CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA THIẾT KẾ TRÕ CHƠI PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ DỰA TRÊN NGỮ LIỆU TẬP THƠ RA VƯỜN NHẶT NẮNG
1.3. Đặc điểm trẻ lứa tuổi mầm non
1.3.5. Đặc điểm về ngôn ngữ của trẻ 3-4 tuổi
“Trẻ lên 3 cả nhà học nói” hay “thỏ thẻ nhƣ trẻ lên 3” là những câu ca dao, tục ngữ của cha ông ta cho thấy sự phát triển ngôn ngữ vƣợt bậc của trẻ trong giai đoạn 3-4 tuổi. Thật vậy, ở tuổi lên 3 cùng với nhu cầu học tập, khám phá thế giới xung quanh, nhu cầu giao tiếp ngôn ngữ của trẻ có sự tăng mạnh. Theo bảng kiểm do các chuyên gia của Viện Y tế Quốc gia Mỹ đƣa ra, ở giai đoạn 3-4 tuổi, trẻ biết:
+ Nhóm tên đối tƣợng: Ví dụ: “Quần áo”, “Thức ăn”
+ Phân biệt đƣợc các màu sắc
+ Sử dụng đƣợc hầu hết các âm nhƣng có thể chƣa tròn âm đối với các âm khó: tr, ch, ngh, l, s, r, v, y
+ Người lạ có thể chưa hiểu những gì trẻ nói
+ Có thể mô tả đƣợc tác dụng của các đồ vật nhƣ: dao, cốc, ô tô…
+ Thích thú với ngôn ngữ, hào hứng với thơ ca và nhận ra những điều vô lí trong ngôn từ, nhƣ “Có con voi trên đầu bạn phải không?”
+ Diễn tả ý tưởng và cảm xúc, không dừng lại ở việc chỉ nói về thế giới xung quanh
+ Diễn tả thì của động từ “đang”
+ Trả lời các câu hỏi đơn giản: “Bé làm gì khi đói bụng?”
Song song với những đặc điểm đó, ngôn ngữ của trẻ có cả sự hoàn thiện và thông hiểu lời nói của người lớn, sự hình thành ngôn ngữ tích cực.
Điều này được thể hiện ở các phương diện: (1) Sự hoàn thiện về mặt ngữ âm;
(2) Sự phát triển về mặt ngữ nghĩa bao gồm: (2.1) Sự phát triển về vốn từ;
(2.2) Sự phát triển về cấu trúc ngữ pháp; (2.3) Sự phát triển lời nói mạch lạc.
(1) Sự hoàn thiện về mặt ngữ âm, ngữ điệu
Trẻ 3-4 tuổi đang ở trong giai đoạn ngôn ngữ. Các âm vị xuất hiện trong từ trong lời nói của trẻ có một số đặc điểm nhƣ:
+ Phụ âm đầu: Đã bắt đầu xuất hiện trong của trẻ 2 tuối. Các phụ âm môi như m, b… xuất hiện trước, sau đó đến các phụ âm dễ phát âm khác như d, t, n, c.. Các phụ âm ít xuất hiện hơn là ph, p, r, s. Lúc này, trẻ còn mắc nhiều lỗi khi phát âm các phụ âm đầu nhƣ “quả cam” trẻ đọc thành “tỏa tam”,
“con gà” thành “ton hà” …
+ Âm đệm: Trẻ bắt đầu điều khiển tròn môi để phát âm các âm đệm, tuy nhiên, các âm vẫn chƣa hoàn chỉnh. Ví dụ: trẻ nói “quả cam” thành “cả cam”; “hoa huệ” thành “ha hệ”
+ Âm chính: Hầu hết cấc nguyên âm, kể cả các nguyên âm đôi đều đã xuất hiện trong các từ của trẻ, nhƣng trẻ có thể phát âm sai một số từ. Ví dụ:
“Con ếch” thành “con ết”
+ Âm cuối: Các âm cuối xuất hiện nhiều nhƣ n, các âm ít xuất hiện nhƣ p + Các thanh điệu: Trẻ hay sai các thanh điệu: ngã và hỏi
Ngữ âm của trẻ đƣợc hoàn thiện dần, mặt âm thanh lời nói nhanh chóng phát triển. Trẻ lĩnh hội và phát âm đƣợc nhiều âm vị, phát âm các từ, các câu rõ nét hơn giai đoạn trước. Trẻ cũng bắt đầu biết điều chỉnh tốc độ, cường độ của giọng nói.
