CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU
1.1. Các nghiên cứu nước ngoài
1.1.2. Tổng hợp các nghiên cứu hành vi sử dụng công nghệ, sự phù hợp giữa nhiệm vụ và công nghệ (TTF) và tính tương thích công việc
Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance model – TAM) của (Davis, 1989) cung cấp cơ sở cho việc khảo sát các tác động của các yếu tố bên ngoài vào các yếu tố bên trong là niềm tin (beliefs), thái độ (attitude) và ý định (intention). Mục tiêu của TAM là cung cấp các yếu tố tác động tới sự chấp nhận công nghệ. Davis đã đưa ra 2 nhân tố “ nhận thức tính hữu dụng” (Perceived Usefulness) và “Nhận thức tính dễ sử dụng” (Perceived Ease of use) là hai nhân tố quan trọng nhất có tác động đến quyết định cá nhân về việc áp dụng công nghệ thông tin. TAM là mô hình được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực chấp nhận công nghệ và có sức tác động lớn trong lĩnh vực HTTT (Lương Đức Thuận và Nguyễn Xuân Hưng, 2019). Dựa vào mô hình TAM các nhà nghiên cứu đã mở rộng và phát triển mô hình bằng cách bổ sung thêm các yếu tố mới.
Wixom và Todd (2005) đã mở rộng mô hình TAM bằng cách bổ sung những yếu tố tác động, cụ thể như sau:
– Những nhân tố tác động đến “Ý định hành vi” từ các mô hình có liên quan:
chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi
– Bổ sung những nhân tố tác động đến “Thái độ hướng đến việc sử dụng”: khả năng dùng thử, khả năng thử nghiệm, tính tương thích.
– Những biến bên trong: đặc điểm cá nhân, tính cách bên trong, trình độ, nhận thức, …
Venkatesh và Davis (2000) đã phát triển mô hình TAM2, bằng cách thêm các yếu tố tác động từ bên ngoài (tác động từ xã hội) và từ bên trong (quá trình nhận thức) vào mô hình TAM ban đầu. Yếu tố tác động xã hội có thể kể đến như: chuẩn chủ quan,
tính tình nguyện hay quan niệm, ý tưởng từ xã hội. Yếu tố tác động từ quá trình nhận thức bao gồm sự phù hợp với công việc, kết quả công việc và nhận thức tính dễ sử dụng
Ngoài ra một tác giả phát triển mô hình bằng cách kết hợp mô hình chấp nhận công nghệ TAM với một lý thuyết khác hay mô hình khác. Taylor và Todd (1995) kết hợp các yếu tố dự báo của TPB với 2 nhân tố “ nhận thức tính hữu dụng” và “Nhận thức tính dễ sử dụng” từ TAM. Bên cạnh đó Taylor và Todd (1995) cũng đưa bổ sung vào khái niệm tính tương thích (compatibility) như là thành phần thứ ba của khái niệm thái độ về phía hành vi. Sun và cộng sự (2009) đã kết hợp TAM với Lý thuyết sự phù hợp giữa nhiệm vụ và công nghệ TTF (Goodhue và Thompson, 1995). Mô hình TTF đo lường mức độ mà công nghệ hỗ trợ các cá nhân thực hiện các nhiệm vụ của họ và chỉ ra rằng nếu công nghệ cung cấp các tính năng phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ của người dùng, thì hiệu suất của cá nhân và tổ chức sẽ tăng (Goodhue và Thompson, 1995). Sun và cộng sự (2009) đề xuất mô hình sử dụng HTTT bằng cách xem xét thêm yếu tố: nhận biết tính tương thích công việc (PWC) trong việc định hình ý định sử dụng, sử dụng và hiệu suất sử dụng HTTT trong tổ chức. Qua đó, xác định tầm quan trọng của việc kết hợp nhận thức tính tương thích công việc (PWC), hoặc cấu trúc TTF, trong các mô hình sử dụng HTTT mới.
