CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VIỆC TỔ CHỨC TRÕ CHƠI NHẰM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON HIỆN NAY
2.6. Kết quả khảo sát
2.6.2. Thực tiễn viêc tổ chức trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non
* Qua nghiên cứu tài liệu, giáo án của giáo viên
Qua nghiên cứu tài liệu có thể thấy việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ đƣợc đánh giá là một trong năm lĩnh vực cần phải phát triển cho trẻ trong trường MN. Nội dung này không chỉ được thực hiện trong hoạt động học trong các hoạt động làm quen với tác phẩm văn học và phát triển ngôn ngữ, mà còn đƣợc tích hợp trong các hoạt động học khác và hoạt động góc, hoạt
động ngoài trời và hoạt động chơi tự do. Ngoài ra, các hoạt động giáo dục cho trẻ mầm non nói chung cũng đều đƣợc xây dựng dựa trên quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, học thông qua trải nghiệm và tích hợp trong các hoạt động khác nhau. Do đó, việc sử dụng trò chơi để PTNN cho trẻ 3-4 tuổi trong trường MN là phù hợp với chương trình, quan điểm xây dựng chương trình GDMN hiện nay.
Bên cạnh đó, các bài giảng của GV khi tiến hành các hoạt động cho trẻ trong trường mầm non cho thấy GV đã có sử dụng các trò chơi, đặc biệt trong khi khởi động và củng cố trong hoạt động học và trong các hoạt động góc ở góc ngôn ngữ. Nhƣ vậy, có thể thấy GV đã có sử dụng các trò chơi PTNN, tuy nhiên GV chỉ sử dụng trò chơi nhƣ một cách để thu hút và để củng cố, ôn tập bài học cho trẻ mà chƣa tận dụng đƣợc điểm mạnh của trò chơi để truyền đạt cho trẻ những nội dung kiến thức mới.
* Qua điều tra, phỏng vấn
Vai trò của trò chơi phát triển ngôn ngữ trong phát triển ngôn ngữ của trẻ Bảng 2.3 Vai trò của trò chơi PTNN trong PTNN cho trẻ
Quan điểm của giáo viên về Vai trò của trò chơi phát triển ngôn ngữ trong phát triển ngôn ngữ cho trẻ là
Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết
SL (n = 83) 49 34 0
Tỷ lệ (%) 59,04 40,96 0
Nhận xét:
Kết quả điều tra thực trạng nhận thức của GV về vai trò của trò chơi PTNN trong việc PTNN cho trẻ mầm non cho thấy: GV đã có nhận thức đúng về vai trò của trò chơi. 100% GV đánh giá trò chơi PTNN là cần thiết và rất cần thiết, trong đó 59,04 % GV đánh giá là rất cần thiết và 40,96 % GV đánh
giá là cần thiết. Đồng thời các GV khi đƣợc phỏng vấn về nội dung này cũng đều cho rằng trò chơi, đặc biệt với trẻ mầm non là vô cùng quan trọng.
Về thời gian tổ chức trò chơi phát triển ngôn ngữ
Bảng 2.4 Thời gian tổ chức trò chơi PTNN
STT Hoạt động SL (n = 83) Tỷ lệ (%) Thứ bậc
1 Hoạt động học 80 96,39 1
2 Hoạt động góc 3 3,61 2
3 Hoạt động ngoài trời 0 0 0
4 Hoạt động chơi tự do 0 0 0
Nhận xét:
Kết quả điều tra thực trạng về thời gian tổ chức các trò chơi PTNN hầu hết đƣợc tiến hành trong hoạt động học với 96,30% GV lựa chọn đáp án này.
Một phần nhỏ, 3,61 % GV thường xuyên tổ chức trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong hoạt động góc. Kết hợp với quan sát và phỏng vấn GV, người nghiên cứu nhận thấy trong hai hoạt động học ở lĩnh vực phát triển nhận thức là hoạt động làm quen với tác phẩm văn học và làm quen với chữ cái (ở lớp mẫu giáo lớn) thường được tổ chức trò chơi phát triển triển ngôn ngữ. Tương tự, trong hoạt động góc, các trò chơi PTNN chỉ đƣợc thực hiện ở góc thƣ viện và một số hoạt động ở góc nghệ thuật và góc phân vai tùy theo chủ đề. Kết quả điều tra thực trạng cũng cho thấy, không có GV nào tổ chức các trò chơi PTNN trong các hoạt động ngoài trời và hoạt động chơi tự do. Vì vậy, thiết kế các trò chơi phát triển ngôn ngữ để sử dụng trong các hoạt động ngoài trời và các hoạt động chơi tự do là một nội dung cần đƣợc xây dựng.
