Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
2.2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
* Nguồn tài liệu:
Tác giả thu thập, khai thác tài liệu phục vụ nghiên cứu từ các nguồn:
thông tin, tài liệu thống kê về CBCC tại các phường thuộc thành phố Cẩm Phả qua các năm 2015-2017; sách, báo, tạp chí, các công trình đã công bố nghiên cứu của các chuyên gia, các nhà khoa học trong và ngoài nước về năng lực thực thi công vụ của cán bộ công chức cấp phường, xã; Niên giám Thống kê tỉnh Quảng Ninh, Cục thống kê tỉnh Quảng Ninh; Phòng Thống kê thành phố Cẩm Phả, Phòng lao động thương binh và Xã hội thành phố Cẩm Phả,... qua các năm 2015-2017; Báo cáo tình hình phát triển KT-XH thành phố Cẩm Phả qua các năm 2015-2017; Quan điểm, định hướng và mục tiêu về năng lực thực thi công vụ của cán bộ công chức tại các phường, xã trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh trong một số năm tiếp theo; nghị quyết, văn bản, quyết định của Đảng, Nhà nước và UBND tỉnh Quảng Ninh về năng lực thực thi công vụ của cán bộ công chức cấp xã phường trong tỉnh.
* Tiến hành thu thập:
Tác giả sẽ trực tiếp đến UBND các phường, thành phố Cẩm Phả và các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức có liên quan để thu thập, khai thác tài liệu phục vụ nghiên cứu. Nghiên cứu kinh nghiệm của một số địa phương trong nước, tác giả thu thập thông tin qua website.
2.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp a. Đối tượng điều tra
Đối tượng điều tra là cán bộ công chức, Ban lãnh đạo đang làm việc tại UBND các phường, thành phố Cẩm Phả và người dân tại các phường đánh giá về năng lực thực thi công vụ của CBCC phường.
b. Chọn mẫu nghiên cứu
Các phường trực thuộc thành phố Cẩm Phả là các phường đang thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng phục vụ công quyền cho nhân dân, trở thành các đơn vị tiên phong trong quá trình đổi mới chất lượng phục vụ nhân dân nên để làm được điều này tốt đòi hỏi các cán bộ công chức các phường phải nâng cao năng lực thực thi khi tác nghiệp.
Để phản ánh được thực trạng năng lực thực thi công vụ của cán bộ công chức tại các phường, xã trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh tác giả sẽ điều tra lấy thông tin theo mẫu phiếu chuẩn bị sẵn. Hiện tại CBCC tại 16 phường trực thuộc thành phố Cẩm Phả đến ngày 31/12/2017 là 195 cán bộ công chức. Như vậy, số lượng mẫu xác định như sau:
-Đối với Ban lãnh đạo: tại 16 phường có 26 cán bộ giữ vị trí lãnh đạo của phường, xã tác giả tiến hành nghiên cứu toàn bộ số CB lãnh đạo này.
- Đối với CBCC hiện có 169 cán bộ công chức là chuyên viên của các phường. Áp dụng công thức chọn mẫu của Slovin:
n =
N 1+N.e2
Trong đó:
n là lượng mẫu cần lấy, N là số lượng tổng thể, e là sai số cho phép (e=5%)
Tác giả tính được n = 119 người. Như vậy sẽ có 119 phiếu hỏi được phát ra và thu về theo nội dung bảng hỏi.
- Đối với người dân: Mỗi phường tần suất các Phòng ban thống kê có khoảng 9-12 người/ngày họ làm các thủ tục hành chính và có thời gian ở tại trụ sở trung bình khoảng 30 phút, tác giả lấy số trung bình khoảng 10 người xin ý kiến cho cuộc nghiên cứu. Như vậy ý số phiếu đánh giá của người dân là 130 phiếu.
c. Đặc điểm của phiếu điều tra
Nội dung của phiếu điều tra gồm 2 phần:
- Phần I: Thông tin cá nhân của người được điều tra như: tên, tuổi, địa chỉ, giới tính, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học,…
- Phần II: Các câu hỏi điều tra cụ thể được chọn lọc từ vấn đề cần giải quyết. Một số câu hỏi được thiết kế theo thang hỏi Likert với 5 mức độ:
1- Rất không đồng ý; 2 - Không đồng ý; 3 - Bình thường/Trung lập; 4- Đồng ý và 5 - Hoàn toàn đồng ý.
