Mối quan hệ trực tiếp và gián tiếp giữa biến độc lập và biến phụ thuộc

Một phần của tài liệu Tác động của chất lượng hệ thống thông tin kế toán đến hành vi sử dụng hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp tại địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 117 - 122)

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

4.2. Bàn luận về kết quả nghiên cứu

4.2.3. Mối quan hệ trực tiếp và gián tiếp giữa biến độc lập và biến phụ thuộc

Với mục tiêu kiểm định mối quan hệ giữu chất lượng HTTTKT và với hành vi sử dụng HTTTKT có hay không tác động trực tiếp và gián tiếp (thông qua biến trung gian nhận thức tính tương thích công việc và nhận thức tính hữu dụng ).

Theo kết quả kiểm định mô hình SEM cho thấy: tất cả các mối quan hệ này đều có ý nghĩa thống kê và có tác động cùng chiều. Cụ thể:

H0a: Nhận thức tính tương thích giữa nhiệm vụ kế toán với HTTTKT đóng vai trò là trung gian trong mối quan hệ chất lượng HTTTKT và hành vi sử dụng HTTTKT.

H0b: Nhận thức tính hữu dụng của HTTTKT đóng vai trò là trung gian trong mối quan hệ chất lượng HTTTKT và hành vi sử dụng HTTTKT.

Kết quả được trình bày trong mục 4.7 cho thấy:

- Mối quan hệ trực tiếp giữa chất lượng HTTTKT và hành vi sử dụng HTTTKT có ý nghĩa và có mối tương quan dương (hình 4.3 và bảng 4.21)

- Mối quan hệ gián tiếp giữa Chất lượng HTTTKT và hành vi sử dụng HTTTKT qua biến trung gian nhận thức tính tương thích công viêc có ý nghĩa (xem hình 4.4, bảng 4.22, bảng 4.21)

- Mối quan hệ gián tiếp giữa Chất lượng HTTTKT và hành vi sử dụng HTTTKT qua biến trung gian nhận thức tính hữu dụng của HTTTKT có ý nghĩa (xem hình 4.5, bảng 4.23, bảng 4.21)

Do đó, giả thuyết H0a và giả thuyết H0b đều được chấp nhận. Theo đó nhận thức tính hữu dụng của HTTTKT đóng vai trò là biến trung gian trong mối quan hệ gián tiếp giữa chất lượng HTTTKT và hành vi sử dụng HTTTKT, kết quả này khẳng định lại kết quả nghiên cứu của Lương Đức Thuận và Nguyễn Xuân Hưng (2019). Đồng thời, nghiên cứu này cũng khẳng định lại tính đúng đắn của mô hình hệ thống thông tin thành công của Delone và McLean cụ thể kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng HTTTKT tác động trực tiếp, có ý nghĩa và cùng chiều với hành vi sử dụng HTTTKT. Điểm mới trong nghiên cứu này, cho thấy vai trò trung gian của biến nhận thức tính tương thích công việc trong mối quan hệ chất lượng HTTTKT và hành vi sử dụng HTTTKT.

Ngoài ra, Theo kết quả kiểm định mô hình SEM cho thấy các giả thiết H5 và H7 cũng được chấp nhận. Cụ thể:

Giả thuyết H5: Nhận thức tính tương thích công việc (PWC) giữa nhiệm vụ kế toán với HTTTKT có tác động cùng chiều đến nhận thức tính hữu dụng của HTTTKT

Giả thuyết H7: nhận thức tính dễ sử dụng của HTTTKT (PEOU) tác động cùng chiều đến nhận thức tính hữu dụng của HTTTKT (PU).

Kết quả được trình bày trong bảng 4.19 cho thấy:

➢ Mối quan hệ trực tiếp giữa nhận thức tính tương thích công việc (PWC) và nhận thức tính hữu dụng của HTTTKT có ý nghĩa và có mối tương quan dương với hệ số beta chuẩn hóa bằng 0.38

➢ Mối quan hệ trực tiếp giữa nhận thức tính dễ sử dụng của HTTTKT (PEOU) và nhận thức tính hữu dụng của HTTTKT có ý nghĩa và có mối tương quan dương với hệ số beta chuẩn hóa bằng 0.20.

Do đó giả thuyết H5 và H7 được ủng hộ. Qua đó, có thể thấy được nhận thức tính tương thích công việc và nhận thức tính dễ sử dụng đều tác động cùng chiều tới nhận thức tính dễ sử dụng. Trong đó, nhận thức tính tương thích tác động cùng chiều với nhận thức tính hữu dụng một cách mạnh mẽ hơn so với nhận thức tính dễ sử dụng (0.38>0.20). Từ đó, khẳng định lại vai trò nhận thức tính tương thích công việc được tích hợp vào mô hình chấp nhận công nghệ TAM (Sun và cộng sự, 2009; Tam và Oliveira, 2016; Zabukovšek và Bobek, 2015). Kết quả này hoàn toàn phù với các nghiên cứu trước (xem chi tiết bảng 3.1).

