Đặc điểm tâm lí

Một phần của tài liệu Luận văn thiết kế trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 4 tuổi dựa trên ngữ liệu tập thơ ra vườn nhặt nắng của nguyễn thế hoàng linh (Trang 32 - 35)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA THIẾT KẾ TRÕ CHƠI PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ DỰA TRÊN NGỮ LIỆU TẬP THƠ RA VƯỜN NHẶT NẮNG

1.3. Đặc điểm trẻ lứa tuổi mầm non

1.3.2. Đặc điểm tâm lí

Mỗi giai đoạn phát triển, trẻ không chỉ có những sự phát triển và hoàn thiện về mặt sinh học, mà những đặc điểm tâm lí của trẻ cũng có những thay đổi rõ rệt. Việc hiểu và nắm rõ tâm lí lứa tuổi giúp giáo viên có thể lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tiến hành các hoạt động phù hợp. Qua đó trẻ có điều kiện thuận lợi để phát triển một cách tối đa. Ở lứa tuổi 3-4, trẻ có các đặc điểm tâm lí nổi bật bao gồm:

Khủng hoảng tuổi lên 3 và sự thay đổi hoạt động chủ đạo. Khi lên 3, trẻ xuất hiện mâu thuẫn giữa một bên là tính độc lập đang đƣợc phát triển

mạnh, trẻ muốn tự mình làm tất cả mọi việc như người lớn và một bên là khả năng thực của trẻ còn quá non yếu. Tình trạng này đã dẫn đến hiện tƣợng khủng hoảng ở trẻ. Để giải quyết mâu thuẫn này, trẻ tìm đến một hoạt động mới: không làm thật được mọi việc như người lớn thì làm giả vờ (tức là làm chơi). Do đó trò chơi đóng vai theo chủ đề xuất hiện nhằm thoả mãn nhu cầu của trẻ luôn được sống và làm việc như người lớn. Đó chính là một bước chuyển biến cơ bản trong hoạt động của trẻ khi bước vào tuổi mẫu giáo. Hoạt động với đồ vật vốn là hoạt động chủ đạo của trẻ ấu nhi, nay lùi xuống hàng thứ hai (tuy nó vẫn đang tiếp tục phát triển), nhường chỗ cho hoạt động vui chơi nổi lên chiếm ƣu thế và giữ vai trò chủ đạo. Để đáp ứng sự thay đổi hoạt động chủ đạo này, trẻ chuyển dần từ chơi một mình, chơi cạnh nhau đến chơi với nhau, vị trí chủ đạo ở trẻ chƣa thể đạt tới dạng chính thức mà mới ở dạng sơ khai.

Tính tự kỷ trong sự hình thành ý thức về bản thân. Ở giai đoạn này ý thức về bản thân của trẻ đã chớm đƣợc nảy sinh khi trẻ biết tách mình ra khỏi mọi người xung quanh để nhận ra chính mình. Nhưng ý thức về bản thân của trẻ cuối tuổi ấu nhi còn hết sức mờ nhạt. Cùng với sự thay đổi của hoạt động chủ đạo, trẻ bắt đầu tìm hiểu thế giới của chính con người và nhập vào những mối quan hệ trong trò chơi. Từ đó, trẻ phát hiện ra mình trong nhóm bạn bè cùng chơi, thấy đƣợc vị trí của mình trong nhóm chơi. Đây là điểm khởi đầu của sự hình thành ý thức bản ngã. Tuy nhiên trẻ em 3 tuổi chƣa phân biệt được ý muốn chủ quan và mong muốn khách quan, vì vậy trẻ thường đem ý muốn chủ quan của mình gắn cho sự vật xung quanh. Khi trẻ không phân biệt đƣợc giữa mong muốn bên trong và bên ngoài còn dẫn đến đặc điểm tự kỷ (lấy mình làm trung tâm) trong ý thức của trẻ. J. Piaget cho rằng đặc điểm tiêu biểu nhất trong tâm lí trẻ em từ 3 tuổi trở xuống là tính tự kỷ.

Sự xuất hiện động cơ hành vi. Ở lứa tuổi mẫu giáo bé bắt đầu bước vào giai đoạn đầu của việc chuyển từ những hành vi bột phát sang hành vi mang tính xã hội, hay còn gọi là hành vi mang tính nhân cách. Trẻ dần chuyển động cơ hành động từ những nguyên nhân trực tiếp sang hành vi có động cơ. Lúc đầu, động cơ còn đơn giản và mờ nhạt. Khi tham gia hành động, trẻ thường bị kích thích bởi những động cơ sau đây:

+ Động cơ gắn liền với ý thích: trẻ muốn mình được giống như người lớn. Nguyện vọng này dẫn trẻ đến việc sắm các vai trong những trò chơi đóng vai theo chủ đề khác nhau.

+ Động cơ gắn liền với quá trình chơi: Động cơ có tác động khá mạnh mẽ thúc đẩy hành vi của trẻ. Trẻ ham chơi không phải là do kết quả của trò chơi mang lại mà trẻ cảm thấy thích thú chính từ quá trình chơi.

+ Động cơ nhằm làm cho người lớn cảm thấy vui lòng, yêu mến cũng bắt đầu xuất hiện và đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy trẻ thực hiện những hành động tích cực hơn. Động cơ hành vi của trẻ thường để được người lớn yêu mến và nó đi đôi với nhu cầu cụ thể.

Ở lứa tuổi mầm non nói chung, và ở lứa tuổi 3-4 tuổi nói riêng, đặc điểm tâm lí của trẻ chịu ảnh hưởng của 4 yếu tố sau: (1) Đặc điểm tâm lí trẻ mầm non chịu ảnh hưởng của nền văn hóa xã hội và nền văn hóa gia đình; (2) Hoạt động mà đặc biệt là hoạt động chủ đạo có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với sự phát triển của trẻ em; (3) Điều kiện sinh học có ảnh hưởng tới sự phát triển tâm lí của trẻ; (4) Ảnh hưởng của giáo dục đối với phát triển.

Những đặc điểm tâm lí của trẻ 3-4 tuổi có những nét độc đáo, mọi hoạt động của trẻ lúc này cần tổ chức dưới hoạt động chơi, gắn liền với những động cơ cụ thể. Hơn nữa, có thể thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tâm lí của trẻ, nhƣng giáo dục vẫn giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Việc nắm bắt được điều này sẽ giúp người lớn thiết kế được các hoạt động phù hợp với trẻ

Một phần của tài liệu Luận văn thiết kế trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 4 tuổi dựa trên ngữ liệu tập thơ ra vườn nhặt nắng của nguyễn thế hoàng linh (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)