường học tập tích cực, chú trọng vào quá trình và hoạt động học tập định hướng nghề nghiệp.

2.3.2.2. Thực trạng cơ sở vật chất và điều kiện học tập môn tin học của học viên

Qua tìm hiểu, tổng diện tích sử dụng nhà trường là 75.034m2 với 2 cơ sở đào

54

tạo là ở huyện Sóc Sơn và ở quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Ký túc xá có 4 tòa nhà với trang bị công trình phụ, sức chứa khoảng 1200 HV. Nhà trường hiện có 2 khu Nhà Giảng đường và Ngoại tuyến với số phòng học là 37, 1 phòng thư viện điện tử, 1 phòng đọc thƣ viện và 1 phòng đọc tƣ liệu nghiệp vụ. Hàng năm nhà trường đều thực hiện kiểm tra, cải tạo, sửa chữa sân vận động, sân tập điều lệnh, phòng học và nhà vệ sinh chung.

Theo quy định của Bộ Công an và quy định của Hiệu trưởng về lịch hoạt động hàng ngày, ngoài giờ lên lớp, chuẩn bị học tập (từ 7h30 đến 11h30 và từ 13h đến 16h) thì HV thực hiện chế độ học tập sinh hoạt tập thể theo quy định của trường (từ 19h đến 20h). Phòng đọc Tƣ liệu nghiệp vụ, thƣ viện mở cửa phục vụ theo giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 7. Tối thứ 7 và chủ nhật HV đƣợc nghỉ. Công tác trực ban thực hiện luân phiên theo quy định số 09 ngày 8/5/1997 của Bộ Công an. Công tác hoạt động thực tế (theo Hướng dẫn số 6777/HD-X11 ngày 30/6/2014 của Tổng cục Xây dựng lực lƣợng CAND) và thực tập tốt nghiệp (theo thông tƣ số 1/2015/TT-BCA ngày 5/1/2015 của Bộ trưởng Bộ Công an) chưa có hướng dẫn đối với môn tin học cho HV nhà trường. Khảo sát thực trạng sử dụng cơ sở vật chất, điều kiện học tập môn tin học của HV, tác giả thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Bảng 2.7: Khảo sát thực trạng cơ sở vật chất, điều kiện học tập môn tin học của học viên

TT Nội dung Ý

kiến

Mức độ đáp ứng Tốt Trung

bình

Còn thiếu

1 Phòng học thông thường SL 141 9 0

% 94 6 0

2 Phòng học máy tính SL 33 71 46

% 22 47 31

3 Phòng học tương tác SL 0 29 121

% 0 19 81

4 Phòng học mô phỏng, ứng dụng SL 0 0 150

% 0 0 100

5 Thƣ viện điện tử SL 0 18 132

55

% 0 12 88

6 Phòng đọc thƣ viện SL 89 61 0

% 59 41 0

7 Phần mềm ứng dụng SL 33 68 51

% 22 45 33

8 Hướng dẫn sử dụng thiết bị và triển khai tính năng để gia tăng hiệu quả

SL 17 98 35

% 11 65 24

9 Tài liệu học SL 80 29 42

% 53 19 28

10 Hệ thống điều khiển, kết nối SL 0 21 129

% 0 14 86

11 Máy tính cá nhân SL 0 44 106

% 0 29 71

12 Các hỗ trợ: Quy định tài chính, hướng dẫn thực hiện thực tế, thực tập cơ sở

SL 0 0 150

% 0 0 100

Nhận xét:

Kết quả đánh giá cho thấy tình hình thực tế cơ sở vật chất của nhà trường có sự đầu tư, trang bị ở mức khá đầy đủ với các phòng học thông thường, phòng tương tác, phòng thƣ viện, phần mềm và tài liệu học. Tuy nhiên, phòng máy tính và phòng thƣ viện điện tử còn kém đồng bộ, thiếu kết nối cần thiết do sự mức đầu tƣ còn thấp và chủ quan, thiếu kiến thức, chưa chú trọng về tin học của lãnh đạo nhà trường.

Đối với các trang thiết bị cần thiết để học tập thực hành, mô phỏng thực tiễn nghề nghiệp chưa có những đột phá. Đặc biệt là máy tính cá nhân và việc hướng dẫn sử dụng thiết bị, triển khai ứng dụng chƣa đáp ứng ở mức cao. Đây là những điều kiện, phương tiện, công cụ hỗ trợ trực tiếp hình thành, hệ thống hóa, vận dụng, củng cố kiến thức tin học vào thực tiễn nghề nghiệp. Trong khi thế giới có những bước phát triển vƣợt bậc về CNTT, cơ sở vật chất và điều kiện học tập phải đủ, phù hợp và tiến bộ thì người học mới thực hiện đúng vai trò trung tâm của quá trình giáo dục, thực sự tham gia vào quá trình khai thác, tiếp nhận tri thức.

