CHƯƠNG 3. MỘT SỐ TRÕ CHƠI PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 3-4 TUỔI DỰA TRÊN NGỮ LIỆU TẬP THƠ RA VƯỜN NHẶT NẮNG
3.2. Phân loại ngữ liệu và hệ thống từ vựng
3.3.2. Hướng dẫn các trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi dựa trên ngữ liệu tập thơ Ra vườn nhặt nắng…
Dưới đây, người nghiên cứu đưa ra những hướng dẫn cụ thể cho từng trò chơi bao gồm mục tiêu, tình huống sử dụng, chuẩn bị, hướng dẫn cách chơi, luật chơi…
(1) Trò chơi: Điền tranh theo từ Mục tiêu:
- Mở rộng vốn từ
- Giúp trẻ hiểu nghĩa của từ thông qua hình ảnh trực quan.
- Rèn khả năng quan sát, ghi nhớ, chú ý có chủ định.
- Tăng cường phản xạ Tình huống sử dụng:
Sau khi đọc thơ cho trẻ nghe, GV có thể hướng dẫn trẻ hiểu nghĩa của các từ khóa trong bài thơ thông qua trò chơi điền tranh.
Chuẩn bị:
- Đồ dùng, phương tiện: Các thẻ tranh tương ứng các từ khóa trong bài thơ
- Hình thức chơi: cả lớp, cá nhân hoặc nhóm trẻ (trong các góc) Hướng dẫn luật chơi, cách chơi:
- Trẻ có bộ thẻ tranh các từ khóa của bài thơ (các từ khóa có thể là danh từ, tính từ)
- Mức 1: GV đọc chậm từng câu thơ, trẻ tìm thẻ tranh tương ứng từ khóa trong câu thơ đó.
- Mức 2 (kết hợp chơi Điền từ): Sau khi đã hướng dẫn HS đọc thuộc thơ, GV tổ chức chơi-ghi nhớ nhƣ sau: GV đọc từng câu nhƣng bỏ từ cuối để trẻ đọc to (đồng thanh) và giơ thẻ tranh tương ứng.
Ví dụ minh họa: Bài thơ: Ra vườn nhặt nắng (trang 18).
1. Mục tiêu:
- Mở rộng vốn từ cho trẻ, giúp trẻ hiểu nghĩa của các từ: Ông, nắng, buổi chiều, tình yêu.
- Tăng cường khả năng quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ định.
- Rèn luyện phản xạ 2. Chuẩn bị:
- 7 thẻ tranh tương ứng các từ khóa: ông, nắng, buổi chiều, tình yêu, bé, chiếc lá, mùa thu (theo phụ lục…)
3. Hướng dẫn cách chơi, luật chơi:
- Chơi lớp hoặc cá nhân (trong hoạt động góc): trẻ có bộ thẻ tranh
- Lƣợt 1: GV đọc chậm từng câu thơ, sau đó dừng lại cho trẻ suy nghĩ và tìm thẻ tranh tương ứng.
Câu thơ Thẻ tranh tương ứng
Ông ra vườn nhặt nắng Ông:
Tha thẩn suốt buổi chiều Ông không còn trí nhớ
Buổi chiều:
Ông chỉ còn tình yêu Tình yêu:
Bé khẽ mang chiếc lá
Chiếc lá:
Đặt vào vệt nắng vàng Ông nhặt lên chiếc nắng Quẫy nhẹ, mùa thu sang
Mùa thu:
- Lượt 2 (kết hợp chơi điền từ): Sau khi hướng dẫn học sinh đọc thuộc thơ, GV tổ chức lƣợt trò chơi. GV đọc từng câu nhƣng bỏ từ cuối để trẻ đọc to từ đó (đọc đồng thanh hoặc cá nhân) và giơ thẻ tranh tương ứng.
Cô đọc câu thơ Trẻ đọc và giơ thẻ tranh tương ứng Ông ra vườn nhặt nắng
Tha thẩn suốt……
buổi chiều
Ông không còn trí nhớ Ông chỉ còn……
tình yêu
Bé khẽ mang……
Đặt vào vệt nắng vàng chiếc lá
Ông nhặt lên chiếc nắng Quẫy nhẹ, …… sang
mùa thu
(2) Trò chơi: Xếp tranh theo thứ tự Mục tiêu:
- Mở rộng vốn từ, giúp trẻ hiểu nghĩa của từ thông qua hình ảnh trực quan.
- Giúp trẻ hiểu về thứ tự và biết xếp tranh theo thứ tự (trên xuống dưới hoặc trái qua phải).
Tình huống sử dụng:
Sau khi đã hướng dẫn trẻ đọc thơ và hiểu nghĩa của các từ, GV có thể sử dụng trò chơi này để trẻ hiểu các mối liên hệ (về thứ tự) của quá trình, sự kiện, hiện tƣợng đƣợc nói đến trong khổ thơ, bài thơ.
