CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA THIẾT KẾ TRÕ CHƠI PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ DỰA TRÊN NGỮ LIỆU TẬP THƠ RA VƯỜN NHẶT NẮNG
1.2 Một số vấn đề về trò chơi phát triển ngôn ngữ
1.2.4. Ngôn ngữ và trò chơi ngôn ngữ ở lứa tuổi mầm non
- Trò chơi ngôn ngữ là sự trò chơi có sự kết hợp các yếu tố chơi và các yếu tố sƣ phạm trong một tổ hợp hoạt động và quan hệ hiện thực.
- Mục đích chơi hay còn gọi chơi có chủ định là những nhiệm vụ học tập của học sinh trong khi tham gia chơi. Mục đích này chi phối toàn bộ các yếu tố của trò chơi. Kết quả hoạt động của trò chơi đƣợc phản ánh ở kết quả
hiện thực mà học sinh thu đƣợc khi trò chơi kết thúc, đó cũng là kết quả của nhiệm vụ học tập, học sinh học được những gì thông qua hoạt động chơi dưới sự đánh giá của giáo viên và nhà giáo dục.
- Các hoạt động hay hành động chơi là những hoạt động mà người tham gia chơi tiến hành đóng vai và thực hiện vai trò của cá nhân trong trò chơi.
- Luật chơi hay quy tắc chơi là những quy định đƣợc đƣa ra nhằm định hướng cho người chơi nhằm thực hiện đúng các hành động hay nhiệm vụ học tập, xác định trình tự và tiến độ của các hành động nhằm đạt đƣợc kết quả tốt nhất trong giáo dục.
- Đối tƣợng hoạt động giao tiếp là những thành tố chính của các hoạt động, tuy nhiên để đáp ứng tốt nhất nhiệm vụ học tập thì chúng cần đƣợc xác định và thiết kế chặt chẽ, đƣợc chỉ dẫn cụ thể và rõ ràng hơn trong luật chơi.
- Các quá trình, tình huống và quan hệ là biến số, tiến trình và khuynh hướng của các hành động chơi, bộc lộ từ sự tác động của luật chơi. Ảnh hưởng của luật chơi mục đích dạy học được thể hiện kết quả được diễn ra như là động thái của trò chơi.
- Bên cạnh đó, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, nhằm phục vụ mục đích thiết kế trò chơi phát triển ngôn ngữ trong trường mầm non, người nghiên cứu xem xét trò chơi phát triển ngôn ngữ là một nhánh của trò chơi học tập, vì vậy ngoài những đặc điểm trên, trò chơi phát triển ngôn ngữ còn có những đặc điểm của trò chơi học tập nhƣ sau:
- Mặt khác, trẻ có nhu cầu khám phá những điều mới và hăng hái tham gia các trò chơi, vì các trò chơi có tính hấp dẫn trẻ ngay từ những hành động, hoạt động của chúng. Trò chơi tạo sự vui vẻ, sảng khoái ở những đứa trẻ khi chúng muốn tham gia vào hoạt động chơi.
- Ở bậc mầm non, trẻ tham gia chơi trò chơi một cách tự động, độc lập, khi chơi trẻ thể hiện ý thức làm chủ trò chơi và tham gia một cách tích cực, hết mình dưới sự hướng dẫn của người lớn.
- Người lớn có vai trò hướng dẫn, chỉ bảo cách chơi của từng trò chơi cho trẻ, nêu ra các luật chơi cho trẻ hiểu và đảm bảo tính vừa sức của trẻ, giúp trẻ chơi tích cực, đạt mục tiêu giáo dục đề ra.
- Trong quá trình chơi, người lớn cần hướng dẫn trẻ chơi hợp tác, đó là nội dung vô cùng quan trọng khi đƣa ra mục tiêu giáo dục mầm non. Đối với trẻ mầm non trò chơi phải phản ảnh một mặt của xã hội của môi trường sống xung quanh trẻ, giúp trẻ tái hiện cuộc sống thực của người lớn mà trẻ đã quan sát và mặt khác giáo dục tính đoàn kết và làm việc nhóm ở trẻ.
- Khi tổ chức trò chơi cho trẻ, giáo viên (người lớn) phải tạo ra những ký hiệu nào đó hay những hình ảnh tƣợng trƣng để trẻ đóng vai, thực hiện tái hiện nhân vật nào đó trong trò chơi giúp trẻ phát triển tính sáng tạo trong nhận thức. Mặt khác trẻ biết đƣợc vật nào sẽ thay thế đƣợc vật nào hay nhân vật nào đƣợc thay thế bằng trẻ nào,… để rồi từng trẻ có thể gọi tên nhân vật hay vật thay thế nó.
