CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA THIẾT KẾ TRÕ CHƠI PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ DỰA TRÊN NGỮ LIỆU TẬP THƠ RA VƯỜN NHẶT NẮNG
1.4. Tập thơ Ra vườn nhặt nắng
1.4.1. Vài nét về tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh
Nguyễn Thế Hoàng Linh (sinh năm 1982) hiện đang sống và làm việc ở Hà Nội. Anh đã từng là sinh viên trường Đại học Ngoại thương Hà Nội, nhƣng đến năm thứ 3 đại học, Nguyễn Thế Hoàng Linh đã xuất thần sáng tác một loạt thơ và tuỳ kí. Năm 20 tuổi anh đã viết khoảng 2000 bài thơ. Giới phê bình văn chương đánh giá cao Nguyễn Thế Hoàng Linh và Anh được dành sự yêu mến và được gắn cho nghệ danh: “Thi tài tuổi 20” - với một cõi thơ cưu mang trí tuệ, hào phóng cảm xúc. Vóc dáng Nguyễn Thế Hoàng Linh vừa có vẻ giang hồ quái quái, vừa có gì nhƣ một anh trí thức và cố tình để việc học dở dang nhƣng trong đầu luôn chật chữ, còn trái tim thì luôn nồng nàn sôi nổi với đời. Với Linh, việc đi tìm chân lí của sự tồn tại loài người luôn là thứ chất kích thích nội sinh trong anh, nó nhƣ gây nghiện ngập mà anh không thể cai đƣợc. Linh trải đầy trong thơ của mình những ký tự tiểu luận hay bình hay diễn thuyết hay những lời phân tích. Thơ anh có gì đó ngồ ngộ khiến người ta muốn tìm tòi, nhiều khi tưởng như bỡn cợt nhưng ẩn chứa nhiều suy tư và triết lí mà ở trong đó không có chỗ cho những rung động khiêm nhường bé
nhỏ. Thơ Hoàng Linh không chạy theo mốt chơi chữ tràn lan, hay đầy uy lực mà thơ anh là trận cuồng phong của cảm xúc tự đáy lòng, là dòng thác lớn của trí tuệ hay đó là bản chất của cuộc đời bị tra hỏi tận gốc. Nguyễn Thế Hoàng Linh bỗng nhiên tra hỏi cuộc đời bằng những vần thơ, nên anh trở thành nhà hiền triết khi độ tuổi còn rất xanh non. Đây là một điểm mang tính đặc sắc lôi cuốn người đọc một cách rất tình cờ ngay từ đầu tiên. Tuy nhiên nó có chút vướng phải những đoản khúc lí luận non nớt bên cạnh cái vạm vỡ của một lộc tài thi ca.
Vần thơ có cách diễn đạt chân thật, tính rung động sâu sắc, bo chữ gọn nhẹ, ý thơ không nương, đọc thơ anh người đọc bắt gặp nhiều cung bậc cảm xúc chân thành và sâu lắng. So sánh thơ anh với những bậc tiền bối trong thời đại thơ mới như Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính, Hoàng Cầm, Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng,… Nguyễn Thế Hoàng Linh là nhà thi nhân trẻ đầu tiên của Việt Nam chạm đến phần trí tuệ ngay từ những sáng tác đầu tay. Thơ anh làm cho người đọc phải suy tư sâu lắng, là những cung bậc cảm súc rất thật, cuối cùng là những thông điệp về nhân sinh vĩ đại. Đây là điểm mới trong thi ca trên đất Hà Thành.
Mạng internet cho phép con người có nhiều cơ hội để phô diễn nghệ thuật của mình và nó rất dễ dàng đến với công chúng. Là một thi nhân của thời đại công nghệ, Nguyễn Thế Hoàng Linh đã dành tặng cho tất cả mọi người cả nghìn phẩm thơ, trong đó có cả sự ứng tác tức thời với bạn bè.
