CHƯƠNG 4: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
4.5. Kết quả thực nghiệm
4.5.2. Kết quả đánh giá sau thực nghiệm
Nhƣ đã trình bày trong tiến trình thực nghiệm, trong quá trình tiến hành thực nghiệm, GV và người nghiên cứu tiến hành quan sát và ghi chép, kết quả đạt đƣợc sau khi thực nghiệm nhƣ sau:
Tiêu chí về sự phát triển ngôn ngữ
Tiêu chí 1.1 Số lượng từ mới
Bảng 4.2 Bảng đánh giá số lƣợng từ của trẻ ở lớp ĐC và TN sau thực nghiệm
Nhóm
Mức độ ghi nhớ từ mới của trẻ: Trò chơi Gọi tên Hoàn thành tốt Hoàn thành Chƣa hoàn thành Yếu
SL % SL % SL % SL %
TN 19 63,33 11 36,67 0 0 0 0
ĐC 5 16,67 20 66,67 5 16,67 0 0
Nhận xét:
Kết quả đo đƣợc ở bảng 4.2. cho thấy, trong cùng một điều kiện học tập nhƣ nhau, số lƣợng từ ở thời điểm đầu vào ở 2 nhóm trẻ là nhƣ nhau. Nhƣng 63,33% trẻ khi đƣợc tham gia các trò chơi PTNN có thể hoàn thành tốt trò chơi, tương ứng với việc trẻ có thể ghi nhớ được trên 70% các từ đã được học trong các bài thơ, trong khi con số này ở nhóm đối chứng là 16,67%. Sau đó là ghi nhớ của trẻ 50-70% số lƣợng từ đƣợc cung cấp thêm với 33,67% trẻ hoàn thành trò chơi. Đặc biệt không có trẻ nào ghi ở mức dưới 50% số từ đƣợc cung cấp. Ngƣợc lại, với nhóm trẻ đối chứng, mức độ ghi nhớ từ chủ yếu của trẻ tập trung ở mức khoảng từ 50-70% số từ được cung cấp, tương ứng với 66,67% trẻ đạt mức hoàn thành trò chơi. Và vẫn còn 16,67% số trẻ ghi nhớ được dưới 50% số từ mới. Để quan sát rõ hơn sự chênh lệch về mức độ ghi nhớ từ mới ở 2 nhóm, người nghiên cứu thể hiện biểu đồ.
Biểu đồ 4.2: Biểu đồ đánh giá số lƣợng từ của trẻ ở lớp ĐC và TN sau thực nghiệm
66,63
36,67
0 0
16,67
66,67
16,67
0 0
10 20 30 40 50 60 70 80
Hoàn thành tốt Hoàn thành tốt Chưa hoàn thành Dưới 20%
Thực nghiệm Đối chứng
Tiêu chí 1.2 Mức độ hiểu nghĩa của từ
Mức độ hiểu nghĩa của từ ở trẻ đƣợc đo bằng trò chơi: Ghép tranh. Kết quả đạt đƣợc ở hai nhóm trẻ nhƣ sau:
Bảng 4.3 Đánh giá mức độ hiểu nghĩa của từ của trẻ ở lớp ĐC và TN sau thực nghiệm
Nhóm
Mức độ hiểu nghĩa của từ: Trẻ ghép đúng
Hoàn thành tốt Hoàn thành Chƣa hoàn thành Yếu
SL % SL % SL % SL %
TN 15 50,00 14 46,67 1 3,33 0 0,00
ĐC 7 23,33 20 66,67 3 10,00 0 0,00
Nhận xét:
Mức độ hoàn thành trò chơi ghép tranh của trẻ ở 2 nhóm ĐC và TN cho thấy tác động của trò chơi với sự hiểu nghĩa của từ ở trẻ. Nhóm trẻ đƣợc củng cố, phát triển ngôn ngữ thông qua các trò chơi ngôn ngữ có 50% đạt mức hoàn thành tốt, tương ứng với việc hiểu nghĩa của trên 70% các từ được cung cấp, 46,67% trẻ đạt mức hoàn thành, tương ứng với việc trẻ hiểu được từ 50- 70% số từ đƣợc cung cấp. Để thấy sự chênh lệch giữa nhóm ĐC và nhóm TN rõ ràng hơn, người nghiên cứu thể hiện ở biểu đồ sau:
Biểu đồ 4.3 Đánh giá mức độ hiểu nghĩa của từ của trẻ ở lớp ĐC và TN sau thực nghiệm
Nhận xét:
Biểu đồ 4.3 cho thấy nhóm trẻ TN đạt kết quả hiểu nghĩa của từ cao hơn so với nhóm trẻ ở lớp ĐC. Với việc nhóm trẻ TN hoàn thành tốt trò chơi hơn nhóm trẻ ĐC là 26,67%, tương ứng với khả năng hiểu nghĩa của trên 70% số từ đƣợc cung cấp. Mặc dù ở mức hoàn thành, nhóm trẻ ở lớp ĐC đạt kết quả cao hơn so với nhóm trẻ ở lớp TN, ở nhóm trẻ ĐC vẫn có số trẻ chƣa hoàn thành cao hơn so với lớp thực nghiệm.