(2) Đặc điểm về mặt ngữ nghĩa:
(2.1) Đặc điểm vốn từ của trẻ 3-4 tuổi – Quy luật tăng số lượng từ của trẻ
+ Số lƣợng từ tăng theo thời gian;
+ Sự tăng tốc không đều, có giai đoạn tăng nhanh, có giai đoạn tăng chậm;
+ Đặc biệt, năm thứ 3 là giai đoạn tốc độ tăng vốn từ nhanh nhất.
– Đặc điểm vốn từ xét về mặt số lượng:
+ Sau khi kết thúc giai đoạn tiền ngôn ngữ, bước vào giai đoạn ngôn ngữ chính thức, vốn từ của trẻ nhìn chung có sự tăng mạnh.
+ Từ 12 tháng trở đi, trẻ bắt đầu xuất hiện các từ chủ động đầu tiên + 18 tháng tuổi số từ bình quân của trẻ là 11 từ, nhiều nhất là 24 từ + Từ 19- 21 tháng, số lƣợng từ tăng nhanh, 21 tháng trẻ đạt 220 từ.
+ 24 tháng, trẻ có 234 từ; 30 tháng: 434 từ; Số lƣợng từ tiếp tục tăng đến 36 tháng, trẻ đạt 486 từ.
+ Đến năm thứ 3, trẻ đã sử dụng trên 500 từ, phần lớn là danh từ, động từ và tính từ, các loại từ khác rất ít, cho đến năm 4 tuổi, số lƣợng từ của trẻ xấp xỉ 700 từ, ƣu thế vẫn là danh từ, động từ. Cuối tuổi lên 3, trẻ sử dụng đƣợc khoảng 1500 từ
+ Tốc độ tăng vốn từ ở các độ tuổi khác nhau, chậm dần theo độ tuổi:
Cuối 3 tuổi so với đầu 3 tuổi, vốn từ tăng nhanh, tăng khoảng 10,7%.
– Đặc điểm vốn từ xét về mặt từ loại
Đến năm 3-4 tuổi về cơ bản vốn từ của trẻ đã có đủ các loại từ. Tuy nhiên, tỷ lệ danh từ và động từ cao hơn nhiều so với các từ loại khác:
+ Danh từ chiếm 38%; Các danh từ trẻ sử dụng chỉ đồ dùng, đồ chơi quen thuộc, gần gũi nhƣ: Mèo, chó, chim…
+ Động từ chiếm 32%, Động từ chỉ hoạt động gần gũi với trẻ và những người xung quanh.
+ Tính từ chiếm 6,8%. Việc tiếp thu tính từ của trẻ mẫu giáo bé khó khăn hơn so với việc tiếp thu danh từ và động từ. Theo nghiên cứu của Lưu Thị Lan, trẻ 3-4 tuổi có thể cảm nhận được các từ biểu thị kích thước, số lượng, hình dạng.
+ Đại từ 3,1% trẻ hay dùng ngôi thứ 3 để thay thế cho các danh từ trong ngôn ngữ giao tiếp và các từ: này, ấy, kia, đây… thay thế cho các từ
chỉ địa điểm, thời gian. Bên cạnh đó, trẻ cũng biết các đại từ: Chúng ta, tôi, ta, chúng ta
+ Các loại từ khác: Phụ từ 7,8%, Tình thái từ là 4,7% và Số từ còn xuất hiện ít (số từ 2,5%, quan hệ từ là 1,7%). Về quan hệ từ, trẻ có thể sử dụng các từ: của, và, thì, là, tại, vì, với; số từ: một, hai, ba
– Khả năng hiểu từ của trẻ
Theo Fedorendo, khả năng hiểu từ của trẻ mẫu giáo nói chung đƣợc chia làm 5 mức độ: Mức độ zero, mức độ 1, mức độ 2, mức độ 3 và mức độ 4.
Trong đó, trẻ mẫu giáo chỉ có thể hiểu đƣợc đến mức độ 3. Tuy nhiên mức độ 3 chỉ dành cho trẻ mẫu giáo lớn. Vì vậy, ở lớp 3-4 tuổi, trẻ có thể hiểu ý nghĩa biểu niệm của từ ngữ hoặc khái quát hơn một chút, tương ứng với mức độ 2 trong 5 mức độ hiểu nghĩa của từ ở trẻ.
Đặc điểm lĩnh hội vốn từ của trẻ mầm non: Trong quá trình phát triển ngôn ngữ trẻ em, các giác quan đóng vai trò quan trọng bậc nhất. Tri giác vật thể là hoạt động chính của trí tuệ trẻ em. Sự phát tiển ngôn ngữ gắn liền với cảm giác. Nhƣ vậy, trẻ chỉ hiểu đƣợc các từ khi các từ đó đƣợc gắn với những đối tƣợng, cảm giác rất cụ thể. Có nghĩa là, muốn trẻ lĩnh hội đƣợc vốn từ, người lớn cần tạo ra các điều kiện cho trẻ được trực tiếp nhìn, sờ mó, nghe, cầm, nắm… đối tƣợng đó.
