CHƯƠNG 4: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
4.4. Tiêu chí và công cụ đánh giá thực nghiệm
Đánh giá hiệu quả của các trò chơi PTNN cho trẻ 3-4 tuổi dựa trên ngữ liệu tập thơ Ra vườn nhặt nắng trong trường MN hiện nay dựa trên tiêu chí cụ thể. Đồng thời, các công cụ đánh giá kết quả đạt đƣợc của trẻ chủ yếu sử dụng các trò chơi được người nghiên cứu thiết kế và lựa chọn. Với mỗi một tiêu chí, người nghiên cứu sử dụng một trò chơi khác nhau với các yêu cầu về mức độ hoàn thành khác nhau.
Tiêu chí 1: Sự phát triển về ngôn ngữ
Tiêu chí về sự phát triển ngôn ngữ của trẻ nhằm phản ánh tác động của trò chơi ngôn ngữ đến khả năng ngôn ngữ của trẻ. Để đánh giá sự phát triển ngôn ngữ của trẻ, người nghiên cứu xem xét theo 3 khía cạnh: Số lượng từ mới, khả năng hiểu nghĩa của từ và phát âm. Tương ứng với mỗi khía cạnh, người nghiên cứu sử dụng một phương pháp đánh giá nhất định. Tiêu chí 1 đƣợc xem là tiêu chí quan trọng, cho thấy sự phát triển ngôn ngữ của trẻ.
- Tiêu chí 1.1 Số lượng từ mới
Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ đƣợc thể hiện ở sự tăng lên về mặt số lượng từ mới mà trẻ có được sau khi học xong chủ đề. Vì vậy, người nghiên cứu sẽ tiến hành đếm số lƣợng từ theo chủ đề của trẻ ở cả hai nhóm đối chứng và thực nghiệm vào 2 thời điểm là trước và sau khi thực nghiệm để thấy được sự thay đổi về số lƣợng từ ở trẻ.
Để đánh giá số lượng từ mới của trẻ 3-4 tuổi trước và sau khi thực nghiệm, người nghiên cứu sử dụng trò chơi Gọi tên (cách chơi và luật chơi đƣợc thể hiện trong phụ lục 5). Kết quả hay mức độ hoàn thành của trẻ khi tham gia trò chơi đƣợc đánh giá theo 4 mức độ:
Hoàn thành tốt: trẻ làm đúng trên 70%
Hoàn thành: trẻ trả lời đúng từ 50% - 70%
Chƣa hoàn thành: trẻ trả lời đúng từ 20% - 50%
Củng cố lại: trẻ trả lời đúng dưới 20%
- Tiêu chí 1.2 Khả năng hiểu nghĩa của từ
Tiêu chí này phản ánh sự thay đổi về chất trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Tuy nhiên để đánh giá mức độ hiểu nghĩa của từ, đòi hỏi người nghiên cứu phải có sự kết hợp chặt chẽ không chỉ với GV mà còn cả với phụ huynh để quan sát việc sử dụng ngôn ngữ của trẻ trong nhiều bối cảnh khác nhau. Do đó, để đánh giá khả năng hiểu nghĩa của từ, người nghiên cứu sẽ thu
thập kết quả trước và sau thực nghiệm ở cả 2 nhóm ĐC và TN từ thông qua kiểm tra trực tiếp với trẻ thông qua Ai nhanh ai đúng (phụ lục 6).
Kết quả hay mức độ hoàn thành của trẻ khi tham gia trò chơi đƣợc đánh giá theo 4 mức độ:
Hoàn thành tốt: trẻ làm đúng trên 70%
Hoàn thành: trẻ trả lời đúng từ 50% - 70%
Chƣa hoàn thành: trẻ trả lời đúng từ 20% - 50%
Củng cố lại: trẻ trả lời đúng dưới 20%
- Tiêu chí 1.3 Khả năng phát âm
Khả năng phát âm của trẻ được kiểm tra lồng ghép khi người nghiên cứu sẽ tiến hành trò chơi Gọi tên và trò chơi Ai nhanh, ai đúng. Tiêu chí này cũng sẽ được đánh giá trước và sau thực nghiệm ở 2 nhóm ĐC và TN.
Kết quả hay mức độ hoàn thành của trẻ khi tham gia trò chơi đƣợc đánh giá theo 4 mức độ:
Hoàn thành tốt: trẻ làm đúng trên 70%
Hoàn thành: trẻ trả lời đúng từ 50% - 70%
Chƣa hoàn thành: trẻ trả lời đúng từ 20% - 50%
Củng cố lại: trẻ trả lời đúng dưới 20%
Tiêu chí 2: Tính tích cực và hứng thú tham gia trò chơi PTNN
Tính tích cực và hứng thú khi tham gia trò chơi PTNN là một trong những tiêu chí để đánh giá về mặt tâm lí sƣ phạm. Tiêu chí này nhằm đo sự chủ động, hứng thú, mong muốn tham gia các trò chơi PTNN của trẻ.
Để đánh giá tiêu chí này, người nghiên cứu xây dựng phiếu quan sát (phụ lục 8) và hướng dẫn GV ở cả hai nhóm TN và ĐC cách quan sát và đo lường sự hứng thú của trẻ ở hai nhóm. Các biểu hiện cho thấy trẻ hứng thú với các trò chơi PTNN bao gồm: Vui vẻ, tập trung… Việc đánh giá tiêu chí
này đƣợc thực hiện trong quá trình trẻ ở nhóm TN tham gia trò chơi và trẻ ở nhóm ĐC tham gia tiết học thông thường.