Kinh nghiệm tại một số địa phương

Một phần của tài liệu Tăng cường năng lực thực thi công vụ của cán bộ công vụ tại các phường xã trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Bắc Ninh (Luận văn thạc sĩ) (Trang 35 - 40)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC THỰC THI CÔNG VỤ CỦA CÁN BỘ CÔNG CHỨC CẤP PHƯỜNG, XÃ

1.2. Cơ sở thực tiễn về tăng cường năng lực thực thi công vụ của cán bộ công chức cấp phường, xã

1.2.1. Kinh nghiệm tại một số địa phương

1.1.2.1. Kinh nghiệm của thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh

Thời gian qua, nhờ thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị TP Uông Bí, việc thực hiện chủ đề công tác năm của tỉnh, thành phố về “Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính” có nhiều chuyển biến tích cực. Qua đó, ý thức, trách nhiệm thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC), người lao động địa phương không ngừng được nâng lên, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phục vụ nhân dân, góp phần thiết thực xây dựng chính quyền liêm chính, kiến tạo và vì dân.

Tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại của phường chỉ có một công dân đang giải quyết thủ tục. Song ở tất cả các vị trí cán bộ đều đang nghiêm túc làm việc, chấp hành đầy đủ các quy định về đeo thẻ, trang phục.

Phó Chủ tịch UBND phường Bùi Thị Kim Thủy chia sẻ: Thực hiện chủ đề công tác năm của tỉnh và thành phố về “Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành

chính”, phường không chỉ quán triệt đến đội ngũ CBCC mà còn tuyên truyền sâu rộng đến nhân dân để người dân trực tiếp tham gia giám sát, kiểm tra thái độ phục vụ, thực thi nhiệm vụ của CBCC, kịp thời phản ánh tình trạng cán bộ nhũng nhiễu, gây phiền hà. Phường cũng lập sổ nhật ký để cán bộ đăng ký lịch công tác hằng ngày nhằm kiểm tra chặt chẽ về thời gian, tiến độ, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao của mỗi CBCC. Từ đây, tạo được sự chuyển biến rõ rệt trong thái độ, trách nhiệm làm việc của mỗi CBCC. Nhờ đó, 9 tháng đầu năm, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại của phường đã tiếp nhận và giải quyết 100% hồ sơ, thủ tục hành chính đúng hạn, giải quyết trước hạn đạt trên 90%.

Không chỉ riêng phường Thanh Sơn mà tại các phường, xã, phòng, ban, đơn vị của thành phố đều nghiêm túc triển khai và có những cách làm sáng tạo phù hợp với tình hình đơn vị để thực hiện hiệu quả chỉ đạo của tỉnh và thành phố về kỷ luật, kỷ cương hành chính. Ngay từ đầu năm, 100% các phòng, ban, đơn vị, phường, xã đã thực hiện nghiêm túc việc ký cam kết thực hiện chủ đề công tác năm 2017 của tỉnh và thành phố giữa người đứng đầu đơn vị với người đứng đầu cấp trên trực tiếp, giữa CBCCVC, người lao động với người đứng đầu đơn vị.

Đặc biệt, năm 2017, ngoài việc cử cán bộ tham gia học tập đầy đủ tại các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ do tỉnh tổ chức, UBND thành phố đã chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn trực tiếp xây dựng kế hoạch mở lớp bồi dưỡng cập nhật những kiến thức về một số lĩnh vực tư pháp, văn hóa, tài chính… cho cán bộ phường, xã và các đơn vị liên quan. Qua đây, trình độ, nghiệp vụ của đội ngũ CBCC được nâng lên, tạo chuyển biến hiệu quả trong thực thi nhiệm vụ, phục vụ nhân dân.

Cùng với đó, công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính được thành phố thực hiện nghiêm túc và thường xuyên. Từ đầu năm, UBND thành phố đã thành lập Đoàn kiểm tra đột xuất việc thực

hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính, văn hóa công sở, văn hóa giao tiếp với nhân dân của CBCCVC trên địa bàn. Đến nay, Đoàn đã tổ chức 16 cuộc kiểm tra tại 22 phòng, ban, 11/11 phường, xã.

Cuối tháng 9 vừa qua, thành phố lắp đặt hệ thống cửa tự động ra vào trụ sở UBND thành phố bằng dấu vân tay, kết nối với phần mềm máy tính để tăng cường theo dõi, kiểm tra việc chấp hành giờ giấc làm việc của CBCC.

Thành phố cũng triển khai hệ thống camera giám sát kết nối từ Trung tâm Hành chính công (HCC) thành phố với bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại các phường, xã. Đồng thời, phân công một cán bộ của Thanh tra thành phố phụ trách trực tiếp công tác kiểm tra, giám sát tại Trung tâm. Thông qua việc kiểm tra, giám sát cán bộ thường xuyên, Trung tâm tiến hành đánh giá cán bộ hàng tháng làm căn cứ tổng hợp kết quả cả năm gửi về từng đơn vị, phòng, ban có cán bộ đến làm việc tại Trung tâm. Từ đó, tạo được sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị, cơ quan trong việc quản lý, đánh giá CBCC.