2.2.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin 2.2.2.1. Phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin
a) Phương pháp xử lý thông tin
Tác giả thu thập thông tin, phân loại và tiến hành xử lý thông tin bằng phần mềm Microsoft Excel. Việc sử dụng phần mềm Microsoft Excel có ý nghĩa lớn đối với việc tính toán các dữ liệu đầu vào để phân tích các chỉ tiêu nghiên cứu về năng lực thực thi công vụ của cán bộ công chức tại các phường thành phố Cẩm Phả. Căn cứ vào các chỉ tiêu tính toán tác giả biết được các chỉ tiêu nào còn hạn chế để tiếp tục hoàn thiện và phát huy những mặt đạt
được. Bên cạnh đó, tác giả còn vẽ các biểu đồ, đồ thị bằng phần mềm Microsoft Excel để người đọc dễ dàng đánh giá các số liệu hơn.
b) Phương pháp phân tổ thống kê
Đề tài lựa chọn phương pháp phân tổ thống kê nhằm mục đích nêu lên bản chất của hiện tượng trong điều kiện nhất định và nghiên cứu xu hướng phát triển của hiện tượng trong thời gian đã qua và đi tới kết luận. Từ đó có những đánh giá chính xác nhất đối với năng lực thực thi công vụ của cán bộ công chức tại các phường, xã trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
c) Phương pháp bảng thống kê
Sử dụng bảng thống kê nhằm thể hiện tập hợp thông tin thứ cấp một cách có hệ thống, hợp lý nhằm đánh giá thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực thực thi công vụ của cán bộ công chức tại các phường, xã trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
Về hình thức, bảng thống kê bao gồm hàng dọc và hàng ngang, các tiêu đề và số liệu thu thập được. Về nội dung, bảng thông kê sẽ giải thích các chỉ tiêu về thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực thực thi công vụ của cán bộ công chức tại các phường, xã trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin a. Phương pháp so sánh thống kê
So sánh là phương pháp chủ yếu được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Vì vậy để tiến hành so sánh phải giải quyết được vấn đề cơ bản sau: phải xác định được điều kiện so sánh và mục tiêu so sánh. Mục tiêu của so sánh trong phân tích kinh tế là xác định biến động của chỉ tiêu phân tích theo số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân.Thông qua phương pháp này ta rút ra các kết luận về năng lực thực thi công vụ của cán bộ công chức tại các phường thành phố Cẩm Phả trong thời gian qua và đề ra các định hướng cho thời gian tới.
b. Phương pháp thống kê mô tả
Đây là phương pháp sử dụng để hệ thống hóa các số liệu về đặc điểm biến động của hiện tượng nghiên cứu, giúp cho việc tổng hợp số liệu, tính toán các chỉ tiêu đúng đắn, khách quan, có tính suy rộng cho nội dung nghiên cứu. Sử dụng phương pháp thống kê mô tả tính điểm trung bình để đánh giá năng lực thực thi công vụ của cán bộ công chức tại các phường, xã trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
Để xác định ý kiến phản hồi của người tham gia trả lời bảng hỏi điều tra, tác giả sử dụng các câu hỏi với thang đo 5 bậc từ 1 đến 5, tương ứng với các mức độ: kém/rất không đồng ý; yếu/không đồng ý; trung bình/không có ý kiến; khá/đồng ý và tốt/rất đồng ý. Để phân tích và diễn đạt số liệu tác giả sử dụng điểm số bình quân với 5 mức đánh giá như sau:
Giá trị khoảng cách = Maximum – Minimum
= (5-1)
= 0,8
n 5
Bảng 2.1: Ý nghĩa của điểm số bình quân
Thang đo Phạm vi Ý nghĩa
5 4,20-5,0 Tốt/rất đồng ý
4 3,40-4,19 Khá/đồng ý
3 2,60-3,39 Trung bình
2 1,80-2,59 Yếu/không đồng ý
1 1,0-1,79 Kém/rất không đồng ý