2.3.2.3. Thực trạng năng lực ứng dụng tin học của học viên

Năng lực ứng dụng tin học có vai trò quan trọng trong học tập và hoạt động nghề nghiệp tương lai của HV như: Thay đổi phương thức đào tạo, mô hình giáo

56

dục; thúc đẩy nghiên cứu, tự học; tăng cường kết nối, hướng dẫn, trao đổi kiến thức;

tối ƣu hóa hiệu quả tiếp thu, lĩnh hội tri thức; mô phỏng, trải nghiệm thực tế. Thực hiện khảo sát thực trạng năng lực ứng dụng tin học của HV, tác giả thu đƣợc bảng kết quả dưới đây:

Bảng 2.8: Khảo sát thực trạng năng lực ứng dụng tin học của học viên

TT Nội dung Ý

kiến

Mức độ đáp ứng Tốt Trung

bình Kém 1 Sử dụng phần mềm soạn thảo văn phòng SL 21 4 0

% 84 16 0

2 Thuyết trình sử dụng ứng dụng trình diễn SL 10 10 5

% 41 38 21

3

Áp dụng bảng tính Excel trong phân tích, tính toán, lọc dữ liệu trong công tác nghiệp vụ công an

SL 5 8 12

% 21 31 48

4 Trình bày, mô phỏng bằng hệ thống tương tác

SL 0 0 25

% 0 0 100

5 Sử dụng trình duyệt và công cụ tìm kiếm, tra cứu thông tin, tài liệu, nắm tình hình

SL 5 18 2

% 18 72 10

6

Quản lý hồ sơ, đảm bảo an toàn cơ sở dữ liệu, an toàn thông tin, kết nối nội bộ và ngoại vi

SL 3 8 14

% 12 31 57

7

Khảo sát, phân tích, đánh giá cơ sở dữ liệu: ConQuest, Ksvpro, Microsoft Access, Power Designer

SL 0 0 25

% 0 0 100

8

Sử dụng phần mềm hỗ trợ: Ứng dụng nhắn tin, trao đổi (zalo, Facebook, Viber);

ứng dụng thƣ điện tử (Outlook, Gmail);

quản lý, hỗ trợ học tập (Moodle, Joomla);

lưu trữ, truyền dữ liệu (Dropbox, Google Drive)

SL 11 8 6

% 45 33 22

9

Sử dụng phần mềm đa phương tiện: Chỉnh sửa, ghép nối, biên tập hình ảnh, âm thanh, đoạn phim.

SL 5 8 12

% 19 33 48

57 10

Ứng dụng tin học trong phục vụ hành chính công, quản lý nhà nước, tham mưu tổng hợp, hỗ trợ tƣ pháp, hậu cần kỹ thuật, xây dựng lực lƣợng và các nghiệp vụ cơ bản khác

SL 15 7 3

% 59 27 14

11

Tham mưu, nghiên cứu các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh có hiệu quả đối với các thủ đoạn, âm mưu của thế lực thù địch, phản động, tội phạm lợi dụng CNTT và truyền thông xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội

SL 7 6 12

% 28 25 47

Nhận xét:

Bảng khảo sát cho thấy HV mới chỉ thường xuyên sử dụng phần mềm soạn thảo văn phòng là chủ yếu. Một số HV đã tiếp cận những phần mềm đa phương tiện; ứng dụng trình chiếu; trình duyệt tìm kiếm thông tin; ứng dụng tin học trong phục vụ hành chính công, QL nhà nước, nghiệp vụ công an và các phầm mềm hỗ trợ học tập khác.

Qua phỏng vấn trực tiếp, những HV tích cực tìm hiểu, học tập, nghiên cứu về ứng dụng của bảng tính Excel phần lớn là yêu thích tin học và đã có những kiến thức cơ sở từ trường học phổ thông.

Tuy nhiên, các năng lực trình bày, mô phỏng bằng hệ thống tương tác; QL hồ sơ, đảm bảo kết nối; khảo sát, phân tích cơ sở dữ liệu; tham mưu các biện pháp đấu tranh tội phạm trên mạng; sử dụng phần mềm đa phương tiện thực hiện ở mức độ yếu. Thực hiện trao đổi thêm với cán bộ, GV thì nguyên nhân khách quan đƣợc xác định là do những quy định định bảo mật của lực lượng công an, thiếu hướng dẫn về hoạt động thực tế, ngân sách hỗ trợ đào tạo thấp. Trong khi đó, nguồn tuyển sinh đa dạng, nhiều HV chƣa có điều kiện tiếp xúc với máy tính, đa số thiếu trải nghiệm thực hành thực tế nên chƣa thấy đƣợc tầm quan trọng của việc thống kê, xử lý dữ liệu, ứng dụng tin học trong các công tác nghiệp vụ thực tế. Đồng thời, tính chất bao cấp đầu ra của Ngành Công an, đánh giá thành tích học tập chƣa theo quá trình phát triển năng lực nghề nghiệp, phương pháp giảng dạy chậm đổi mới làm ảnh hưởng rất lớn tới động lực học tập và tích cực tham gia các hoạt động thực hành, trải nghiệm thực tế.

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hình POHE trong quản lý hoạt động dạy học môn tin học tại trường cao đẳng an ninh nhân dân i (Trang 60 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(211 trang)