Diễn đàn đầu tiên anh xuất hiện là mạng Trí Tuệ Việt Nam trong nước, dưới một cái tên ảo Away. Những bài thơ của anh được công chúng đón nhận rất nồng nhiệt, đƣợc nhiều thành viên đọc nhất trong diễn đàn thi ca thời đại công nghệ. Trong đó có những loạt thơ và tùy ký của anh đƣợc các thành viên đọc và trả lời lên đến vài chục ngàn lần trong diễn đàn Thảo luận (Bức thƣ gửi tới chính phủ do Away gửi và đã có 18535 lƣợt đọc tính đến ngày 31.1.2003).
Không chỉ dừng lại ở đó, Nguyễn Thế Hoàng Linh còn là tác giả của nhiều tập thơ như Mầm sống, Uống một ngụm nước biển, Em giấu gì ở trong lòng thế, Bé tập tô; Các tập văn xuôi: Chuyện của thiên tài (tiểu thuyết), Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, Văn chương động,… Đó là các tác phẩm đã gây nhiều tiếng vang trên các trang mạng diễn đàn và đƣợc công chúng yêu thích, tìm đọc.
Giải thưởng danh giá đầu tiên của Nguyễn Thế Hoàng Linh do Hội Nhà văn Hà Nội trao tặng năm 2004 cho tiểu thuyết Chuyện của thiên tài. Với tác phẩm này, Nguyễn Thế Hoàng Linh không chỉ mang đến cho người đọc một nhân vật hƣ cấu mà nhƣ nhà văn Hồ Anh Thái đã nhận xét “Tiểu thuyết của Linh khá tương đồng với thơ Linh: vừa dày dạn từng trải vừa hồn nhiên ngây thơ. Nhiều trang triết luận đạt đến độ chín bên những trang còn tươi tắn học trò. Cái hăm hở hào hứng muốn chi dùng trí tuệ và sức trẻ vào việc có nghĩa bên cái trầm lắng ưu tư của người từng trải biết thỏa hiệp biết cảm thông”.
Tác giả của tập thơ - Nguyễn Thế Hoàng Linh chia sẻ: “Trẻ con cần có ấn tƣợng về vẻ đẹp. Tôi sử dụng câu chữ và hình ảnh sáng, rõ để phục vụ việc đó. Còn những món quà khác, có thể các em sẽ tìm thấy thêm khi lớn lên.
Một cuốn sách có thể đọc lại nhiều lần mà”.
1.4.2. Một số vấn đề tập thơ Ra vườn nhặt nắng
Ra vườn nhặt nắng là tập thơ của Nguyễn Thế Hoàng Linh viết cho trẻ em đƣợc xuất bản năm 2015 (NXB Thế Giới), và đƣợc tái bản 2016 với phần tranh vẽ của họa sĩ trẻ đến từ Lá Studio, tại Không gian sáng tạo Toa Tàu.
Tập thơ có phần phần tranh minh họa sinh động, đẹp mắt, mỗi bài thơ là một bức tranh với nét vẽ ngộ nghĩnh, dí dỏm, đầy màu sắc, đƣợc trình bày nhƣ một cuốn truyện tranh đã thu hút không chỉ trẻ em mà rất nhiều người lớn với tâm hồn trong trẻo.
Thơ viết cho trẻ con đã khó, thơ viết những đứa trẻ con trong thời đại công nghệ - thời đại có quá nhiều thứ hay hơn việc đọc thơ lại càng khó hơn.
Theo anh, thơ viết ra phải đƣợc trẻ con cảm thấy yêu thích, nó là thế giới quan của trẻ thơ, nhƣng vẫn cần phải là một lối dẫn tự nhiên cho ngôn ngữ, cảm xúc, tri thức đúng đắn nhằm hướng đến sự phát triển toàn diện cho trẻ. Tập thơ - tranh chính là sảm phẩm cho sự kết hợp này, đó là sự kết hợp giữa cái hay và cái đẹp. Hay- không chỉ ở ngôn ngữ thơ tinh tế, mà còn ở những nét trong trẻo hồn nhiên. Đẹp-không chỉ ở những ý tưởng lấp lánh, mà còn thể hiện qua hình thức rực rỡ.
