Chương 4. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC THỰC THI CÔNG VỤ CỦA CÁN BỘ CÔNG CHỨC CẤP PHƯỜNG, XÃ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH
4.4. Một số kiến nghị
- Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật đối với cán bộ, công chức cấp phường, xã, thị trấn gắn liền với quá trình cải cách hành chính và hiện đại hóa nền hành chính nhà nước. Cần phải ban hành và thường xuyên sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý HCNN trên các lĩnh vực về quản lý kinh tế - xã hội, quản lý tổ chức bộ máy HCNN và đội ngũ CBCC.
Việc ban hành, sửa đổi, bổ sung các văn bản QPPL trước hết đảm bảo tính đồng bộ, cụ thể và có tính khả thi. Tránh tình trạng chồng chéo, khó thực hiện trong các văn bản hướng dẫn.
- Thực hiện cải cách chính sách tiền lương đảm bảo mức lương cần thiết để công chức yên tâm công tác, có thể thay vì trả lương hoàn toàn theo
ngạch, bậc thì nên trả lương theo kết quả công việc và mức độ cống hiến của công chức trong quá trình thực thi công vụ.
- Quy định cụ thể, thống nhất về trình độ chuyên môn, kiến thức quản lý nhà nước, kiến thức bổ trợ đối với từng loại công chức, vị trí việc làm của công chức; việc đào tạo kỹ năng bắt buộc đối với từng vị trí công chức và đào tạo bồi dưỡng đối với công chức trước khi bổ nhiệm.
- Cần có tiêu chí cụ thể về các quy tắc ứng xử của công chức trong khi thực thi công vụ, đặc biệt là khi tiếp xúc với người dân doanh nghiệp.
- Có tiêu chí cụ thể chi tiết trong việc đánh giá công chức đảm bảo thống nhất, tăng tiêu chí đánh giá mức độ, chất lượng, khối lượng công việc, hiệu quả công việc.
4.4.2. Đối với UBND tỉnh Quảng Ninh
UBND tỉnh cần có sự điều chỉnh phù hợp mức lương của công chức nói riêng và người lao động nói chung để đảm bảo mức sống cho họ và gia đình tại địa bàn quản lý. Trong khi tăng lương cần phải chú ý tới mức tăng của giá cả sinh hoạt để tính toán hợp lý và đảm bảo mức tăng có tác dụng nhất định trong việc cải thiện đời sống của công chức phường.
Tiền lương phải là một động lực chủ yếu để công chức gắn bó với cơ quan nhà nước, tận tụy với công vụ. Chính những chính sách thiếu tính cạnh tranh trong hệ thống chế độ đối với công chức (trong đó có tiền lương) đã là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bộ máy nhà nước không thu hút được người tài và một số công chức có trình độ đã rời bỏ cơ quan nhà nước sang làm việc ở lĩnh vực ngoài nhà nước; tình hình này có thể làm giảm chất lượng của bộ máy nhà nước. Các cơ quan hành chính Nhà nước cần đảm bảo được chế độ đãi ngộ, tạo điều kiện về mặt vật chất.
UBND tỉnh hoàn thiện hơn nữa những văn bản về quá trình tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, khen thưởng và kỷ luật đối với công chức để làm cơ sở pháp lý cho các cơ quan thực hiện một cách có hiệu quả việc tạo
động lực làm việc cho mỗi công chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Có như vậy mới thực sự đảm bảo sự thống nhất từ Trung ương đến địa phương trong quá trình thực hiện việc tạo động lực làm việc cho công chức trong quá trình thực thi công vụ trong cơ quan hành chính Nhà nước.
Trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải bảo đảm ngoài những kiến thức về lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, cần trang bị cho công chức phường những tri thức cần thiết về văn hoá - xã hội, kiên quyết khắc phục tình trạng học chỉ vì bằng cấp, để đủ tiêu chuẩn đề bạt, bổ nhiệm, một biểu hiện của căn bệnh thành tích.
Cần có cơ chế kiểm tra, giám sát thường xuyên, độc lập, khách quan giữa các cơ quan hành chính nhà nước, trong nội bộ từng cơ quan đơn vị và của nhân dân đối với hoạt động của công chức nhằm khắc phục tình trạng thiếu công khai, minh bạch, dễ phát sinh tiêu cực trong quá trình thực thi công vụ của công chức.
4.4.3. Đối với UBND thành phố Cẩm Phả
- Cần tạo điều kiện đối với công chức phường tham gia các khóa đào tạo được tạo điều kiện thuận lợi về thời gian để đảm bảo tham gia đầy đủ chương trình học tập đạt chất lượng và khi đạt kết quả học tập giỏi thì phải được khen thưởng, quy định rõ tiêu chuẩn chức danh của các vị trí công tác từ lãnh đạo đến công chức để công chức tự đối chiếu với trình độ hiện có, tích cực học tập nhằm đạt được các tiêu chuẩn theo yêu cầu, từ đó có đủ điều kiện để được hưởng lương cao hơn hoặc sẽ được quy hoạch vào các chức danh lãnh đạo.
- Đảm bảo công tác tuyển chọn, đánh giá công chức phường công khai, minh bạch, xây dựng tiêu chí đánh giá rõ ràng, tránh cào bằng. Xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả hoạt động, sự công bằng cùng với những lời khen khi nhân viên có thành tích trong công việc. Đồng thời, bố trí đúng người đúng việc, phát huy được năng lực, sở trường của từng công chức và tạo cơ hội cho công chức khẳng định vị thế và thăng tiến trong tổ chức.
- UBND cấp thành phố cần phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đưa các yếu tố về đạo đức công vụ vào nội dung đánh giá kết quả hoạt động của UBND cấp phường. UBND cấp phường tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ, kiểm soát nội bộ chặt chẽ nhằm phát hiện các nguy cơ dẫn đến tiêu cực, tham nhũng; chấn chỉnh kịp thời việc làm sai quy trình, thủ tục, giải quyết hồ sơ trễ hẹn, thu phí và lệ phí chưa đúng hoặc để tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phải đi lại nhiều lần, làm thủ tục nhiều nơi; chấn chỉnh lề lối làm việc, nâng cao ý thức trách nhiệm trong thi hành công vụ của đội ngũ công chức.
- Phát huy vai trò giám sát của nhân dân đối với hoạt động công vụ của công chức thông qua các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội của nhân dân đối với hoạt động công vụ của công chức. Tiến hành khảo sát, đánh giá mức độ hài lòng của người dân, tổ chức, qua đó sẽ giúp các địa phương xác định lĩnh vực và vấn đề trong cung cấp dịch vụ cần quan tâm đặc biệt để cải cách hoặc cần xây dựng năng lực, đề ra những giải pháp khắc phục khả thi để nâng cao chất lượng dịch vụ công, nâng cao sự hài lòng của người dân, tổ chức.