Chuẩn bị:
- Đồ dùng, phương tiện: Bộ thẻ tranh tương ứng các từ khóa trong bài thơ
- Các đồ dùng khác: Máy tính, máy chiếu, bài hát - Hình thức chơi: chơi theo nhóm nhỏ hoặc các đội thi Hướng dẫn luật chơi, cách chơi:
- Chia trẻ theo các nhóm hoặc đội chơi, mỗi đội có bộ thẻ tranh.
- GV cho trẻ đọc lại 1-2 lần khổ thơ, bài thơ có quy trình.
- Yêu cầu trẻ sắp xếp các thẻ tranh theo thứ tự (quy trình) đƣợc miêu tả trong bài thơ. Nếu tổ chức chơi theo đội thi, cho trẻ xếp hàng và lần lượt từng bạn lên gắn 1 thẻ tranh theo thứ tự từ trên xuống dưới hoặc từ trái sang phải (sử dụng sơ đồ mũi tên).
Ví dụ minh họa: Bài thơ: Bánh mì (trang…) 1. Mục tiêu
- Trẻ biết về Quy trình làm bánh mì.
- Trẻ biết và hiểu các từ khó: Gặt lúa, Tuốt lúa; Tách vỏ; Xay; Làm bánh - Tăng cường khả năng quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ định
- Tăng cường tư duy logic.
2. Chuẩn bị
- Bộ tranh quy trình làm bánh mì (phụ lục…): (1) tranh cảnh gặt lúa, (2) tranh tuốt lúa thành hạt, (3) tranh xay xát thành bột, (4) tranh nhào bột làm bánh.
- Các tranh: Tranh cánh đồng lúa; Tranh chiếc bánh mì
- Nam châm (nếu có bảng từ) hoặc miếng dán/ băng dính giấy - Bảng từ hoặc bảng đen trắng
3. Hướng dẫn cách chơi, luật chơi
- Chơi theo nhóm hoặc đội thi (mỗi đội 4 trẻ)
- GV giới thiệu tranh quy trình làm bánh mì với các mũi tên => mở đầu là tranh cánh đồng lúa => kết thúc là tranh bánh mì và 4 ô trống ở giữa với các mũi tên. cùng chiều.
- GV đọc khổ thơ và cho trẻ chọn tranh tương ứng với từng bước làm bánh mì. Sau đó, GV cho trẻ nhắc lại để ghi nhớ từng tranh.
- Đọc chậm từng câu, cho trẻ chọn tranh và xếp vào các ô trống thành quy trình làm bánh mì (theo vị trí các ô sắp xếp thứ tự từ trên xuống dưới theo hình mũi tên).
GV đọc quy trình làm bánh mì
qua khổ thơ: Trẻ nghe và xếp tranh theo thứ tự Bánh mì làm từ hạt gạo
Gạo từ bông lúa trên đồng Có bao giờ qua ruộng lúa Em dừng lại ngắm tầng không?
Gặt lúa xong thì tuốt lúa
Tách vỏ, xay thành bột mì
Bột đó đem đi làm bánh
Để mùi thơm được bay đi
(3) Trò chơi: Nhảy vào hình tương ứng Mục tiêu:
- Mở rộng vốn từ, giúp trẻ hiểu ý nghĩa của từ thông qua hình ảnh trực quan.
- Giúp trẻ ghi nhớ các quy trình, hiểu về thứ tự trước-sau.
- Tăng cường khả năng quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ định.
- Tăng cường phản xạ cho trẻ.
Tình huống sử dụng:
Sau khi giới thiệu, đọc cho trẻ nghe về bài thơ, GV có thể tổ chức cho trẻ chơi để củng cố kiến thức.
Chuẩn bị:
- Ngữ liệu bài thơ
- Thẻ tranh tương ứng (thẻ tranh về từ khóa hoặc thẻ tranh về quy trình) - Vòng nhựa
Hình thức tổ chức: Chơi cá nhân, chơi theo cặp hoặc trong nhóm nhỏ Hướng dẫn cách chơi, luật chơi:
- GV chuẩn bị các thẻ tranh theo nội dung bài thơ
- Trên sàn lớp học, GV để từng cặp vòng tròn. Mỗi cặp sẽ để 1 thẻ tranh vào 1 hình tròn, hình tròn còn lại để học sinh nhảy vào.
- GV đọc đến câu thơ nào, dừng lại ở câu thơ đó để trẻ suy nghĩ, quan sát và nhảy vào vòng tròn tương ứng. GV lần lượt đọc hết các câu trong bài thơ.
- Nếu chơi cá nhân hoặc cặp, GV đánh dấu các ô trẻ đã lựa chọn và nhảy vào để đối chiếu kết quả.