Ngôn ngữ của trẻ vẫn còn những điểm ít giống với ngôn ngữ của người lớn- ngôn ngữ tự kỉ trung tâm. Chẳng hạn nhƣ “ăn” thì trẻ sẽ nói là “măm”;
“thịt” trẻ sẽ nói là “xịt”. Những ngôn ngữ này xuất hiện ở trẻ do nhiều nguyên nhân như do người lớn dạy trẻ nói; do trẻ nghe không chuẩn dẫn đến phát âm bị méo tiếng; do vốn từ của trẻ còn nghèo nàn. Loại ngôn ngữ này sẽ dần biến mất khi trẻ đƣợc giáo dục. Để biểu thị ngữ nghĩa, trẻ có thể sử dụng các kiểu câu để biểu thị các hành động nhƣ sau:
Quan hệ ngữ nghĩa Ví dụ Tác nhân - hành động Con làm đổ nước Hành động - Đối tƣợng Bạn Lan đang đội mũ Hành động - Địa điểm Các bạn chơi ngoài sân
Vật thể - Tính từ Con thích phiếu bé ngoan màu xanh Đại từ chỉ định - Vật thể Đó là dép của con
Thán từ - Vật thể Ôi! Con không thích cái khăn Lặp lại
Vô nhân xƣng
Với trẻ, ngôn ngữ đã trở thành phương tiện giao tiếp, tiếp thu kinh nghiệm xã hội và tƣ duy. Những quá trình tâm lí nhƣ tri giác, tƣ duy, ghi nhớ… đã được cải tổ dưới ảnh hưởng của ngôn ngữ và ngược lại, ngôn ngữ của trẻ cũng chịu ảnh hưởng của các quá trình tâm lí đó.
(2.1) Cấu trúc ngữ pháp
Cuối 3 tuổi, trẻ nói đƣợc những câu khá phức tạp.
– Xét về mặt cấu trúc:
Ở lứa tuổi 3-4 tuổi, ở trẻ bắt đầu xuất hiện câu đơn nhiều thành phần, điều này cho thấy sự thay đổi và phát triển trong tƣ duy của trẻ. Lúc này ngoài các thành phần nòng cốt, câu nói của trẻ có thêm các thành phần mở rộng nhƣ bổ ngữ, định ngữ, trạng ngữ. Ví dụ thay vì nói “Con đi học” trẻ có thể biết mở rộng câu “Sáng nay, con đi học” hay “Bố đưa con đi học.” Theo Nguyễn Xuân Khoa, trẻ 3-4 tuổi đã nói đƣợc các kiểu câu đơn khác nhau:
Loại câu Ví dụ
Câu có chủ ngữ là danh từ Xe máy chạy nhanh hơn xe đạp Câu có chủ ngữ là động từ Đánh nhau là không ngoan
Câu có chủ ngữ là tính từ Ngoan nhất lớp mình là bạn Oanh
Câu có vị ngữ là danh từ Tôi là người mua hàng, bạn là người bán hàng
Câu có vị ngữ là tính từ Tóc cô Hà dài nhỉ
Câu có nhóm danh từ Các bạn trai lớp cháu sẽ làm chú công an Câu có trạng ngữ chỉ thời
gian, địa điểm Chiều nay mẹ đón con sớm nhé Câu có trạng ngữ chỉ nguyên
nhân, mục đích Vì cậu, tớ mới bị ngã đấy
Ngoài ra, câu nói của trẻ có sự biến đổi phức tạp hơn với câu ghép chỉ nguyên nhân- kết quả hay các câu ghép đẳng lập. Ví dụ: Trẻ biết nói “Con đi học, mẹ đi làm” hoặc “Vì con ốm nên con không đi học.” Tuy nhiên, các câu ghép lúc này vẫn còn thiếu các quan hệ từ “nếu… thì”; “vì… nên” để tạo nên logic chặt chẽ, mạch lạc cho câu.
– Xét theo mục đích phát ngôn:
Câu trần thuật là loại câu đươc hình thành sớm nhất, vì vậy vẫn tiếp tục có số lƣợng cao trong lời nói hàng ngày của trẻ. Tuy nhiên, lúc này câu trần thuật đã có sự mở rộng về nội dung phản ánh: Trẻ không chỉ biết mô tả riêng rẽ các sự vật và còn có thể hiểu, đánh giá tính chất của các hành động và mối quan hệ của các đối tƣợng bằng lời nói của mình. Ví dụ, thay vì nói riêng lẻ từng sự vật nhƣ “Áo”, trẻ có thể mở rộng nội dung phản ánh nhƣ “Cái áo màu đỏ” “Cái áo của con” “Cái áo mẹ mua”.
