Nhận thức của giáo viên về tập thơ Ra vườn nhặt nắng

Một phần của tài liệu Luận văn thiết kế trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 4 tuổi dựa trên ngữ liệu tập thơ ra vườn nhặt nắng của nguyễn thế hoàng linh (Trang 67 - 70)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VIỆC TỔ CHỨC TRÕ CHƠI NHẰM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON HIỆN NAY

2.6. Kết quả khảo sát

2.6.3 Nhận thức của giáo viên về tập thơ Ra vườn nhặt nắng

* Qua điều tra và phỏng vấn

Thông tin chung về tập thơ

Bảng 2.9 Hiểu biết của GV về tập thơ Ra vườn nhặt nắng

Thông tin về tập thơ SL (n = 83) Tỷ lệ (%)

Là một tập thơ dành cho trẻ em. 3 9,64

Là một tập thơ có nội dung, hình ảnh về cuộc

sống hiện đại. 0 0

Là một tập thơ có ngôn từ trong sáng, ngộ

nghĩnh, gần gũi với trẻ em. 0 0

Tất cả các ý kiến trên. 80 90,36

Nhận xét:

Kết quả điều tra cho thấy, hầu hết GV (90,36 %) đều có biết Ra vườn nhặt nắng là tập thơ dành cho trẻ em, mang hơi thở của cuộc sống hiện đại với ngôn từ trong sáng, ngộ nghĩnh, gần gũi với trẻ em, chỉ 9,64 % GV có hiểu biết chƣa đầy đủ về tập thơ. Tuy nhiên, khi phỏng vấn GV, kết quả cho thấy GV chỉ biết rất chung chung hoặc đoán nội dung của tập thơ về điều gì và viết cho ai chứ GV chƣa tìm hiểu và đọc các bài thơ trong tập thơ. Có thể thấy, đây là một tập thơ còn mới mẻ với GV. Vì vậy, để GV có thể sử dụng đƣợc các trò chơi đƣợc thiết kế dựa trên ngữ liệu tập thơ Ra vườn nhặt nắng, các bài thơ cần được cung cấp cho GV trước để GV tìm hiểu và lựa chọn.

Quan điểm của giáo viên về sự phù hợp của tập thơ với trẻ mầm non, chương trình giáo dục mầm non và sự phù hợp của tập thơ với việc tổ chưc trò chơi cho trẻ

Mặc dù kết quả điều tra cho thấy 100% GV cho rằng tập thơ Ra vườn nhặt nắng nên được đưa vào chương trình học cho trẻ mầm non và 100% GV cho rằng các bài thơ trong tập thơ phù hợp với việc tổ chức trò chơi cho trẻ, nhƣng khi phỏng vấn chuyên sâu, có rất ít GV có thể kể tên đƣợc một số bài thơ hoặc câu thơ nổi bật có trong tập thơ. Nhƣ vậy, có thể thấy, kết quả điều tra nhận thức của GV về tập thơ chưa đem lại kết quả tương ứng với kết quả

thu đƣợc trong phỏng vấn GV. Các GV đƣợc phỏng vấn khi đƣợc giới thiệu về tập thơ thì đều nhận định: Đây là một tập thơ hay, nội dung hiện đại, ngôn từ trẻ trung, trong sáng. Đặc biệt, phần thiết kế tranh mang lại ấn tƣợng mạnh với người đọc. Do đó, khi đưa các bài thơ này vào để phát triển ngôn ngữ cho trẻ, có thể sử dụng trực tiếp tập thơ để trẻ có thể quan sát và tưởng tượng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Từ kết quả của quá trình khảo sát, người nghiên cứu nhận thấy: GV có nhận thức đúng đắn về PTNN, các nội dung PTNN cho trẻ trong trường MN cũng nhƣ đánh giá đƣợc tầm quan trọng của trò chơi PTNN với việc PTNN cho trẻ trong trường MN. Tuy nhiên GV chưa thực sự biết cách sử dụng trò chơi trong các hoạt động của trẻ ở trường MN nhằm khai thác được các điểm mạnh của trò chơi. Đây sẽ là một điểm người nghiên cứu cần lưu ý khi thiết kế trò chơi PTNN cho trẻ trong trường MN.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy GV chƣa có hiểu biết nhiều về tập thơ Ra vườn nhặt nắng của tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh. Nguyên nhân của hiện tƣợng này xuất phát từ nhiều lí do nhƣ tập thơ còn rất mới mẻ, GV chƣa chủ động trong việc tìm kiếm các ngữ liệu mới cho hoạt động giảng dạy của mình. Đặc biệt, GV ít được khuyến khích sử dụng hay hướng dẫn các con đường, cách thức để khai thác các ngữ liệu thơ mới và vận dụng vào hoạt động cho trẻ.

Kết quả khảo sát thực trạng việc PTNN cho trẻ trong trường MN, việc sử dụng trò chơi trong việc PTNN cho trẻ và nhận thức của GV về tập thơ Ra vườn nhặt nắng của tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh là cơ sở quan trọng để người nghiên cứu xây dựng và thiết kế các trò chơi PTNN cho trẻ có tính khả thi, phù hợp với bối cảnh trong trường MN hiện nay.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Luận văn thiết kế trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 4 tuổi dựa trên ngữ liệu tập thơ ra vườn nhặt nắng của nguyễn thế hoàng linh (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)