Đánh giá độ tin cậy của thang đo

Một phần của tài liệu Tác động của chất lượng hệ thống thông tin kế toán đến hành vi sử dụng hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp tại địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 86 - 94)

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

4.1. Kết quả nghiên cứu

4.1.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo

Hệ số Cronbach’s alpha là một trong những chỉ số đánh giá độ tin cậy của thang đo phổ biến nhất (Pallant, 2011).

Hệ số Cronbach’s alpha lý tưởng nhất là lớn hơn 0.7

Ngoài ra, cần xem xét hệ số tương quan với biến tổng hiệu chỉnh. Nếu hệ số tương quan với biến tổng hiệu chỉnh lớn hơn hặc bằng 0.3 thì biến quan sát đó đạt yêu cầu (Nunnally, 1994)

4.1.2.1. Nhân tố ASQ Lần 1

Bảng 4.2 Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo ASQ lần 1 (nguồn: tính toán của tác giả)

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan với biến tổng

Cronbach’s alpha nếu loại biến

Độ tin cậy của thang đo: ALPHA = 0.852

ASQ1 28.7727 49.017 0.719 0.821

ASQ2 28.7591 50.786 0.695 0.825

ASQ3 28.7409 49.344 0.739 0.819

ASQ4 28.7182 49.336 0.718 0.821

ASQ5 28.9091 50.741 0.613 0.832

ASQ6 28.9091 49.983 0.688 0.824

ASQ7 28.4818 59.328 0.250 0.864

ASQ8 28.6864 52.289 0.607 0.833

ASQ9 29.3682 58.836 0.176 0.878

Qua bảng 4.2 cho thấy, kết quả chạy phân tích độ tin cậy của thang đo ASQ lần 1 có độ tin cậy của thang đo bằng 0,852 >0,7 đạt yêu cầu. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp lấy mẫu phi xác suất cụ thể là kỹ thuật lấy mẫu thuận tiện. Do đó có thể đặc điểm mẫu không tập trung nên hai biến ASQ7, ASQ9 không đạt chỉ tiêu. Cụ thể ASQ7, ASQ9 có tương quan với biến tổng <0,3 nên ta loại bỏ 2 biến này và chạy phân tích độ tin cậy của thang đo lần 2 với các biến còn lại.

Lần 2

Bảng 4.3 Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo ASQ lần 2 (nguồn: tính toán của tác giả)

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan với biến tổng

Cronbach’s alpha nếu loại biến

Độ tin cậy của thang đo: ALPHA = 0.896

ASQ1 21.7864 39.393 0.705 0.881

ASQ2 21.7727 40.679 0.701 0.881

ASQ3 21.7545 39.446 0.741 0.876

ASQ4 21.7318 39.202 0.736 0.877

ASQ5 21.9227 40.848 0.603 0.893

ASQ6 21.9227 39.679 0.712 0.880

ASQ8 21.7000 40.823 0.697 0.882

Ở bảng 4.3 kết quả chạy phân tích độ tin cậy của thang đo lần 2 cho biến ASQ có độ tin cậy của thang đo bằng 0,896 >0,7 đạt yêu cầu. Tất cả các biến thành phần đều có tương quan với tổng lớn hơn 0,3. Như vậy thang đo nhân tố ASQ với các biến quan sát: ASQ1, ASQ2, ASQ3, ASQ4, ASQ5, ASQ6, ASQ8 đạt độ tin cậy.

4.1.2.2. Nhân tố PWC

Bảng 4.4 Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo PWC (nguồn: tính toán của tác giả)

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan với biến tổng

Cronbach’s alpha nếu loại biến

Độ tin cậy của thang đo: ALPHA = 0.804

PWC1 10.2409 9.855 0.790 0.666

PWC2 9.9909 13.982 0.321 0.879

PWC3 10.2455 9.994 0.769 0.677

PWC4 10.2955 10.794 0.634 0.747

Qua bảng 4.4, kết quả chạy phân tích độ tin cậy của thang đo cho thấy độ tin cậy của thang đo bằng 0,804 >0,7 đạt yêu cầu. Tất cả các biến thành phần đều có tương quan với tổng lớn hơn 0,3. Tuy nhiên, khi ta loại biến quan sát PWC2 thì độ tin cậy của thang đo tăng từ 0.804 lên đến 0.879. Do đó, để tăng độ tin cậy, tác giả loại

biến quan sát PWC3. Như vậy thang đo nhân tố PWC với các biến quan sát: PWC1, PWC3, PWC4 đạt độ tin cậy.

