CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4. Thang đo cho các biến
Thang đo likert là thang đo phù hợp với các nghiên cứu lượng hóa các quan điểm. Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu này đề ra thì thang đo likert hoàn toàn thích hợp cho tất cả các biến trong mô hình tác giả đề xuất.
Do đó tất cả các khái niệm trong mô hình nghiên cứu đề xuất đều được đo lường bằng thang đo Likert 5 điểm từ 1 (rất không đồng ý) đến 5 (rất đồng ý). Trong đó có 5 khái niệm được đo lường: Chất lượng HTTTKT (ASU), nhận thức tính tương thích công việc (PWC), nhận thức tính hữu dụng của HTTTKT , nhận thức tính dễ sử dụng của HTTTKT, hành vi sử dụng HTTTKT. Tất cả các thang đo cho các khái niệm này đều được kế thừa từ các nghiên cứu trước. Cụ thể:
- Thang đo khái niệm chất lượng hệ thống thông tin kế toán được thừa kế từ nghiên cứu DeLone và McLean (2016). Là thang đo kết quả, đơn hướng, gồm 9 biến quan sát.
- Thang đo khái niệm nhận thức tính tương thích công việc được kế thừa từ Moore và Benbasat (1991) là thang đo kết quả, đơn hướng gồm bốn biến quan sát
- Thang đo khái niệm nhận thức tính hữu dụng của HTTTKT được kế thừa từ Davis (1989) là thang đo kết quả, đơn hướng gồm 4 biến quan sát.
- Thang đo khái niệm nhận thức tính dễ sử dụng của HTTTKT được kế thừa từ Davis (1989) là thang đo kết quả, đơn hướng gồm 4 biến quan sát.
- Thang đo khái niệm hành vi sử dụng HTTTKT được kế thừa từ DeLone và McLean (2016) là thang đo kết quả, đơn hướng gồm 5 biến quan sát. Trong nghiên cứu này tác giả không xem xét hành vi sử dụng ở mức độ bắt buộc nên biến quan sát liên quan đến hành vi bắt buộc sẽ không được đề cập.
Như vậy, tổng cộng có 26 biến quan sát được trình bày cụ thể trong bảng 3.2
Bảng 3.2 Tổng hợp các thang đo ban đầu cho các khái niệm
Khái niệm nghiên cứu
Biến quan sát
Phát biểu Nguồn Các
nghiên cứu đã sử dụng Chất
lượng HTTTKT
ASQ1 Tính dễ sử dụng HTTTKT DeLone và McLean (2016)
Lương Đức Thuận và Nguyễn Xuân Hưng (2019) ASQ2 Tính dễ dàng tìm hiểu và học
hỏi HTTTKT
ASQ3 Tính linh hoạt của HTTTKT ASQ4 HTTTKT đáp ứng yêu cầu
cần thiết của người sử dụng ASQ5 HTTTKT có độ tin cậy cao ASQ6 HTTTKT có khả năng tích
hợp với các hệ thống khác
ASQ7 Khả năng tùy chỉnh và thay đổi hệ thống
ASQ8 Hệ thống có những tính năng và chức năng cần thiết
ASQ9 Tính bảo mật của HTTTKT Nhận
thức tính tương
PWC1 HTTTKT phù hợp với tất cả các khía cạnh công việc của tôi
Moore và
Sun và cộng sự (2009);
thích công việc
PWC2 Việc sử dụng HTTTKT hoàn toàn phù hợp với công việc hiện tại của tôi
Benbasat (1991)
Teo và Men (2008) PWC3 Tôi nghĩ rằng, HTTTKT phù
hợp với cách mà tôi muốn làm việc
PWC4 Sử dụng HTTTKT phù hợp với phong cách làm việc của tôi
Nhận thức tính hữu dụng
PU1 Sử dụng HTTTKT giúp tôi làm việc nhanh hơn
Davis (1989)
Sun và cộng sự (2009) ; Lương Đức Thuận và Nguyễn Xuân Hưng (2019) PU2 HTTTKT giúp cải thiện năng
suất công việc
PU3 HTTTKT giúp nâng cao hiệu quả công việc
PU4 Tôi thấy HTTTKT hiện tại hữu ích cho công việc của tôi
Nhận thức tính dễ sử dụng
PEOU1 HTTTKT tương tác với người dùng một cách rõ ràng và dễ dàng
Davis (1989)
Lương Đức Thuận và Nguyễn Xuân PEOU2 Người dùng có thể tương tác
với HTTTKT mà không cần sự nỗ lực quá lớn
PEOU3 Tôi thấy HTTTKT dễ dàng sử dụng
Hưng (2019) PEOU4 Người dùng dễ dàng có được
kỹ năng sử dụng HTTTKT
Hành vi sử dụng HTTTKT
ASU1 Trong một ngày làm việc, tôi phải tạo ra một số lượng nghiệp vụ và báo cáo cho công việc
DeLone và McLean (2016)
(Lương Đức Thuận và Nguyễn Xuân Hưng (2019)) ASU2 Tôi khai thác các tính năng và
chức năng mới của HTTTKT cho công việc
ASU3 Tôi khai thác cách thức HTTTKT có thể hỗ trợ tốt hơn cho công việc thường xuyên của tôi
ASU4 Tôi khai thác cách thức sử dụng mới của HTTTKT cho công việc
ASU5 Tôi sử dụng các tính năng và chức năng mới của HTTTKT cho công việc để giúp tôi làm việc hiệu quả hơn