Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC THỰC THI CÔNG VỤ CỦA CÁN BỘ CÔNG CHỨC CẤP PHƯỜNG, XÃ
1.1. Cơ sở lý luận về năng lực thực thi công vụ của cán bộ công chức cấp phường, xã
1.1.3. Nội dung đánh giá năng lực thực thi công vụ của cán bộ công chức cấp phường, xã
1.1.3.1. Về kiến thức
- Trình độ học vấn: là chương trình giáo dục quốc dân mà công chức đã được trang bị. Nó là tổng thể những kiến thức về tự nhiên, xã hội và tư duy để từ đó hình thành nên kiến thức chuyên môn và nhân cách của người công chức. Theo quy định của Nghị định112/2011/NĐ-CP của Chính phủ và Thông
tư 06/2012/TT-BNV của Bộ Nội vụ thì yêu cầu về học vấn đối với công chức xã phải tốt nghiệp trung học phổ thông; Tiêu chuẩn này do UBND cấp tỉnh/thành phố căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương mình ban hành cho phù hợp.
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: được phản ánh thông qua kiến thức chuyên môn mà công chức đã được trang bị. Đó là sản phẩm của đào tạo, là kết quả của quá trình trang bị và nâng cao kiến thức, hình thành kỹ năng nghề nghiệp của công chức. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cũng được phản ánh thông qua 2 khía cạnh:
+ Thứ nhất, bằng cấp chuyên môn mà công chức có, được tính từ chứng chỉ nghề, sơ cấp, trung cấp về chuyên môn nghiệp vụ trở lên.
+ Thứ hai, khả năng vận dụng có hiệu quả kiến thức chuyên môn vào trong thực tế công tác, phát huy được hiệu quả, mang lại giá trị thực tế.
Theo quy định tại Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ quy định về công chức phường, xã, thị trấn và Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức phường, xã, thị trấn thì công chức xã phải có trình độ từ trung cấp chuyên môn nghiệp vụ trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của chức danh được đảm nhiệm.
Tiêu chuẩn này do UBND cấp tỉnh, thành phố căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương mình ban hành cho phù hợp.
- Trình độ lý luận chính trị: được hiểu là khả năng tư duy lý luận chính trị của công chức. Trình độ lý luận chính trị được phản ánh đồng thời thông quan 2 khía cạnh:
+ Thứ nhất, đó là chương trình lý luận chính trị mà công chức đã được đào tạo, bồi dưỡng theo quy định.
+ Thứ hai, đó là khả năng tư duy lý luận thực tế của công chức.
- Trình độ quản lý nhà nước: trình độ chuyên môn nghiệp vụ quan trọng đối với mỗi công chức, nhưng trong hoạt động quản lý hành chính nhà
nước thì công chức còn cần phải có kiến thức về quản lý nhà nước. Trình độ quản lý hành chính nhà nước cũng được đánh giá bởi 2 khía cạnh là:
+ Thứ nhất, bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn về quản lý nhà nước mà công chức có được.
+ Thứ hai, khả năng vận dụng kiến thức quản lý hành chính nhà nước vào trong thực tế công tác, mang lại hiệu quả thực tế.
- Trình độ tin học: Trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước thì công chức còn cần phải có kiến thức, kỹ năng về tin học, công chức sử dụng thông qua công cụ là máy tính và các thiết bị truyền tin. Trình độ tin học cũng được phản ánh thông qua:
+ Thứ nhất, bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn mà công chức có;
+ Thứ hai, khả năng vận dụng có hiệu quả kiến thức tin học vào trong thực tế công tác, phát huy được hiệu quả, mang lại giá trị thực tế.
- Trình độ ngoại ngữ: Trước tình hình hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay thì công chức còn cần phải có kiến thức, kỹ năng sử dụng ngoại ngữ trong công việc cũng là cần thiết. Trình độ ngoại ngữ hoặc ngôn ngữ thứ hai cũng được phản ánh thông qua 2 khía cạnh:
+ Thứ nhất, bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn mà công chức có.
+ Thứ hai, khả năng vận dụng có hiệu quả kiến thức ngoại ngữ vào trong thực tế công tác, phát huy được hiệu quả, mang lại giá trị thực tế.
Đối với công chức xã hiện nay về trình độ ngoại ngữ thì chưa có văn bản nào quy định cụ thể. Tuy nhiên, tiêu chuẩn này do UBND các tỉnh, thành phố căn cứ vào điều kiện cụ thể của tỉnh, thành phố mình quy định nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương hàng năm.