Mục đích của tổ chức trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Bảng 2.5 Mục đích của tổ chức trò chơi PTNN Mục đích
Vị trí
1 2 3 4 5
SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ Tạo không khí
học thoải mái 34 40,96 49 59,03 16 19,28 0 0 0 0 Thu hút trẻ
tham gia hoạt động
16 19,28 25 30,12 44 53,01 0 0 0 0 Tạo cơ hội cho
trẻ rèn luyện, ghi nhớ nội dung bài học
35 42,17 0 0 31 37,35 17 20,48 0 0 Kiểm tra kiến
thức của trẻ 0 0 9 10,84 8 9,64 66 0 0 0
Truyền đạt nội dung kiến thức mới
0 0 0 0 0 0 0 0 83 100
Nhận xét:
Kết quả khảo sát cho thấy mục đích chính khi GV tổ chức các trò chơi PTNN cho trẻ là nhằm nhiều mục đích khác nhau, thứ tự ƣu tiên các mục đích cũng cho thấy động cơ của GV khi xây dựng và sử dụng trò chơi. Điều này ảnh hưởng đến thời điểm tổ chức, vai trò cũng như cách thiết kế hoạt động của GV. GV chủ yếu sử dụng trò chơi với các mục đích tạo dựng môi trường, gây hứng thú và thu hút trẻ tham gia hoạt động. Với mục đích Tạo không khí học thoải mái, 40,96 % GV đặt ƣu tiên hàng đầu; 59,03 % xếp ƣu tiên thứ 2 và 19,28 % GV xếp ƣu tiên ở vị trí thứ 3. Với mục đích Thu hút trẻ tham gia hoạt động, 50,01 % GV xếp ƣu tiên ở vị trí thứ 3; 30,12 % GV xếp ƣu tiên ở vị trí thứ 2; 19,28 % GV xếp ƣu tiên ở vị trí thứ nhất. Với mục đích Tạo cơ hội cho trẻ rèn luyện, ghi nhớ nội dung bài học, 42,17 % GV xếp ƣu tiên vị trí thứ 1; 37,35 % GV xếp ƣu tiên ở vị trí thứ 3. Ngƣợc lại, với mục đích Truyền đạt nội dung kiến thức mới, 100% GV xếp ƣu tiên ở vị trí thứ 5. Nhƣ vậy, có
thể thấy, GV hầu nhƣ không coi trò chơi là một cách để cung cấp kiến thức mới cho trẻ.
Về cảm xúc của trẻ khi tham gia trò chơi
Bảng 2.6 Cảm xúc của trẻ khi tham gia trò chơi
Cảm xúc của trẻ khi tham gia trò chơi: SL (n = 83) Tỷ lệ (%)
Hầu hết mọi trẻ đều vui vẻ, hào hứng. 83 100
Hơn 1/2 số trẻ vui vẻ, hào hứng, số còn lại không tập trung, không thích hoặc tỏ ra không muốn tham gia hoạt động.
0 0
Gần ẵ số trẻ vui vẻ, hào hứng, tớch cực tham gia số còn lại không tập trung, không thích hoặc tỏ ra không muốn tham gia hoạt động.
0 0
Chỉ có 3-4 trẻ sẵn sàng tham gia. 0 0
Nhận xét:
Kết quả điều tra thực trạng cho thấy 100% trẻ đều hào hứng, vui vẻ khi tham gia trò chơi. Nhƣ vậy, nếu xây dựng đƣợc các trò chơi phát triển ngôn ngữ và sử dụng các trò chơi để phát triển ngôn ngữ cho trẻ sẽ đạt đƣợc hiệu quả cao do hầu hết trẻ đều vui vẻ và hào hứng tham gia vào trò chơi.