- Nếu chơi theo nhóm, GV có thể yêu cầu mỗi học sinh trong mỗi đội nhảy vào từng vòng tròn. Sau khi các học sinh nhảy kín hết các ô tương ứng với câu thơ, GV mới kiểm tra và tổng hợp kết quả.
Ví dụ minh họa: Bài thơ: Ông mặt trời bị ốm (trang 33) 1. Mục tiêu
- Mở rộng vốn từ, giúp trẻ hiểu ý nghĩa của từ thông qua hình ảnh trực quan: Ông mặt trời; màu đen; mây; cơn mưa.
- Tăng cường khả năng quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ định.
- Tăng cường phản xạ cho trẻ.
2. Chuẩn bị
- 2 bộ thẻ tranh của bài thơ Ông mặt trời bị ốm. Mỗi bộ thẻ gồm 4 thẻ (theo phụ lục…)
- 8 vòng tròn nhựa
- Phấn trắng hoặc dải dây ruy băng
3. Hướng dẫn cách chơi, luật chơi - Bố trí lớp học:
+ GV đánh dấu vị trí bắt đầu bằng 1 đường kẻ bằng phấn hoặc dải dây ruy băng (tùy vào điều kiện lớp học).
+ Ở phía trên vạch xuất phát, GV chia làm 2 khu vực riêng biệt tương ứng với 2 trẻ hoặc 2 đội chơi.
- GV lần lƣợt đọc từng câu thơ rồi dừng lại cho trẻ quan sát và suy nghĩ.
Sau đó trẻ sẽ bật vào vòng tròn có chứa thẻ tranh tương ứng với từ khóa có trong câu thơ.
- GV lưu lại kết quả của trẻ bằng cách nhặt thẻ tranh đó và gắn lên bảng theo thứ tự.
- Trẻ nào bật đúng được nhiều từ khóa hơn sẽ là người chiến thắng.
- Với đội chơi, mỗi bạn sẽ bật vào 1 ô tròn và đứng tại chỗ. GV tổng hợp kết quả.
Cô đọc Thẻ tranh tương ứng
Sáng trên đường mẹ bảo
“Ông mặt trời ốm rồi !”
Nhìn lên trời em thấy Toàn màu đen và mây
Chiều, cơn mưa dần ngớt
“Mặt trời khỏi ốm rồi!”
Em nói với các bạn
Các bạn bảo: “Dở hơi !”
Ông mặt trời thấy vậy Cười vang với đánh rơi Bao nhiêu là tia nắng Làm nên ông mặt giời
(II) Nhóm trò chơi dùng lời (4) Trò chơi: Điền từ
Mục tiêu:
- Mở rộng vốn từ và giúp trẻ ghi nhớ từ mới.
- Tăng cường phản xạ và rèn phát âm.
- Giúp trẻ cảm nhận về nhịp điệu.
Tình huống sử dụng: Khi GV hướng dẫn trẻ đọc thuộc thơ qua trò chơi điền từ.
Chuẩn bị:
- Đồ dùng, phương tiện: Bài thơ
- Hình thức chơi: chơi theo cá nhân, nhóm hoặc đội thi nối tiếp.
Hướng dẫn luật chơi, cách chơi:
- GV đọc mẫu khổ thơ, bài thơ.
- GV đọc từng câu và cho trẻ đọc lặp lại để ghi nhớ.
- Tiếp theo, GV đọc từng câu nhƣng dừng lại ở từ cuối để trẻ tự đọc từ đó (trẻ đọc đồng thanh hoặc đọc luân phiên từng đội thi).
- Có thể kết hợp chơi điền từ với điền tranh theo từ (xem VD trên): trẻ đọc từ kết hợp giơ thẻ tranh tương ứng với từ đó.
Ví dụ minh họa: Bài thơ: Bảng (trang 27) 1. Mục tiêu:
- Mở rộng và ghi nhớ từ mới: Chiếc bảng; màu sáng; hình tròn; trẻ con;
lá tròn…
- Tăng cường phản xạ và rèn phát âm.
- Giúp trẻ cảm nhận về nhịp điệu của bài thơ.
2. Chuẩn bị:
- Bài thơ: Bảng
- Thẻ tranh tương ứng với các từ khóa cho trẻ đọc điền từ (nếu có) 3. Hướng dẫn cách chơi:
- Chơi cá nhân hoặc nhóm nhỏ (trong hoạt động góc, hoạt động ngoài trời hoặc sinh hoạt chiều), cả lớp.
- GV đọc mẫu cho trẻ nghe bài thơ (nếu trẻ chƣa đƣợc làm quen với bài thơ).
- Với cá nhân, GV đọc từng câu nhƣng bỏ từ cuối để trẻ đọc to từ đó (có thể kết hợp cho trẻ giơ thẻ tranh tương ứng).