Như vậy, mô hình chấp nhận công nghệ TAM được xây dựng. Sau đó, mô hình Tam tiếp tục được nâng cấp và mở rộng: TAM mở rộng (Wixom và Todd, 2005); TAM2 (Venkatesh và Davis, 2000) đã bổ sung nhiều biến bên ngoài tác động trực tiếp tới các biến trong mô hình; một số tác giả khác lại kết hợp TAM với một số lý thuyết khác (Taylor và Todd, 1995) hay yếu tố khác (Sun và cộng sự, 2009) để bổ sung thêm các biến niềm tin hành vi , thái độ hành vi. Tuy nhiên trong phạm vi đề tài nghiên cứu, tác giả tập trung vào dòng nghiên cứu mở rộng TAM bằng cách kết hợp với mô hình TTF hoặc bổ sung thêm yếu tố TTF hoặc tính tương thích hoặc tính tương thích công việc. Tiếp theo, tác giả trình bày một số nghiên cứu theo dòng nghiên cứu này.
Qua đó, trình bày các vấn đề mà các tác giả trước đã tìm hiểu cũng như tìm ra khe hổng nghiên cứu cho đề tài này.
O’Cass và Fenech (2003) tập trung vào việc kiểm tra việc người dùng Internet chấp nhận sử dụng Web bán lẻ. Tác giả sử dụng Mô hình chấp nhận công nghệ (Davis, 1993) nền tảng lý thuyết để khám phá việc người dùng chấp nhận sử dụng Web bán lẻ. Nghiên cứu cũng bổ sung những gì được cho là đặc điểm chính của người tiêu dùng như: Ý kiến của nhà lãnh đạo, tính bốc đồng, tính tương thích WebShopping.
Nghiên cứu cũng bổ sung những yếu tố được cho là đặc điểm chính của người tiêu dùng như: Ý kiến lãnh đạo, Tính bốc đồng, Tính tương thích WebShopping, Nhận thức tính bảo mật web, Sự hài lòng với các trang web và Định hướng mua sắm của người dùng Internet. Tác giả hi vọng những yếu tố này tác động cùng chiều đến tính nhận biết tính hữu dụng và tính dễ sử dụng của Web bán lẻ. Bằng phương pháp định lượng, sử dụng công cụ PLS, Một khảo sát dựa trên Web đã được tung ra và thu được 392 phản hồi. Các phát hiện chỉ ra rằng TAM là một khung lý thuyết thích hợp để hiểu người dùng chấp nhận sử dụng Web bán lẻ. Ngoài ra, người dùng Internet cũng nhận thấy sự hữu ích và dễ sử dụng một cách khác biệt khi có: Ý kiến lãnh đạo, Tính tương thích WebShopping, Tự hiệu quả Internet, Bảo mật web nhận thức, Tính bốc đồng, Sự hài lòng với trang web và Định hướng mua. Kết quả cũng chỉ ra rằng, các nhà tiếp thị nên tập trung vào những đặc điểm chính tạo ra thái độ cùng chiều như tính hữu ích của WEB và tính dễ sử dụng của nó và những biến số đó tác động đến hai niềm tin này. Tác giả khuyên các nhà tiếp thị nên tập trung vào đặc điểm lãnh đạo ý kiến, tính tương thích Webshopping và sự hài lòng của trang web. Có thể nói tính tương thích Webshopping là một trong những yếu tố có tác động mạnh mẽ nhất nhận biết tính hữu dụng và là một trong những khía cạnh quan trọng để chuyển người dùng Internet sang sử dụng WEB bán lẻ.