Có thể nói, đây là tác phẩm mầu sắc trong từng câu chữ, từng nét vần, âm thanh, nhịp điệu, sở dĩ vì trẻ thơ thích những điều ấy và anh là người hiểu hơn ai hết. Hình thức tác phẩm là thơ nên dễ dàng đi vào tâm hồn trẻ thơ qua cách đọc và diễn tả của những người mẹ, người chị đi trước.
Thơ anh không đặt nặng mục đích dạy bảo hay khuyên nhủ mà vần thơ luôn tạo cảm giác gần gũi, giúp trẻ mường tượng những điều bình dị nhất trong cuộc sống hằng ngày. Giọng thơ trong trẻo, hồn nhiên, mộc mạc làm cho người đọc nhẹ bước vào từng khu vườn của tuổi thơ. Lời thơ dễ hiểu, không đánh đố, giúp trẻ dễ nhớ, dễ đọc.
Với 33 bài thơ đƣợc minh họa sinh động bằng những bức vẽ ngộ nghĩnh của Lá Studio, tập thơ tranh dày 60 trang là dự án xuất bản đầu tiên trong chuỗi các sản phẩm sáng tạo của Toa Tàu Creative Platform, ra mắt trong sự háo hức của cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. “Vô tình đọc được tập thơ và nhận ra đây là một tập thơ rất dễ thương, thú vị dành cho trẻ nhỏ nhưng còn quá ít người biết đến, chúng tôi thật sự muốn làm lại một phiên bản khác hấp dẫn hơn. Nhưng lúc đó vấp phải một chuyện là Toa Tàu không có kinh phí để in sách nên chúng tôi đã kêu gọi sự ủng hộ của mọi người để tập thơ có thể chào đời” - Phiên Nghiên, đại diện của Toa Tàu, nói về sự “tái sinh” của Ra
vườn nhặt nắng. Mục đích ban đầu của những người làm sách là sẽ kêu gọi đƣợc 100 triệu đồng để in khoảng 700 cuốn sách, tuy nhiên chƣa đầy hai tháng kể từ ngày kêu gọi (từ 26-3 đến 17-5), Ra vườn nhặt nắng đã nhận được gần 250 triệu tiền mua sách trả trước từ đông đảo các bậc phụ huynh và giới trẻ. Tác phẩm còn đƣợc phổ nhạc và xây dựng thành clip ca nhạc cho thiếu nhi, phim hoạt hình ngắn chƣa đầy hai phút nhƣ là câu chuyện đẹp về tình yêu gửi đến con trẻ. Ra vườn nhặt nắng là một tập thơ hiếm hoi dành cho trẻ em, không chỉ bởi ngôn từ đơn giản mà còn vì những giá trị đạo đức tốt đẹp thấm đƣợm trong từng con chữ suốt cả tập thơ.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo, đặc biệt trẻ 3-4 tuổi là một nhiệm vụ gắn liền với mục tiêu giáo dục đề ra trong chương trình giáo dục mầm non. Ngôn ngữ là phương tiện giúp trẻ giao tiếp, vui chơi, nhận thức và tiếp thu kiến thức cũng nhƣ văn hóa nhân loại, bên cạnh đó ngôn ngữ giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách, đạo đức. Nhằm giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ nhanh và hiệu quả nhất nhà giáo dục cần xây dựng nhiều phương pháp giáo dục trẻ từ các từ đơn giản, lẻ dần giúp trẻ tự tin khi giao tiếp và học tập.
Hiện nay ngoài những dữ liệu giảng dạy quen thuộc và các phương pháp giảng dạy truyền thống để phát triển ngôn ngữ cho trẻ thì việc nghiên cứu và vận dụng những ngữ liệu mới cũng như kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực là thật sự cần thiết. Trò chơi học tập - Trò chơi ngôn ngữ được coi là một trong những phương pháp dạy học tích cực góp phần thúc đẩy sự phát triển trí tuệ, kích thích tƣ duy và nâng cao hứng thú học tập cho trẻ. Đặc biệt giai đoạn 3-4 tuổi, hoạt động chủ đạo của trẻ vẫn là chơi, nên việc sử dụng trò chơi ngôn ngữ để phát triển ngôn ngữ cho trẻ thật sự cần thiết và phù hợp.
CHƯƠNG 2