1.2.4.2. Mục đích của trò chơi ngôn ngữ
Bất kì một phương pháp dạy học được sử dụng đều hướng tới mục đích là giúp người học có thể lĩnh hội kiến thức được chính xác, đầy đủ và dễ dàng nhất. Dạy học thông qua trò chơi cũng không nằm ngoài mục đích đó, thực tiễn cho thấy thông qua những trò chơi, trẻ bị cuốn hút vào môi trường đó và tiếp nhận kiến thức kinh nghiệm một cách tự nhiên, không gò ép. Khi tham gia vào quá trình chơi, trẻ không mang tâm lí sợ sai, sợ hỏng vì vậy có thể nói đây là lúc trẻ bộc lộ khả năng, hiểu biết của mình một cách vô tƣ, tự nguyện mà có thể trong hoạt động học không dễ gì giáo viên có thể khai thác đƣợc từ trẻ. “Có thể thấy thông qua trò chơi, hiệu quả của việc học ngôn ngữ cũng rất cao, phát triển lĩnh vực ngôn ngữ thông qua các trò chơi là cách làm tích cực nhất và hiệu quả nhất” [32].
Có thể nói thông qua trò chơi, đặc biệt là các trò chơi phát triển ngôn ngữ thì ngoài mục đích truyền kiến thức ngôn ngữ cho trẻ, trò chơi ngôn ngữ cũng mang theo những mục đích đặc trưng, tiến bộ hơn so với các phương pháp giáo dục đơn thuần:
- Tính cực chủ động: với việc tham gia vào trò chơi, để hoàn thành nhiêm vụ chơi trẻ đã phát huy đƣợc tính tích cực chủ động trong quá trình chơi, nhất là khi chơi trẻ biểu đạt ý tưởng, suy nghĩ, nhận định, giải thích, kết luận của bản thân.
- Tạo sự say mê, phấn khởi, vui vẻ cho trẻ trong quá trình học tập
- Trẻ không bị áp lực gò ép, do đó sẽ phát triển tự nhiên, toàn diện, lĩnh hội đƣợc nhiều tri thức, tƣ duy linh hoạt,sử dụng lời nói mạch lạc, nói năng tự nhiên, lưu loát, nhớ lâu.
- Thông qua trò chơi, trẻ đƣợc rèn luyện kĩ năng thực hành, kĩ năng giao tiếp trong nhóm bạn, từ đó trẻ đƣợc rèn luyện và phát triển ngôn ngữ qua các tình huống và môi trường cụ thể hằng ngày. Trẻ nhanh chóng học được văn hoá giao tiếp, hiểu đƣợc sức mạnh của ngôn ngữ, phát triển khả năng ngôn ngữ của bản thân trẻ.
- Khi tham gia chơi, trẻ không có tâm lí chán nản, mệt mỏi “không bị ngồi yên một chỗ, không phải lúc nào cũng trật tự” từ việc tiếp nhận kiến thức thụ động trẻ chuyển sang trạng thái chủ động tƣ duy sáng tạo, yêu thích việc học - thông qua chơi.
1.2.4.3. Yêu cầu khi tổ chức trò chơi ngôn ngữ cho trẻ trong trường mầm non Cũng nhƣ các trò chơi khác, để tổ chức và thực hiện trò chơi phát triển ngôn ngữ ở trong lớp học hay ngoài lớp học cũng cần đảm bảo một số yêu cầu sau:
- Xác định mục tiêu dạy học (tính giáo dục của mỗi trò chơi): cần thể hiện rõ đâu là nhiệm vụ, mối quan hệ và nội dung cũng nhƣ tình huống chơi từ đó xác định mục tiêu giáo dục cần đạt đƣợc.
- Môi trường hoạt động của người học là trò chơi, trẻ học thông qua những ứng xử, xử lí tình huống và giải quyết các mối quan hệ trong tiến trình chơi của trẻ.
- Trò chơi phải đảm bảo đúng nội dung học tập và phù hợp với điều kiện tổ chức trò chơi.
- Trong quá trình tổ chức trò chơi nên lựa chọn những yếu tố chủ đạo, quan trọng và cần thiết thích hợp với phương thức chơi, hiệu quả học tập sẽ cao hơn khi sử dụng trò chơi trong tổ chức học tập.
- Khi tổ chức trò chơi, các vai chơi phải đƣợc xác định rõ ràng và đúng người, tránh hiện tượng chơi lẫn lộn và nhốn nháo, đặc biệt các trò chơi đóng kịch, các cá nhân cần nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với nội dung và vị trí trẻ chịu trách nhiệm.
- Chỉ những nhóm người tham gia chơi mới được hành động còn những người còn lại quan sát, học tập và sẵn sàng cho việc thay thế, nhằm tất cả mọi người đều có điều kiện tham gia chơi và quan sát người khác chơi.
- Vai trò của giáo viên là vô cùng quan trọng trong việc chuẩn bị các điều kiện thiết yếu để tổ chức trò chơi và là người trả lời và gỡ những rắc rối khi tổ chức trò chơi theo đúng luật đề ra.
- Các quy định và quy tắc chơi cần đƣợc thể hiện tự nhiên, không gò bó và dễ hiểu dễ học, người học chấp nhận.
- Mọi hoạt động phải có sự tổng kết, thảo luận rút kinh nghiệm sau những trò chơi. Người học tiếp thu đến đâu phụ thuộc vào giáo viên; người học phải đƣợc lắng nghe những nhận xét, góp ý giúp trẻ nhận biết đƣợc những gì trẻ làm đƣợc và chƣa làm đƣợc, những gì cần phát huy.