Nah và cộng sự (2004) lập luận: người dùng cuối miễn cưỡng hoặc không sẵn sàng chấp nhận hoặc sử dụng hệ thống ERP mới được triển khai thường được trích dẫn là một trong những lý do chính dẫn đến sự thất bại hệ thống ERP. Mặt khác, hệ thống
ERP phải được sử dụng bởi các nhân viên trong tổ chức, trong đó các nhiệm vụ của mỗi người dùng trên hệ thống ERP được tích hợp chặt chẽ với các nhiệm vụ của người dùng khác. Để tìm hiểu sự chấp nhận sử dụng của người dùng cuối cùng trong bối cảnh ERP, Nah và cộng sự (2004) đã đề xuất bốn cấu trúc gồm: nhận thức tính hữu dụng, nhận thức tính dễ sử dụng, nhận thức tính tương thích và nhận thức sự phù hợp là những giả thuyết tiền đề tác động đến việc chấp nhận sử dụng ERP. Bằng công cụ :Cronbach’s, hồi quy tuyến tính để kiểm tra các giả thuyết. Nah và cộng sự (2004) đã chứng minh được: nhận thức tính tương thích và nhận thức dễ sử dụng có cả tác động trực tiếp và gián tiếp (qua trung gian là thái độ) đối với việc áp dụng biểu tượng, trong khi nhận thức sự phù hợp và nhận thấy sự hữu ích tác động đến việc áp dụng biểu tượng hoàn toàn thông qua trung gian.
Karahanna và cộng sự (2006) phát triển thang đo 4 chiều cho tính tương thích.
Nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm trong việc chấp nhận công nghệ, đều thừa nhận tầm quan trọng của niềm tin cá nhân về tính tương thích công nghệ, nhưng kết quả các nghiên cứu trước là không rõ ràng. Do đó, nghiên cứu này tập trung vào phát triển khái niệm tính tương thích công nghệ trong việc chấp nhận công nghệ. Không giống như nhiều nghiên cứu trước đây chỉ tập trung vào khía cạnh hạn chế về tính tương thích các tác giả cung cấp một định nghĩa khái niệm toàn diện hơn, phân tách nội dung tương thích thành bốn cấu trúc riêng biệt: tương thích với phong cách làm việc ưa thích, tương thích với thực tiễn công việc hiện tại, tương thích với kinh nghiệm trước và tính tương thích với các giá trị. Các tác giả đề xuất rằng hình thức của cấu trúc tương thích đa chiều được mô hình hóa tốt nhất dưới dạng mô hình cấu trúc đa biến. Sau đó, các tác giả đánh giá tính hợp lệ danh nghĩa của việc khái niệm hóa bằng cách đặt 4 cấu trúc trong mô hình chấp nhận công nghệ. Sau khi xác nhận bằng thực nghiệm các cấu trúc này cho thấy: cấu trúc "tương thích với phong cách làm việc ưa thích" không tác động tới nhận thức tính hữu dụng. Khi đó tính tương thích công nghệ được định nghĩa bởi ba cấu trúc còn lại:" tương thích với thực tiễn công việc hiện tại"," tương thích với trước kinh nghiệm" và " tính tương thích với các
giá trị". Qua nghiên cứu, Karahanna và cộng sự (2006) đã cho người đọc nhận thấy được tầm quan trọng của “tính tương thích” trong mô hình chấp nhận công nghệ.
Teo và Men (2008) xem xét tác động của sự phù hợp giữa nhiệm vụ và công nghệ đến việc sử dụng “quản trị tri thức” và kết quả công việc. Cụ thể tác giả xem xét các cổng thông tin kiến thức từ quan điểm sự phù hợp giữa nhiệm vụ và công nghệ (TTF).
Bằng phương pháp định lượng;khảo sát 159 chuyên gia; Cronbach's Alpha. EFA, hồi quy. Kết quả cho thấy kiến thức, chất lượng đầu ra và tính tương thích có tác động cùng chiều đến việc sử dụng. Việc sử dụng và tính tương thích có liên quan cùng chiều đến hiệu suất. TTF tác động mạnh mẽ đến hiệu suất hơn là sử dụng.
