CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VIỆC TỔ CHỨC TRÕ CHƠI NHẰM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON HIỆN NAY
2.5. Phương pháp khảo sát
Trong quá trình điều tra thực trạng tại 5 trường MN trên, người nghiên cứu đã sử dụng những phương pháp sau: Thu thập tài liệu, nghiên cứu, phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát và hệ thống hóa các vấn đề cần nghiên cứu.
Nghiên cứu tài liệu
Người nghiên cứu tiến hành nghiên cứu các tài liệu bao gồm: Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009; Chương trình giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm
2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Thông tư số 28/2016/TT- BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sử đổi, bổ sung một số nội dung của chương trình GDMN ban hành kèm theo thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Hướng dẫn thực hiện Chương trình GDMN… để tìm hiểu về chủ chương, chính sách, quan điểm xây dựng chương trình GDMN hiện nay. Bên cạnh đó, người nghiên cứu cũng tiến hành nghiên cứu các giáo án, kế hoạch ngày, kế hoạch tuần, kế hoạch tháng của GV đang dạy ở các trường mầm non trong địa bàn nghiên cứu.
Phương pháp quan sát, dự giờ
Người nghiên cứu tiến hành việc tổ chức trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi của GV ở các trường: Trường MN 19/5; Trường MN Tuổi Thơ; Trường MN Đức Nghĩa trong các hoạt động học, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời và hoạt động chơi tự do nhằm: (1) Quan sát các trò chơi ngôn ngữ được giáo viên tổ chức ở trường MN; cách tổ chức, thực hiện của GV;
các ngữ liệu đƣợc GV sử dụng trong các trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
(2) Quan sát đặc điểm ngôn ngữ của trẻ 3-4 tuổi; mức độ tham gia của trẻ trong các trò chơi nhằm phát triển ngôn ngữ đƣợc GV tổ chức (mẫu phiếu đƣợc trình bày ở phụ lục 3).
TT Tên trường Tên GV
Tên hoạt động
SL trò chơi
Tiến hành trong:
1 MN 19/5 Lê Thị Nguyên Khanh Học 2 Khởi động;
củng cố 2 MN Tuổi Thơ Đặng Thị Nhã Trúc Học 1 Củng cố 3 MN Tuổi Thơ Nguyễn Thị Xuân
Linh Góc 3
Góc thƣ viện
4 MN 19/5 Hồ Thị Ngọc Duyên Góc 2 Góc phân vai
5 MN Tuổi Thơ Mai Nữ Kiều Trang Ngoài
trời 1 Trò chơi tập thể
6 MN Đức Nghĩa Trịnh Thị Dân Ngoài
trời 2 HĐ chơi có chủ đích 7 MN Đức Nghĩa Ngô Thị Hải Yến Chơi
tự do 1 Trước khi đọc thơ
8 MN 19/5 Nguyễn Thị Tú Anh Chơi
tự do 1 Trước khi kể chuyện
Phương pháp phỏng vấn
Người nghiên cứu tiến hành phỏng vấn chuyên sâu với 6 giáo viên hiện đang dạy lớp 3 tuổi tại 3 trường mầm non: Trường MN 19/5; Trường MN Tuổi thơ; Trường MN Đức Nghĩa nhằm tìm hiểu nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non và ý nghĩa của trò chơi ngôn ngữ đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ và hiểu biết của giáo viên về tập thơ Ra vườn nhặt nắng (mẫu phiếu đƣợc trình bày ở phụ lục 2).
Danh sách giáo viên tham gia phỏng vấn:
STT Tên GV Trường Năm
công tác
1 Lê Thị Nguyên Khanh Mầm non 19/5 1988
2 Nguyễn Thị Tú Anh Mầm non 19/5 1993
3 Trịnh Thị Dân Mầm non Đức Nghĩa 1995
4 Ngô Thị Hải Yến Mầm non Đức Nghĩa 2000
5 Đặng Thị Nhã Trúc Mầm non Tuổi Thơ 2006
6 Mai Nữ Kiều Trang Mầm non Tuổi Thơ 2010
Phương pháp điều tra bằng phiếu khảo sát
Người nghiên cứu dùng phiếu điều tra thăm dò nhận thức của GV về việc PTNN cho trẻ; việc sử dụng trò chơi để PTNN cho trẻ và tập thơ Ra vườn nhặt nắng (mẫu phiếu được trình bày ở phụ lục 1).
STT Trường Địa Chỉ Số phiếu 1 MN Đức Nghĩa Phan Đình Phùng – phường Đức Nghĩa
- TP. Phan Thiết 19
2 MN 19/5 Lê Hồng Phong - TP. Phan Thiết 18 3 MN Sao Mai Huyện Hàm Thuận Nam- Phan Thiết. 12 4 MN Phú Long Huyện Hàm Thuận Bắc- Phan thiết. 15 5 MN Tuổi Thơ Thủ Khoa Huân- TP. Phan Thiết 19
Tổng số 83
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Tổng kết về việc PTNN cho trẻ MGB qua việc sử dụng một số trò chơi ngôn ngữ.
Phương pháp xử lí số liệu
- Dùng các công thức của toán thống kê để phân tích số liệu thu đƣợc.
- Dùng các phương tiện kĩ thuật để nghiên cứu. (lấy thông tin, lưu giữ thông tin, xử lí thông tin, trình bày kết quả nghiên cứu…).