Các ngữ liệu được giáo viên sử dụng
Bảng 2.7 Ngữ liệu đƣợc sử dụng trong trò chơi PTNN
Ngữ liệu đƣợc sử dụng SL (n=83) Tỷ lệ (%) Chỉ có các ngữ liệu được đưa vào chương trình
quy định. 0 0
Ngữ liệu đƣợc gợi ý và quy định và các bài ca dao,
đồng dao đƣợc sử dụng trong trò chơi. 83 100
Các nguồn khác 0 0
Nhận xét:
Kết quả khảo sát cho thấy 100% GV thường xuyên sử dụng các ngữ liệu được gợi ý, quy định trong chương trình và các bài ca dao, đồng dao đƣợc sử dụng trong trò chơi. Kết hợp với phỏng vấn giáo viên, việc không sử dụng các nguồn ngữ liệu khác là do các nguyên nhân khác nhau nhƣ: Thời gian tổ chức trò chơi trong trường học không nhiều, không có kinh phí để tổ chức và một phần do GV không đƣợc tiếp cận với các nguồn ngữ liệu và các cách tổ chức trò chơi mới thông qua các hoạt động nhƣ tập huấn, hội thi… Vì vây, để thiết kế các trò chơi phát triển ngôn ngữ và thực hiện thành công ở trường học, người thiết kế cần xem xét hai vấn đề: (1) Cách để hướng dẫn giáo viên cách tổ chức trò chơi và tiếp cận các nguồn ngữ liệu mới; (2) Các trò chơi phải gắn liền với bối cảnh trường mầm non, trong các hoạt động cụ thể hàng ngày của trẻ ở trường.
Các loại trò chơi ngôn ngữ đã được sử dụng
Bảng 2.8 Các loại trò chơi PTNN đƣợc sử dụng
Loại trò chơi SL (n = 83) Tỷ lệ (%) Trò chơi ngôn ngữ với đồ vật, đồ chơi, tranh ảnh. 45 54,22
Trò chơi ngôn ngữ chỉ dùng lời. 83 100
Trò chơi ngôn ngữ ứng dụng công nghệ thông tin. 32 38,55 Trò chơi ngôn ngữ với ngữ liệu dân gian. 2 2,41
Trò chơi ngôn ngữ kết hợp vận động. 5 6,02
Nhận xét:
Dựa vào kết quả điều tra, có thể thấy, tất cả các loại trò chơi ngôn ngữ đƣợc đƣa ra đều đã đƣợc giáo viên sử dụng trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Tuy nhiên, mức độ sử dụng các loại trò chơi này là không giống nhau.
Trong đó, trò chơi ngôn ngữ với phương tiện là lời nói được sử dụng nhiều
nhất (100%), 54,22% GV đã từng sử dụng các trò chơi phát triển ngôn ngữ với phương tiện là các đồ dùng, tranh ảnh; 38,55% GV sử dụng các trò chơi ngôn ngữ với ứng dụng công nghệ thông tin. Trò chơi ngôn ngữ với ngữ liệu dân gian và trò chơi ngôn ngữ kết hợp với vận động ít đƣợc GV sử dụng hơn với kết quả thu đƣợc lần lƣợt là 2,41% và 6,02 %. Phỏng vấn GV cho thấy, việc sử dụng không đồng đều các phương tiện khác nhau trong trò chơi ngôn ngữ là do GV chƣa hiểu đúng về trò chơi phát triển ngôn ngữ, vì vậy, khi nhắc đến trò chơi ngôn ngữ, GV thường nhắc đến những trò chơi sử dụng ngôn ngữ.
* Qua quan sát
Người nghiên cứu tiến hành quan sát các trò chơi phát triển ngôn ngữ được tổ chức trong các hoạt động khác nhau được tiến hành trong trường mầm non theo phiếu khảo sát (mẫu phiếu quan sát phụ lục 3). Kết quả quan sát cho thấy GV đã có sử dụng và biết cách sử dụng một số trò chơi ngôn ngữ trong trường mầm non. Tuy nhiên, mục đích của việc sử dụng các trò chơi này vẫn thường chủ yếu nhằm các mục đích như tạo không khí học, thu hút trẻ tham gia hoạt động hoặc củng cố hoạt động cho trẻ sau khi học. Hầu nhƣ không có trường hợp GV khai thác các trò chơi nhằm truyền đạt cho trẻ một nội dung kiến thức mới. Hơn nữa, các trò chơi này chƣa thực sự đƣợc GV đầu tư kĩ lưỡng để tổ chức mà thường là các trò chơi được sử dụng cho nhiều chủ đề, nhiều hoạt động khác nhau trong ngày.