Tiêu chí 1.3 Khả năng phát âm của trẻ
Để kiểm tra và đánh giá khả năng phát âm của hai nhóm trẻ, người nghiên cứu sử dụng trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”. Kết quả đạt đƣợc ở 2 nhóm TN và ĐC nhƣ sau:
50 46,67
3,33
0 23,33
66,67
10
0 0
10 20 30 40 50 60 70 80
Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành Yếu
Thực nghiệm Đối chứng
Bảng: 4.4 Đánh giá khả năng phát âm của trẻ ở lớp ĐC và TN sau thực nghiệm
Nhóm
Khả năng phát âm của trẻ: Trò chơi Ai nhanh ai đúng Hoàn thành tốt Hoàn thành Chƣa hoàn thành Yếu
SL % SL % SL % SL %
TN 5 16,67 14 46,67 10 33,33 1 3,33
ĐC 7 23,33 13 43,33 9 30,00 1 3,33
Nhận xét:
Kết quả đạt đƣợc ở cả 2 nhóm không có sự chênh lệch nhiều. Trong giai đoạn này, các cơ quan phát âm của trẻ vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, hơn nữa, trong thời gian ngắn, do đó, sự thay đổi về khả năng phát âm chƣa nhiều. Mặt khác, các trò chơi không nhằm mục đích sửa lỗi phát âm cho trẻ mà hầu hết tập trung vào phát triển, mở rộng vốn từ cho trẻ. Nhƣ vậy, với mục tiêu PTNN mà trọng tâm là mở rộng, tăng cường vốn từ cho trẻ, các trò chơi đều có tác động tích cực, giúp tăng cường khả năng ghi nhớ, hiểu nghĩa và phát âm của từ.
Bên cạnh tiêu chí phát triển ngôn ngữ, tiêu chí về mặt tâm lí sƣ phạm mà cụ thể là sự tích cực, hứng thú của trẻ khi tham gia trò chơi là một trong những tiêu chí người nghiên cứu đưa ra và đo lường để kiểm tra tác động của các trò chơi PTNN với trẻ 3-4 tuổi. Trong quá trình tiến hành thực nghiệm và quan sát, dự giờ với nhóm trẻ ĐC, người nghiên cứu và GV đã quan sát, ghi chép và tổng hợp đƣợc kết quả nhƣ sau:
Bảng 4.5 Đánh giá mức độ tham gia của trẻ ở lớp ĐC và TN
Nhóm
Tích cực tham gia chơi
Thích thú khi tiếp tục đƣợc tổ chức trò chơi
Thờ ơ, không muốn tham gia trò chơi
SL % SL % SL %
TN (n = 30)
22 73,33 18 60,00 2 6,67
ĐC (n = 30)
13 43,33 10 33,33 5 16,67
Nhận xét:
Sự tích cực tham gia trò chơi ở nhóm TN cao hơn so với nhóm ĐC là 30%; số trẻ thích thú khi tiếp tục đƣợc tham gia trò chơi ở nhóm TN cao hơn nhóm ĐC 26,67%. Số trẻ thờ ơ không muốn tham gia ở nhóm trẻ TN thấp hơn ở nhóm trẻ ĐC 10%. Điều này cho thấy trẻ mong muốn đƣợc tham gia các trò chơi, và ngƣợc lại, các trò chơi đƣợc thiết kế cũng mang lại đƣợc những tác động tích cực đối với trẻ. Sự khác biệt giữa nhóm trẻ ĐC và nhóm trẻ TN có thể đƣợc quan sát rõ hơn thông qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 4.4 Đánh giá mức độ tham gia của trẻ ở lớp ĐC và TN
Nhận xét:
Biểu đồ 4.4 cho thấy trẻ ở lớp TN tích cực tham gia hoạt động hơn so với trẻ ở lớp ĐC, đồng thời, trẻ ở lớp TN cũng có mong muốn chơi tiếp cao hơn (60% số trẻ). Trong khi đó, trẻ ở lớp ĐC có biểu hiện thờ ơ, không chú ý vào hoạt động cao hơn so với lớp thực nghiệm. Điều này cho thấy các trò chơi PTNN đƣợc xây dựng có những tác động tích cực vào tâm lí, mong muốn của trẻ khi tham gia các hoạt động trên lớp.
