Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tăng cường năng lực thực thi công vụ của cán bộ công vụ tại các phường xã trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Bắc Ninh (Luận văn thạc sĩ) (Trang 46 - 49)

Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

- Cơ cấu CBCC theo độ tuổi, giới tính Cơ cấu CBCC

theo tuổi, giới tính =

Số lượng CBCC phân loại theo tuổi, giới tính

x 100%

Tổng số CBCC trong tổ chức

Chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng CBCC trong tổ chức được phân loại theo tuổi, giới tính, xem xét sự phù hợp của tuổi, giới tính với kết quả hoàn thành công việc của đơn vị.

- Cơ cấu CBCC theo trình độ lý luận chính trị Cơ cấu CBCC

theo trình độ lý luận chính trị =

Số lượng CBCC phân loại theo trình độ lý luận chính trị

x 100%

Tổng số CBCC trong tổ chức

Chỉ tiêu này phản trình độ QLNN là trung cấp, sơ cấp, cao cấp, hay cử nhân của CBCC đối với kết quả thực hiện công việc chung của đơn vị.

- Cơ cấu CBCC theo trình độ chuyên môn Cơ cấu CBCC

theo chuyên môn =

Số lượng CBCC phân loại theo chuyên môn

x 100%

Tổng số CBCC trong tổ chức

Trình độ học vấn, chuyên môn có được thông qua hệ thống đào tạo.

Đào tạo làm tăng lực lượng lao động có trình độ cao, tạo ra khả năng thúc đẩy tăng trưởng kết quả hoàn thiện công việc chung của đơn vị.

- Cơ cấu CBCC theo trình độ tin học, ngoại ngữ Cơ cấu CBCC

theo trình độ tin học, ngoại ngữ =

Số lượng CBCC phân loại theo trình độ tin học,ngoại ngữ

x 100%

Tổng số CBCC trong tổ chức

Trình độ tin học, ngoại ngữ có được thông qua khả năng học tập của CBCC trong tổ chức, chỉ tiêu này đánh giá khả năng bồi dưỡng của cá nhân CBCC và đáp ứng tính thiết yếu trong bối cảnh tổ chức hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và nâng cao chất lượng CBCC của đơn vị.

- Kết quả công tác

Kết quả công tác là một trong các yếu tố quan trọng để đánh giá năng lực thực thi công vụ của công chức. Đây là kết quả quá trình vận dụng kiến thức, kỹ năng, thái độ hành vi của công chức trong quá trình thực thi công vụ.

Kết quả công việc được giao bao gồm số lượng, chất lượng công việc; hiệu suất làm việc; hiệu quả tổ chức hội họp, làm việc nhóm, cách giải quyết công việc… Qua đó, cơ quan đơn vị đánh giá mức độ hoàn thành công việc, tính chịu trách nhiệm của công chức. Ở Việt Nam, đánh giá kết quả công việc của công chức ở các mức độ khác nhau như: hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực (hay hoàn thành nhiệm vụ) và không hoàn thành nhiệm vụ.

- Phối hợp trong công tác

Trong các cơ quan hành chính nhà nước cần có sự phối hợp giữa các bộ phận để tổ chức thực hiện những nhiệm vụ công tác cụ thể trong khuôn khổ chức năng, thẩm quyền của cơ quan. Để hoạt động quản lý nhà nước đạt hiệu lực hiệu quả cao thì mỗi công chức trong co quan phải có sự phối hợp trong hoạt động để giải quyết công việc nhanh chóng và đạt hiệu quả cao. Khả năng phối hợp trong công tác phụ thuộc lớn vào kỹ năng giao tiếp hành chính và làm việc nhóm của công chức.

- Khả năng nhìn nhận, phân tích vấn đề, xử lý tình huống

Các vấn đề trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước khá phức tạp, trên các mặt, lĩnh vực của đời sống xã hội. Vì vậy đòi hỏi các công chức tham mưu phải có kiến thức tổng hợp cả các vấn đề về xã hội và xử lý các tình huống phát sinh trên thực tế hoạt động.

- Thái độ phục vụ nhân dân

Trong quá trình thực thi công vụ, công chức chuyên môn cần có thái độ nhã nhặn, lắng nghe ý kiến, giải thích, hướng dẫn cụ thể, rõ ràng về các quy định liên quan đến giải quyết công việc. Không gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân khi thực hiện nhiệm vụ.

Chương 3

Một phần của tài liệu Tăng cường năng lực thực thi công vụ của cán bộ công vụ tại các phường xã trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Bắc Ninh (Luận văn thạc sĩ) (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)