Elbertsen và Van Reekum (2008) đi tìm các nhân tố tác động đến việc ra quyết định sử dụng hệ thống ERP của các doanh nghiệp cỡ trung bình (MEs). Bằng phương pháp định tính, tác giả xác định các yếu tố trong các lĩnh vực công nghệ, tổ chức và môi trường thường tác động đến ra quyết định sử dụng. Chính giả thuyết đã được bắt nguồn từ tài liệu và được thử nghiệm bởi các MEs Hà Lan trong ngành công nghiệp điện, kỹ thuật và kim loại. Bằng định lượng, hồi quy, 144 người ra quyết định có tác động hoặc có nhiều thông tin về quy trình mua ERP. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng việc áp dụng ERP bởi MEs được giải thích rõ rệt nhất bởi áp lực cạnh tranh và tính tương thích của cấu hình phần mềm với quy trình kinh doanh của công ty. Qua nghiên cứu Elbertsen và Van Reekum (2008) tính tương thích có vai trò quan trọng trong việc quyết định sử dụng ERP tại các doanh nghiệp cỡ trung bình tại Hà Lan
Sun và cộng sự (2009) lập luận có rất nhiều nghiên cứu chứng minh các thuộc tính công nghệ được cho là tác động đến ý định sử dụng HTTT, hành vi sử dụng. Tuy nhiên các nghiên cứu trên không xem xét trong bối cảnh tổ chức hoặc đặt trong bối cảnh tổ chức nhưng chưa điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh tổ chức. Do đó tác giả đề xuất mô hình sử dụng HTTT bằng cách xem xét thêm yếu tố nhận thức tính tương thích công việc (PWC) trong việc định hình ý định sử dụng, sử dụng và hiệu suất sử dụng HTTT trong tổ chức. Qua đó, xác định tầm quan trọng của việc kết hợp nhận
thức tính tương thích công việc (PWC), hoặc cấu trúc TTF trong các mô hình sử dụng HTTT mới .
Sun và cộng sự (2009) đã lập luận hết sức sắc bén, chặt chẽ và đầy thuyết phục khi lựa chọn tính tương thích (một trong những yếu tố cấu thành nên TTF) làm một trong những cấu trúc cốt lõi trong mô hình nghiên cứu. Thức nhất, một điểm yếu lớn của TAM là không tập trung vào nhiệm vụ (Dishaw và Strong, 1999). Thứ hai, TTF đề cập đến mức độ tương ứng giữa các yêu cầu nhiệm vụ, khả năng cá nhân và chức năng của công nghệ. Thứ ba, nếu HTTT phù hợp với các nhiệm của người dùng thì HTTT có khả năng được sử dụng nhiều hơn trong tổ chức và sẽ có tác động cùng chiều đến hiệu suất của từng cá nhân (Goodhue và Thompson, 1995). Thứ tư, Goodhue và Thompson (1995) khái niệm hóa TTF bằng 8 khía cạnh: chất lượng (dữ liệu), khả năng định vị (dữ liệu), ủy quyền (để truy cập dữ liệu), tính tương thích (giữa dữ liệu và công việc), dễ sử dụng hoặc đào tạo, tính kịp thời trong sản xuất, độ tin cậy của hệ thống và mối quan hệ người dùng. Sau đó, Staples và Seddon (2004) đã rút ngắn thang đo TTF ban đầu xuống còn bốn chiều: tương thích công việc, dễ sử dụng, dễ học và chất lượng thông tin. Cuối cùng, tác giả nhận định: hầu hết các khía cạnh của TTF đều là các thuộc tính của dữ liệu. Tuy nhiên, chỉ có tính tương thích (giữa dữ liệu và công việc) là các thuộc tính liên quan đến công việc của tổ chức. Vì vậy Sun và cộng sự (2009) đã chọn tính tương thích (giữa dữ liệu và công việc) làm cấu trúc cốt lõi trong nghiên cứu. Sun và cộng sự (2009) đã mở rộng mô hình TAM bằng cách bổ sung thêm các biến bên ngoài trong đó có “nhận thức tính tương thích công việc” để giải thích hiệu suất cá nhân.