77,33
60
6,67 43,33
33,33
16,67
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90
Tích cực tham gia Mong muốn chơi tiếp Thờ ơ
Thực nghiệm Đối chứng
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Kết quả đạt đƣợc của nhóm thực nghiệm khi tiến hành các trò chơi PTNN cho trẻ dựa trên ngữ liệu tập thơ Ra vườn nhặt nắng cho thấy đã có sự thay đổi có ý nghĩa thống kê, hay nói cách khác có bằng chứng rằng có sự tiến bộ về ngôn ngữ của trẻ sau quá trình thực nghiệm. Điều đó cho thấy các trò chơi có giá trị và ý nghĩa khoa học. Đây là một thực nghiệm minh chứng cho quá trình tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với văn học và các hoạt động khác trong trường mầm non cần có sự kết hợp của trò chơi. Kết quả đánh giá quá trình thực nghiệm trên cho thấy các trò chơi là phù hợp và đã mang lại kết quả tích cực trong sự PTNN của trẻ 3-4 tuổi. Đồng thời, kết quả thực nghiệm cũng cho thấy sự phù hợp của tập thơ Ra vườn nhặt nắng với trẻ 3-4 tuổi nói riêng và trẻ mầm non nói chung.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học đang là một vấn đề cấp thiết đối với ngành Giáo dục và Đào tạo nhằm thay đổi các phương pháp dạy học cũ bằng những phương pháp dạy học mới sao cho chất lượng dạy và học ngày càng đƣợc nâng cao. Trong công cuộc đổi mới đó, sử dụng trò chơi là một trong những phương pháp phù hợp với trẻ lứa tuổi mầm non, mang lại hiệu quả tối ƣu, tạo ra bầu không khí học tập sôi nổi hơn, học sinh rất tích cực, các em chuyển từ thụ động sang chủ động chiếm lĩnh kiến thức, thích thú với những hình thức học tập mới lạ.
Bên cạnh những ngữ liệu thơ văn quen thuộc, mang đậm chất liệu dân gian, gắn với hình ảnh làng quê Việt Nam, Ra vườn nhặt nắng mang lại một luồng gió mới với những hình ảnh gần gũi hơn với trẻ em hiện đại mà không làm mất đi sự trong trẻo, vui tươi, ngây thơ và yêu đời rất đúng với tâm lí của trẻ em.
Kết quả thực nghiệm cho thấy tính ứng dụng cao của tập thơ trong hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học ở trường mầm non hiện nay.
Thực nghiệm sư phạm bước đầu đã kiểm nghiệm tính khả thi của đề tài nghiên cứu, cho thấy rằng việc áp dụng trò chơi vào các hoạt động ở trường mầm non là có hiệu quả, mang lại những kết quả nhất định trong sự PTNN của trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non.
Luận văn thành công sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cho các giáo viên ở các trường Mầm non.
2. Khuyến nghị
Tăng cường sử dụng trò chơi trong hoạt động hướng dẫn trẻ làm quen với tác phẩm văn học, thay thế cho những hình thức dạy học hiện nay nhƣ dạy trẻ đọc thuộc thơ, đọc thơ cho trẻ nghe…
Giáo viên cần nghiên cứu các trò chơi một cách kĩ lƣỡng, tránh gây sự nhàm chán trong quá trình thực hiện.
Các trò chơi và các bài thơ cần đƣợc sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, không phải một trò chơi có thể áp dụng cho mọi bài thơ và không phải bài thơ nào cũng phù hợp với trẻ 3-4 tuổi. Do đó, GV cần có sự chọn lựa phù hợp để mỗi trò chơi và bài thơ đều mang lại những rác động tích cực, kích thích hứng thú cho trẻ khi tổ chức.
Không lạm dụng trò chơi PTNN hoặc tổ chức quá nhiều trò chơi trong các hoạt động, tổ chức lặp đi lặp lại một trò chơi sẽ gây cho trẻ sự mệt mỏi, không hấp dẫn.