Tóm lại, việc thảo luận về kết quả nghiên cứu cho ta thấy một số điểm trong nghiên cứu của tác giả:

Thứ nhất, khẳng định lại vai trò của biến nhận thức tính tương thích công việc khi được tích hợp vào mô hình chấp nhận công nghệ TAM. Nhận thức tính tương thích công việc vừa tác động trực tiếp và gián tiếp (thông qua trung gian nhận thức tính hữu dụng của HTTTKT ) đến hành vi sử dụng (Sun và cộng sự, 2009).

Thứ hai, cung cấp bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa chất lượng HTTTKT và nhận thức tính tương thích công việc.

Thứ ba, cung cấp bằng chứng thực nghiệm về vai trò trung gian của biến nhận thức tính tương thích công việc trong mối quan hệ giữa chất lượng HTTTKT và hành vi sử dụng HTTTKT.

Thứ tư, tác giả khẳng định lại tính đúng đắn của mô hình chấp nhận công nghệ TAM, mô hình hệ thống thông tin thành công Delone và McLean, thuyết sự phù hợp giữa

nhiệm vụ và công nghệ, thuyết khuếch tán công nghệ và các nghiên cứu trước (xem bảng 3.1 những nghiên cứu ủng hộ cho các giả thuyết).

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Trong chương này, tác giả đã trình bày chi tiết kết quả nghiên cứu theo quá trình xử lý dữ liệu thu được cũng như cho người đọc có một cái nhìn toàn diện về kết quả nghiên cứu.

Đầu tiên, cho người đọc có một cái nhìn tổng quát về mẫu nghiên cứu thông qua mô tả thống kê mẫu với cỡ mẫu là 220 bao gồm các đặc điểm cá nhân (như: vị trí công việc, tuổi, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm) và đặc điểm các doanh nghiệp (như loại hình doanh nghiệp, quy mô hoạt động) đã tham gia khảo sát.

Tiếp đến tác giả đánh giá độ tin cậy của thang đo cho các khái niệm thông qua chỉ số Cronbach’s Alpha và loại các biến rác ra khỏi thang đo thông qua kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá EFA.

Kế tiếp, dùng phân tích nhân tố khám phá CFA để kiểm tra: các thang đo có đạt yêu cầu hay không? mô hình đo lường liệu có đạt yêu cầu và phù hợp với dữ liệu thị trường hay không? Kết quả cho thấy: thang đo đạt yêu cầu về độ tin cậy, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt; mô hình tương đối phù hợp với dữ liệu thị trường.

Cuối cùng, tác giả kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu bằng mô hình phương trình cấu trúc SEM.

Kết quả nghiên cứu cho thấy: tất cả các giả thuyết: H1, H2, H3, H4, H5, H6, H7, H8 đều được ủng hộ. Ngoài ra tác giả khẳng định lại vai trò trung gian của “nhận thức tính hữu dụng” trong mối quan hệ “chất lượng HTTTKT” và “hành vi sử dụng HTTTKT”. Đồng thời cũng khẳng định lại vai trò của “nhận thức tính tương thích công việc” trong mô hình chấp nhận công nghệ TAM bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam. Thêm vào đó, kết quả còn cho thấy có tác động trực tiếp giữa “chất lượng

HTTTKT” và “nhận thức tính tương thích công việc” bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam. Cũng như, vai trò trung gian của nhận thức tính tương thích trong mối quan hệ “chất lượng HTTTKT” và “hành vi sử dụng HTTTKT”.

Bên cạnh đó, trong chương này tác giả đã thảo luận về kết quả thu được đồng thời đã trả lời các câu hỏi nghiên cứu của bài đã đặt ra cũng như đạt được mục tiêu của bài là làm rõ mối quan hệ của các nhân tố: Chất lượng HTTTKT, nhận thức nhân viên kế toán, hành vi sử dụng HTTTKT. Điểm đáng được kể đến trong nghiên cứu của tác giả khám phá được mối quan hệ chất lượng HTTTKT và nhận thức tính tương thích công việc đồng thời phân tích vai trò trung gian của biến nhận thức tính tương thích công việc trong mối quan hệ giữa chất lượng HTTTKT và hành vi sử dụng HTTTKT.

Một phần của tài liệu Tác động của chất lượng hệ thống thông tin kế toán đến hành vi sử dụng hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp tại địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 117 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)