Phân tích nhân tố khám phá EFA

Một phần của tài liệu Tác động của chất lượng hệ thống thông tin kế toán đến hành vi sử dụng hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp tại địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 94 - 97)

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

4.1. Kết quả nghiên cứu

4.1.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA

Theo Nguyễn Đình Thọ (2011), phân tích nhân tố khám phá EFA giúp rút gọn biến quan sát thành tập hợp một nhân tố ít hơn, có nghĩa hơn mà vẫn bao qua được nội dung tập hợp các biến ban đầu.

Khi phân tích EFA cần có những điều kiện như sau:

- Hệ số KMO (Kaiser- Meyer – Olkin): (Kaiser, 1974)KMO ở mức chấp nhận được phải lớn hơn 0.5.

- Kiểm định Barlett’s có mức ý nghĩa sig < 0.05 để chứng tỏ dữ liệu dùng phân tích nhân tố là thích hợp và giữa các biến có tương quan với nhau (Nguyễn Đình Thọ, 2011)

- Hệ số tải nhân tố (factor loading) ≥ 0.5 mới đảm bảo ý nghĩa của EFA. Đồng thời, hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố phải lớn hơn 0,3 để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố (J. J. Hair và cộng sự, 2010) - Tiêu chí điểm dừng eigenvalue có giá trị tối thiểu phải bằng 1 và tổng phương

sai trích ≥ 50% (J. J. Hair và cộng sự, 2010)

Trong đề tài nghiên cứu này, phân tích nhân tố sẽ giúp ta xem xét khả năng rút gọn số lượng 21 biến quan sát xuống còn một số ít các biến dùng để phản ánh một cách cụ thể sự tác động của các nhân tố. Kết quả phân tích nhân tố được thể hiện dưới đây:

❖ Kiểm định KMO

Để tiến hành phân tích nhân tố khám phá thì dữ liệu thu được phải đáp ứng được các điều kiện qua kiểm định KMO và kiểm định Bartlett’s. Bartlett’s Test dùng để kiểm định giả thuyết H0 là các biến không có tương quan với nhau trong tổng thể, tức ma trận tương quan tổng thể là một ma trận đơn vị, hệ số KMO dùng để kiểm tra xem kích thước mẫu ta có được có phù hợp với phân tích nhân tố hay không.

Nguyễn Đình Thọ (2011)thì giá trị Sig. của Bartlett’s Test nhỏ hơn 0.05 và giá trị 0.5<KMO<1 có nghĩa là phân tích nhân tố là thích hợp.

Bảng 4.9 Kiểm định KMO (nguồn: tính toán của tác giả) KMO and Bartlett’s Test

Trị số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin of Sampling Adequacy) 0.859 Đại lượng thống kê

Bartlett’s (Bartlett’s Test of Sphericity)

Approx. Chi-Square 2554.507

df 210

Sig. 0.000

Kết quả kiểm định tại bảng 4.9 cho ra trị số của KMO đạt 0.859 lớn hơn 0.5 và Sig của Bartlett’s Test là 0.000 nhỏ hơn 0.05 cho thấy 21 quan sát này có tương quan với nhau và hoàn toàn phù hợp với phân tích nhân tố.

❖ Ma trận xoay các nhân tố

Phương pháp được chọn ở đây là phương pháp xoay nhân tố Promax proceduce, xoay nguyên góc các nhân tố để tối thiểu hoá số lượng các quan sát có hệ số lớn tại cùng một nhân tố. Vì vậy, sẽ tăng cường khả năng giải thích các nhân tố. Sau khi xoay ta cũng sẽ loại bỏ các quan sát có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0.5 ra khỏi mô hình. Chỉ những quan sát có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0.5 mới được sử dụng để giải thích một nhân tố nào đó. Phân tích nhân tố khám phá EFA sẽ giữ lại các biến quan sát có hệ số tải lớn hơn 0.5 và sắp xếp chúng thành những nhóm chính.

Kết quả phân tích nhân tố khám phá lần 1 cho ra được 5 nhóm nhân tố. Bên cạnh đó, 5 nhóm nhân tố này được rút trích giải thích được 60,002% sự biến động của dữ liệu.

Nhằm xác định số lượng nhân tố trong nghiên cứu này sử dụng 2 tiêu chuẩn:

- Tiêu chuẩn Kaiser (Kaiser Criterion) nhằm xác định số nhân tố được trích từ thang đo. Các nhân tố kém quan trọng bị loại bỏ, chỉ giữ lại những nhân tố quan trọng bằng cách xem xét giá trị Eigenvalue. Giá trị Eigenvalue đại diện

cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố, chỉ có nhân tố nào có Eigenvalue lớn hơn 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích.

- Tiêu chuẩn phương sai trích (Variance Explained Criteria): Phân tích nhân tố là thích hợp nếu tổng phương sai trích không được nhỏ hơn 50%

Bảng 4.10 Kết quả EFA cho thang đo nhân tố (nguồn: tính toán của tác giả)

Biến quan sát

Hệ số tải nhân tố

1 2 3 4 5

ASQ3 0.814

ASQ4 0.774

ASQ6 0.757

ASQ2 0.748

ASQ1 0.740

ASQ8 0.738

ASQ5 0.630

ASU3 0.896

ASU5 0.837

ASU4 0.811

ASU2 0.769

PU4 0.818

PU2 0.794

PU1 0.741

PU3 0.719

PWC1 0.955

PWC3 0.876

PWC4 0.682

PEOU2 0.860

PEOU4 0.785

PEOU3 0.703

Eigenvalues 6.415 3.349 2.090 1.733 1.399 Phương sai

rút trích

28.811% 14.140% 8.453% 6.459% 5.242%

Tổng phương sai rút trích: 63.105%

Như vậy. sau khi xoay các nhân tố, ta thấy sự tập trung của các quan sát theo từng nhân tố đã khá rõ ràng. Bảng kết quả phân tích tại bảng 4.10 cho thấy có tất cả 21 quan sát tạo ra 5 nhân tố, đủ điều kiện để thực hiện các phân tích tiếp theo. Kết quả:

cả 5 nhân tố đều được trích với tổng phương sai giải thích được 63.105% lớn hơn 50%

- Nhân tố 1 (ASQ) gồm 7 biến quan sát: ASQ1, ASQ2, ASQ3, ASQ4, ASQ5, ASQ6, ASQ8

- Nhân tố 2 (ASU) gồm 4 biến quan sát: ASU2, ASU3, ASU4, ASU5 - Nhân tố 3 (PU) gồm 4 biến quan sát: PU1, PU2, PU3, PU4

Một phần của tài liệu Tác động của chất lượng hệ thống thông tin kế toán đến hành vi sử dụng hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp tại địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)