Định hướng phát triển cán bộ công chức cấp phường, xã trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Tăng cường năng lực thực thi công vụ của cán bộ công vụ tại các phường xã trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Bắc Ninh (Luận văn thạc sĩ) (Trang 83 - 86)

Chương 4. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC THỰC THI CÔNG VỤ CỦA CÁN BỘ CÔNG CHỨC CẤP PHƯỜNG, XÃ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH

4.1. Định hướng phát triển cán bộ công chức cấp phường, xã trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

4.2.1. Theo chiều rộng

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XIV đã đặt ra mục tiêu: “Phấn đấu đến năm 2020, xây dựng tỉnh Quảng Ninh trở thành tỉnh có cơ cấu kinh tế dịch vụ, công nghiệp; là trung tâm du lịch chất lượng cao của khu vực, một trong những cực tăng trưởng kinh tế của miền Bắc...”. Để thực hiện được những mục tiêu đó, một trong những yêu cầu đặt ra là phải xây dựng đội ngũ cán bộ công chức từ cấp cơ sở là các phường, xã có trình độ năng lực và phẩm chất đạo đức để đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước trong tình hình hiện nay.

Xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC của thành phố Cẩm Phả có đủ phẩm chất chính trị, có trí tuệ, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn ngang tầm với yêu cầu CNH, HĐH và những yêu cầu của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế là vấn đề quan trọng đang đặt ra đối với thành phố Cẩm Phả. Công tác tổ chức và cán bộ phải thật đồng bộ và gắn chặt giữa tổ chức và cán bộ, việc sắp xếp, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy phải gắn liền với CCHC, cải cách tư pháp, tập trung nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức, nâng cao chất lượng và trình độ đội ngũ CBCC, làm trong sạch đội ngũ, từng bước đẩy lùi tệ tham nhũng và các biểu hiện suy thoái về phẩm chất đạo đức, lý tưởng... tập trung xây dựng và triển khai thực hiện chiến lược cán bộ trong thời kỳ mới.

4.2.2. Theo chiều sâu

Một là, cần rà soát, tổng hợp đội ngũ CBCC cấp phường, xã không đạt tiêu chuẩn theo quy định, CBCC đạt chuẩn về trình độ nhưng có độ tuổi cao, năng lực hạn chế chưa đủ điều kiện nghỉ hưu để xem xét từng trường hợp cụ thể;

Hai là, đề xuất, vận dụng hợp lý chính sách khuyến khích đối với cán bộ cấp phường, xã không đạt tiêu chuẩn theo quy định, cán bộ có độ tuổi cao, năng lực hạn chế chưa đủ điều kiện nghỉ hưu tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc;

Ba là, đề nghị cấp có thẩm quyền quy định chế độ tiền lương và định mức biên chế đối với CBCC cấp phường, xã phù hợp với từng khu vực, vùng, miền và phân loại đơn vị hành chính các cấp; đề xuất ban hành quy chế, chính sách thu hút cán bộ, sinh viên giỏi có trình độ Đại học, trên Đại học về công tác tại phường, xã;

Bốn là, phối hợp thực hiện tốt việc bố trí, bổ nhiệm cán bộ cấp phường, xã; đặc biệt quan tâm và thực hiện tốt công tác quy hoạch, bồi dưỡng và bổ nhiệm lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, tổ chức nhà nước;

Năm là, thực hiện việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu bầu cử các vị trí cấp trưởng của các cơ quan, đơn vị, tổ chức nhà nước phải đảm bảo yêu cầu về trình độ (Đại học trở lên, ưu tiên học chính quy), năng lực tốt và có trình bày đề án, kế hoạch hoặc giải pháp tốt phát triển ngành, lĩnh vực liên quan (điều kiện đặc biệt có thể miễn);

Sáu là, đổi mới và nâng cao chất lượng đánh giá, phân loại CBCC (có sự tham gia nhận xét của các cơ quan, đơn vị cấp thành phố đối với đánh giá CBCC cấp phường và có sự tham gia nhận xét của cấp phường, cơ quan cùng cấp có liên quan theo từng ngành tương ứng đối với đánh giá CBCC cấp thành phố); nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị cấp thành phố trong việc hướng dẫn, chỉ đạo, theo dõi, đánh giá đội ngũ CBCC; xây dựng kế hoạch, quy hoạch, làm tốt công tác quy hoạch CBCC; kiên quyết xử

lý đối với CBCC trì trệ, không hoàn thành nhiệm vụ, kịp thời thay thế, luân chuyển và mạnh dạn đề bạt công chức trẻ có năng lực, đủ sức đảm đương nhiệm vụ theo yêu cầu mới;

Bảy là, phối hợp thực hiện tốt công tác lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân cấp thành phố, cấp phường, xã bầu hoặc phê chuẩn;

Tám là, phối hợp thực hiện tốt việc giao ban định kỳ (theo tháng hoặc quý) giữa cơ quan cấp thành phố và cán bộ, công chức cấp phường, xã để nhận xét, đánh giá, hướng dẫn kịp thời công tác chuyên môn; xây dựng quy chế và tăng cường công tác điều động, luân chuyển CBCC cấp thành phố về làm việc tại phường, xã thị trấn và CBCC cấp phường, xã lên làm việc ở thành phố;

Chín là, xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC cấp phường, xã; đảm bảo công tác đào tạo, bồi dưỡng phải xuất phát từ quy hoạch, gắn với sử dụng, đúng với ngạch và chức danh cán bộ, chú trọng bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ và kinh nghiệm giải quyết những tình huống theo từng chức danh CBCC cụ thể. Cử CBCC tham gia đào tạo;

Mười là, cụ thể hóa các quy định của tỉnh, trung ương áp dụng vào tình hình cụ thể ở thành phố để hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, tổ chức nhà nước, Ủy ban nhân dân các phường, xã, thị trấn xây dựng quy chế làm việc, quy chế phối hợp với các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng hiệu quả hoạt động của Ủy ban nhân dân, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác của đội ngũ CBCC cấp phường, xã;

Mười một là, đổi mới mạnh mẽ, một cách đồng bộ tác phong và tư duy làm việc của các tổ chức Đảng, chính quyền, mặt trận và toàn thể nhân dân, đặc biệt là ở cơ sở; kiên quyết loại trừ tư tưởng cục bộ, không ủng hộ cái mới, chậm chuyển biến, đổi mới phong cách lãnh đạo và nề nếp làm việc trì trệ của đội ngũ CBCC cấp phường, xã;

Mười hai là, cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về công vụ;

mạnh dạn xử lý CBCC cấp phường, xã nhũng nhiễu, hách dịch, gây khó khăn cho công dân.

Một phần của tài liệu Tăng cường năng lực thực thi công vụ của cán bộ công vụ tại các phường xã trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Bắc Ninh (Luận văn thạc sĩ) (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)