1.1.3.2. Về kỹ năng
Là khả năng biết vận dụng những kiến thức đã học được vào một lĩnh vực nào đó mà bản thân công chức đang làm việc, tức là khả năng đưa kiến thức vào thực hành trong thực tế. Công chức có kỹ năng làm việc tốt tức là
mức độ thành thạo trong công việc cao. Đối với công chức xã trong có những kỹ năng phục vụ hoạt động quản lý nhà nước sau:
- Kỹ năng quản lý hành chính nhà nước: kỹ năng lãnh đạo, điều hành;
kỹ năng xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch; kỹ năng tổ chức hội họp và các sự kiện; kỹ năng tổ chức thực thi pháp luật.
- Kỹ năng tác nghiệp hành chính: kỹ năng giao tiếp hành chính; kỹ năng phân tích, tổng hợp; kỹ năng phát hiện và xử lý tình huống; kỹ năng thu thập và xử lý thông tin; kỹ năng đánh giá, kỹ năng soạn thảo văn bản.
- Kỹ năng thuộc ngành chuyên môn như công chức làm công tác văn phòng cần có các kỹ năng như soạn thảo văn bản; lưu trữ văn bản; sử dụng và quản lý thông tin.
Đây là các kỹ năng cần thiết đối với công chức xã để đạt được hiệu quả trong quá trình thực thi công vụ và tiến bộ trong tổ chức. Thông qua việc sử dụng thành thạo các kỹ năng, công chức cũng phát huy được tiềm năng cá nhân và đóng góp vào định hướng chiến lược của tổ chức (Nguyễn Hữu Hải, 2014).
1.1.3.3. Về thái độ, hành vi ứng xử trong công vụ
Là việc làm chủ thái độ, hành vi, trạng thái tinh thần của bản thân trước những vấn đề có liên quan cần giải quyết. Người có thái độ ứng xử phù hợp, cầu thị, hợp tác, chia sẻ và quyết đoán sẽ giải quyết công việc được nhanh chóng và thấu tình đạt lý.
Trong quá trình thực thi công vụ của công chức phường, xã thì thái độ làm việc là rất quan trọng, tác động trực tiếp tới năng lực thực thi công vụ của người công chức, cũng như hình ảnh của cơ quan công vụ với người dân.
Nhiều công chức có trình độ, kiến thức tốt, kỹ năng vững vàng nhưng không hoàn thành nhiệm vụ do có thái độ không đúng. Vì vậy, thái độ khi thực thi công vụ của công chức phải có tác phong nghề nghiệp chuẩn mực, có ý thức, trách nhiệm cao đối với công việc, sự cố gắng, mức độ nhiệt tình đối với công việc được giao. Công chức phường, xã còn nhiều hạn chế về kiến thức, kỹ
năng nhưng nếu có thái độ tích cực trong thực thi công vụ thì có thể bù đắp những thiếu hụt đó. Nhưng nếu không có thái độ tích cực trong hoạt động công vụ thì dù có kiến thức và kỹ năng tốt cũng không phát huy hết năng lực làm việc. Thái độ tích cực với công việc của công chức phường, xã liên quan đến đạo đức công vụ và trách nhiệm công vụ, gắn liền với các yếu tố ảnh hưởng tới công chức xã về cả đời sống vật chất và tinh thần (Nguyễn Hữu Hải, 2014 và Chu Thị Hảo, 2014).
1.1.3.4. Về kết quả thực thi công cụ
Vì năng lực chỉ có thể bộc lộ và được đánh giá chính xác khi gắn liền với công việc. Khi kết quả công việc đạt được cao chứng tỏ năng lực tốt. Kết quả công việc này gắn liền với nhiệm vụ được giao cho công chức xã. Dựa trên cơ sở kết quả xếp loại cuối năm ta có thể đánh giá được năng lực của mỗi công chức thông qua Hội nghị cán bộ công chức hàng năm. Dựa trên cơ sở kết quả xếp loại cuối năm ta có thể đánh giá được năng lực của mỗi công chức thông qua Hội nghị cán bộ công chức hàng năm.
Dựa trên có sở kết quả này ta có thể phân loại được công chức có hoàn thành tốt nhiệm vụ hay không hoàn thành nhiệm vụ được giao ở các mức độ khác nhau để làm cơ sở cho việc xếp loại công chức cuối năm là căn cứ rất quan trọng trong việc bổ nhiệm cán bộ, quyết định bố trí, sử dụng hợp lý, tạo động lực mạnh mẽ, động viên mỗi công chức cống hiến sức lực, tài trí, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao (Giang Thanh Nghị, 2016).