Qua lấy phiếu đánh giá sự hài lòng của công dân đến giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm HCC thành phố đạt 95%. 9 tháng đầu năm, cấp thành phố đã tiếp nhận và giải quyết đúng hạn 25.526/26.879 hồ sơ đạt 95%, còn lại đang trong thời hạn giải quyết, cấp xã đã tiếp nhận và giải quyết đúng hạn 25.344/25.485 đạt 99% còn lại đang trong thời hạn giải quyết.

Chị Phạm Mai Phương, khu 12, phường Quang Trung, TP Uông Bí, chia sẻ: “Thường xuyên đến Trung tâm HCC của thành phố để giải quyết thủ tục liên quan đến đất đai, tôi rất hài lòng với thái độ, quy trình làm việc của cán bộ Trung tâm. Mỗi lần đến đây làm việc tôi không bao giờ phải chờ đợi lâu mà được cán bộ hướng dẫn giải quyết các thủ tục rất nhanh, gọn.”

Sự chuyển biến trong thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính ở TP Uông Bí đã nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp, ngày càng củng cố niềm tin của nhân vào vào chính quyền. [27]

1.1.2.2. Kinh nghiệm của thành phố Hậu Giang, tỉnh Hậu Giang

Muốn nâng cao chất lượng, hiệu quả thực thi công vụ của cán bộ, công chức cấp cơ sở (phường, xã, thị trấn), trước hết phải xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất, năng lực ngang tầm. Đây là điều kiện tiên quyết và cũng là yêu cầu mang tính cấp thiết, bao trùm, có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở.

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng cán bộ, công chức và tạo cơ sở, nền tảng cho việc nâng cao chất lượng, hiệu quả thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở cần phải thực hiện một cách có hệ thống và đảm bảo sự liên thông, gắn kết giữa các khâu: tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng cán bộ.

Thành phố Hậu Giang sau hơn 11 năm thành lập, được sự quan tâm thường xuyên của cấp ủy, chính quyền các cấp, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị của cán bộ, công chức không ngừng được nâng lên. Hệ thống chính trị cấp cơ sở luôn được kiện toàn và ổn định. Đến nay, số cán bộ, công chức cấp xã có trình độ từ trung cấp trở lên, chiếm 89,29% tổng số cán bộ, công chức toàn tỉnh. Trong đó, cán bộ chủ chốt có trình độ chuyên môn đại học trở lên, chiếm 78,29% và trình độ cao cấp lý luận chính trị, chiếm 43,82%; cán bộ chuyên trách (trừ các chức danh bí thư, phó bí thư, chủ tịch HĐND, chủ tịch UBND) có trình độ từ trung cấp trở lên về chuyên môn và lý luận chính trị, chiếm 79,38%; công chức cấp xã có 726/756 người có trình độ từ trung cấp trở lên về chuyên môn và lý luận chính trị, chiếm 96,03%. Đây là cơ sở quan trọng để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị ở địa phương, cơ sở tỉnh Hậu Giang thời gian qua.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác cán bộ ở cấp cơ sở của thành phố Hậu Giang thời gian qua vẫn còn những hạn chế, bất cập. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ ở một số địa phương còn thấp và chưa đạt chuẩn so với yêu cầu. Việc bố trí sử dụng cán bộ chưa mang tính căn cơ, tình

trạng đề bạt, bổ nhiệm cán bộ chưa đủ chuẩn, chưa đảm bảo tính kế thừa còn diễn ra ở nhiều đơn vị. Chưa có sự “ăn khớp” và phù hợp nhất định giữa vị trí, chức trách cán bộ được phân công so với chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo. Công tác bố trí, sử dụng cán bộ, công chức ở một số đơn vị cơ sở chưa đảm bảo tính kế thừa giữa các thế hệ cán bộ, công chức. Các điều kiện để cán bộ luân chuyển phát huy sở trường và vốn kiến thức sẵn có, nhằm vận dụng hiệu quả vào công tác trong thực tiễn ở cấp cơ sở chưa thực sự phù hợp. Các chế độ về tiền lương, phụ cấp, trợ cấp, thù lao… vẫn còn nhiều bất cập, chưa tương xứng với sức lao động của người cán bộ, công chức công tác ở cơ sở.

Điều kiện, môi trường làm việc tại cơ sở không thu hút được đội ngũ cán bộ trẻ, có trình độ, năng lực thực sự từ cấp tỉnh, cấp huyện. Trong quy hoạch cán bộ mới chỉ quan tâm các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt, chưa chú ý đến các chức danh khác. Công tác đánh giá cán bộ ở một số nơi còn qua loa, chiếu lệ. Công tác kiểm tra, giám sát cán bộ ở một số cấp ủy chưa thực sự nghiêm túc.

Những hạn chế, bất cập trên là một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng, hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở chưa cao, chưa ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ. Để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở không chỉ thực hiện chức năng lãnh đạo, quản lý và điều hành trực tiếp mọi mặt đời sống xã hội ở cơ sở, mà còn làm chức năng vận động quần chúng và triển khai thực hiện thắng lợi những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong thực tiễn ở cơ sở. Do đó, nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ và bản lĩnh chính trị đội ngũ cấp cơ sở là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và thường xuyên, qua đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh nhà. [26]

Một phần của tài liệu Tăng cường năng lực thực thi công vụ của cán bộ công vụ tại các phường xã trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Bắc Ninh (Luận văn thạc sĩ) (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)