Kết quả nghiên cứu Sun và cộng sự (2009) cho thấy tầm quan trọng của việc kết hợp nhận thức tính tương thích công việc (PWC), hoặc cấu trúc TTF, trong các mô hình sử dụng HTTT mới. Nhận thức tính tương thích công việc(PWC) tác động đến ý định sử dụng HTTT và do đó tác động gián tiếp đến việc sử dụng HTTT. PWC cũng có tác động gián tiếp mạnh mẽ đến ý định sử dụng thông qua sử tác động PWC đến PU. Kết hợp các hiệu ứng trực tiếp và gián tiếp, PWC có tác động tổng thể mạnh mẽ hơn đến ý định sử dụng HTTT so với PU. Tính tương thích công việc (WC) làm tăng tính hữu
dụng của ERP và do đó nó cho thấy tầm quan trọng của việc kết hợp tính tương thích công việc trong các mô hình sử dụng.
Mục đích nghiên cứu của Zabukovsek và Bobek (2013) mở rộng TAM ban đầu bằng các nhóm yếu tố bên ngoài tác động đến việc sử dụng hệ thống ERP. Cụ thể, nghiên cứu tiến hành qua hai giai đoạn. Giai đoạn 1: tập trung vào việc xem xét sự tác động tính dễ sử dụng của ERP (PEOU), tính hữu dụng của ERP (PU) và tính tương thích công việc (WC) đến việc sử dụng hệ thống ERP.Giai đoạn 2: đề xuất và kiểm tra ba nhóm yếu tố bên ngoài tác động đến việc sử dụng ERP thông qua ba biến trung gian:
PU, PEOU, WC. Ba nhóm yếu tố bên ngoài bao gồm: Đặc điểm cá nhân và kiến thức thông tin (PCIL), Đặc điểm hệ thống và công nghệ (SCT), Đặc điểm quy trình tổ chức (OPC). Trong đó, đặc điểm hệ thống và công nghệ (SCT) xem xét các yếu tố : chất lượng dữ liệu, hiệu suất hệ thống, hướng dẫn sử dụng và chức năng ERP. Bằng phương pháp định lượng, Mô hình đã được thử nghiệm qua khảo sát người dùng ERP đã tiếp xúc với hệ thống ERP đã hoạt động được hơn một năm tại 44 tổ chức. Mô hình nghiên cứu được phân tích bằng phương pháp PLS, công cụ Smart PLS 2.0. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Sự hỗ trợ cho các mối quan hệ ban đầu của TAM trong ERP. tính tương thích công việc (WC) có tác động cùng chiều và mạnh mẽ đến PU.
Tính tương thích công việc (WC) cũng có tác động cùng chiều tương đối yếu hơn nhưng đáng kể đến thái độ đối với ERP. Các nhóm yếu tố bên ngoài: PCIL có tác động yếu và cùng chiều đối với việc dễ sử dụng ERP nhưng có ý nghĩa ; STC có tác động cùng chiều và mạnh mẽ đến việc dễ dàng sử dụng ERP và tác động cùng chiều đáng kể đến tính tương thích công việc và OPC có tác động cùng chiều, mạnh mẽ đến tính hữu dụng của ERP và tính tương thích công việc. Qua nghiên cứu, Zabukovsek và Bobek (2013) chứng minh được đặc điểm hệ thống và công nghệ (OPC) có tác động cùng chiều mạnh tới đến tính tương thích công việc và tính tương thích công việc cũng tác động đáng kể đến thái độ sử dụng.
Rajan và Baral (2015) cho rằng các nhiệm vụ của một cá nhân được thực hiện trên hệ thống ERP, các nhiệm vụ này được tích hợp chặt chẽ với các nhiệm vụ của người