4.1.2.3. Nhân tố PU

Bảng 4.5 Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo PU (nguồn: tính toán của tác giả)

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan với biến tổng

Cronbach’s alpha nếu loại biến

Độ tin cậy của thang đo: ALPHA = 0.855

PU1 10.6773 11.827 0.693 0.818

PU2 10.5727 10.976 0.714 0.810

PU3 10.6318 12.088 0.698 0.816

PU4 10.6227 11.816 0.690 0.819

Kết quả chạy phân tích độ tin cậy của thang đo cho thấy độ tin cậy của thang đo bằng 0,855 > 0,7 đạt yêu cầu. Tất cả các biến thành phần đều có tương quan với tổng lớn hơn 0,3. Như vậy thang đo nhân tố PU với các biến quan sát: PU1, PU2, PU3, PU4 đạt độ tin cậy.

4.1.2.4. Nhân tố PEOU

Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo PEOU

(nguồn: tính toán của tác giả) Biến quan

sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan với biến tổng

Cronbach’s alpha nếu loại biến

Độ tin cậy của thang đo: ALPHA = 0.770

PEOU1 10.6000 11.017 0.346 0.819

PEOU2 10.5045 8.315 0.729 0.629

PEOU3 10.9545 8.747 0.591 0.704

PEOU4 10.8682 8.480 0.641 0.676

Kết quả chạy phân tích độ tin cậy của thang đo cho thấy độ tin cậy của thang đo bằng 0,770 >0,7 đạt yêu cầu. Tất cả các biến thành phần đều có tương quan với tổng lớn hơn 0,3. Tuy nhiên, nếu ta loại biến quan sát PEOU1 thì sẽ làm cho cho độ tin cậy của thang đo tăng từ 0.770 lên đến 0.819. Nên để tăng độ tin cậy cho thang đo ta loại biến PEOU1. Như vậy thang đo nhân tố PEOU với các biến quan sát:

PEOU2, PEOU3, PEOU4 đạt độ tin cậy.

4.1.2.5. Nhân tố ASU Lần 1

Bảng 4.7 Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo ASU lần 1 (nguồn: tính toán của tác giả)

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan với biến tổng

Cronbach’s alpha nếu loại biến

Độ tin cậy của thang đo: ALPHA = 0.835

ASU1 12.7000 20.996 0.241 0.893

ASU2 13.3409 15.358 0.655 0.797

ASU3 13.4091 14.544 0.765 0.761

ASU4 13.0636 16.471 0.764 0.770

ASU5 13.1045 15.665 0.814 0.753

Kết quả chạy phân tích độ tin cậy của thang đo lần 1 cho thấy độ tin cậy của thang đo bằng 0,835 >0,7 đạt yêu cầu. Tuy nhiên, biến thành phần ASU1 có tương quan với biến tổng <0,3 nên ta loại bỏ biến này và chạy phân tích độ tin cậy của thang đo lần 2 với các biến còn lại.

Lần 2

Bảng 4.8 Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo ASU lần 2 (nguồn: tính toán của tác giả)

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan với biến tổng

Cronbach’s alpha nếu loại biến

Độ tin cậy của thang đo: ALPHA = 0.893

ASU2 9.6364 11.420 0.762 0.866

ASU3 9.7045 11.479 0.772 0.861

ASU4 9.3591 13.208 0.774 0.863

ASU5 9.4000 12.816 0.776 0.860

Kết quả chạy phân tích độ tin cậy của thang đo lần 2 cho thấy độ tin cậy của thang đo bằng 0,893 >0,7 đạt yêu cầu. Tất cả các biến thành phần đều có tương quan với tổng lớn hơn 0,3. Như vậy thang đo nhân tố ASU với các biến quan sát: ASU2, ASU3, ASU4, ASU5 đạt độ tin cậy.

Như vậy, quan việc kiểm tra độ tin cậy của thang đo qua hệ số Cronbach’s Alpha các biến qua sát: biến ASQ7 và ASQ9 của thang đo chất lượng HTTTKT (ASQ) ; biến ASU1 của thang đo hành vi sử dụng HTTTKT được tác giả loại trừ trước khi bước vào đánh giá giá trị thang đo phân tích khám phá EFA.

Một phần của tài liệu Tác động của chất lượng hệ thống thông tin kế toán đến hành vi sử dụng hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp tại địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 86 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)