(2.3) Ngôn ngữ mạch lạc
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp, là hiện thực trực tiếp của tư duy. Sử dụng ngôn ngữ tốt không thể không tính đến các yếu tố mạch lạc. Ngôn ngữ mạch lạc là ngôn ngữ có nội dung rõ ràng, cụ thể, có trình tự, logic, có thể được sử dụng hỗ trợ bằng các quan hệ từ, câu chuyển ý… được người nghe
lĩnh hội và hiểu đúng. Ngôn ngữ mạch lạc cũng thể hiện năng lực tƣ duy và hiểu vấn đề của trẻ.
Theo Xokhin - tiến sĩ ngôn ngữ học người Nga “lời nói mạch lạc được hiểu là sự diễn đạt mở rộng một nội dung xác định, được thực hiện một cách logic, tuần tự, chính xác, đúng ngữ pháp và tính biểu cảm”. Trẻ 3- 4 tuổi mới bắt đầu nắm đƣợc kỹ năng bày tỏ một cách mạch lạc những ý nghĩ của mình, trẻ vẫn còn mắc nhiều lỗi trong xây dựng câu, đặc biệt là câu phức. Ngôn ngữ của trẻ còn mang tính ngữ cảnh, lời nói đôi lúc còn chƣa rõ ràng, phải sử dụng đến cử chỉ, điệu bộ trong khi diễn đạt. Chính vì quá trình phát triển ngôn ngữ mạch lạc ở trẻ luôn gắn liền với quá trình phát triển kĩ năng nghe và nói chính xác của trẻ giai đoạn 3-4 tuổi. Trẻ nghe, hiểu ngôn ngữ mạch lạc của người lớn, của bạn bè, các tác phẩm văn học…; rồi sau đó sẽ hình thành và phát triển kĩ năng sử dụng ngôn ngữ mạch lạc của chính mình. Ngôn ngữ mạch lạc của trẻ đƣợc thể hiện qua ngôn ngữ mạch lạc đối thoại và ngôn ngữ mạch lạc độc thoại. Đối với ngôn ngữ mạch lạc đối thoại thường có trong quá trình trẻ giao tiếp được thể hiện thông qua sự lắng nghe người khác nói, không ngắt lời, chờ đến lƣợt mình; duy trì cuộc đàm thoại bằng cách trả lời đúng và biết đặt câu hỏi phù hợp, có thái độ tình cảm thích hợp và tôn trọng người đối thoại với mình. Đối với ngôn ngữ mạch lạc độc thoại ở trẻ 3-4 tuổi thường thể hiện thông qua việc kể chuyện. Thông qua kể chuyện, trẻ không chỉ phát âm, suy nghĩ, sử dụng câu, lựa chọn từ mà còn sắp xếp câu chuyện theo một trình tự kết hợp ngữ điệu cá nhân.
Nhƣ vậy, có thể thấy giai đoạn 3-4 tuổi là giai đoạn mà trẻ có sự phát triển mạnh mẽ ở mọi mặt về ngôn ngữ bao gồm ngữ âm và ngữ nghĩa. Có thể nói đây là giai đoạn rất phù hợp nếu nhƣ trẻ có đƣợc sự hỗ trợ và giúp đỡ kịp thời cũng như đúng cách từ phía người lớn sẽ tạo cơ sở để sau này trẻ phát triển trí tưởng tưởng, tư duy logic cũng như khả năng suy luận và liên tưởng
phán đoán trong các giai đoạn phát triển tiếp theo của trẻ. Tuy nhiên do đặc điểm tâm sinh lí ở giai đoạn này trẻ thường khó tập trung lâu, tư duy hình ảnh chiếm phần lớn và đặc biệt vui chơi vận động là hoạt động chiếm phần lớn thời gian của trẻ. Vì vậy để thúc đẩy quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ giai đoạn này cần có sự phối hợp linh hoạt giữa chơi và học, học qua trò chơi và khi chơi chính là trẻ đang học. Trong phạm vi nghiên cứu đề tài này người nghiên cứu tập trung thiết kế các trò chơi để phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Nhóm các trò chơi ngôn ngữ đƣợc xây dựng từ vốn trò chơi có sẵn của trẻ, kết hợp với tư liệu từ tập thơ “Ra vườn nhặt nắng” của Nguyễn Thế Hoàng Linh sẽ được người nghiên cứu làm rõ trong Chương 3 của đề tài.