- Với chơi trong nhóm nhỏ:
+ GV chia nhóm thành 2-3 đội (không giới hạn về số lƣợng trẻ trong nhóm).
+ GV đọc từng câu thơ, kết hợp với kí hiệu tay: GV chỉ tay về đội nào, đội đó đồng thanh đọc to từ còn thiếu.
+ Đội đọc đúng nhiều từ nhất sẽ là đội chiến thắng.
Cô đọc Trẻ đọc từ
tương ứng Thẻ tranh (phần giơ thẻ) Nhắm mắt lại bạn ơi
Tâm trí là chiếc….
bảng
Vẽ một vệt... màu sáng
Vẽ nhanh một... hình tròn
Vẽ một đứa... trẻ con
Đó chính là bạn đó Vẽ thêm một...
con chó
Là bạn... đứa trẻ con
Dưới một tán lá... tròn
Đứa trẻ và... con chó
Trông thật là bé nhỏ Yêu chó, yêu trẻ con
(5) Đọc thơ theo tranh Mục tiêu:
- Mở rộng vốn từ, tăng cường khả năng hiểu nghĩa của từ thông qua hình ảnh trực quan.
- Giúp trẻ cảm nhận tổng thể nội dung bài thơ thông qua bộ tranh lật.
- Phát triển kỹ năng diễn đạt, khả năng sáng tạo của trẻ.
Tình huống sử dụng:
Khi GV dạy trẻ đọc thơ, trẻ thực hành đọc thơ trước lớp, rèn đọc thơ trong nhóm (trong hoạt động góc hoặc hoạt động ngoài trời).
Chuẩn bị:
- Đồ dùng, phương tiện: Bộ tranh lật, mỗi tranh thể hiện nội dung 1 khổ thơ và đƣợc sắp xếp theo trình tự bài thơ.
- Hình thức chơi: nhóm nhỏ hoặc cả lớp Hướng dẫn luật chơi, cách chơi:
- GV giới thiệu bộ tranh lật, trình tự và nội dung tranh tương ứng các khổ thơ trong bài thơ.
- GV đọc mẫu 1-2 lần theo tranh, sau đó cho trẻ tự làm: đọc từng khổ thơ kết hợp lật tranh tương ứng dưới sự hỗ trợ của GV (nếu trẻ chưa được làm quen với bài thơ).
- Lƣợt 1: GV chia lớp thành 2 nhóm. Hai nhóm đọc nối tiếp theo từng tranh tương ứng với từng khổ thơ. Nhóm thuộc khổ thơ nhất sẽ là nhóm chiến thắng.
- Lƣợt 2: GV có thể tổ chức cho trẻ nói lại nội dung bài thơ dựa vào tranh hoặc kể một câu chuyện sáng tạo dựa vào tranh theo trí tưởng tƣợng của trẻ.
Ví dụ minh họa: Bài “Xe bus” (trang 23) 1. Mục tiêu
- Mở rộng vốn từ, tăng cường khả năng hiểu nghĩa của từ thông qua hình ảnh trực quan: Xe bus, họa báo, phà hơi mát, nắng chang chang
- Giúp trẻ cảm nhận tổng thể nội dung bài thơ thông qua bộ tranh lật:
Quang cảnh tắc đường (xe cộ đông đúc, dồn lại trên đường) - Phát triển kỹ năng diễn đạt, khả năng sáng tạo của trẻ.
2. Chuẩn bị
- Bộ tranh lật của bài thơ Xe bus (nhƣ trong phụ lục…) 3. Hướng dẫn cách chơi, luật chơi
- GV giới thiệu về bộ tranh lật Tắc đường.
- GV đọc thơ cho trẻ nghe, kết hợp với việc sử dụng tranh lật. Trong quá trình đó, GV giải thích nội dung bài thơ thông qua tranh cho trẻ (nếu trẻ chƣa đƣợc làm quen với bài thơ).
- GV chia nhóm thành 3 nhóm. GV lần lƣợt mời từng nhóm lên lựa chọn 1 tấm tranh lật và đọc to nội dung của khổ thơ đƣợc miêu tả qua tranh. Nhóm nào đọc thuộc hơn, to hơn sẽ là nhóm chiến thắng.
- GV đƣa cho trẻ một bức tranh, căn cứ vào nội dung bài thơ và bức tranh, trẻ sẽ miêu tả hoặc kể lại 1 câu chuyện (theo tưởng tượng của mình).
Nội dung Tranh tương ứng
Bé xem trong họa báo Thấy xe bus màu xanh và cả xe màu đỏ
Đi lại rất hiền lành
Một hôm ông cho bé Đi xe bus màu vàng Điều hòa phà hơi mát
Trong cái nắng chang chang
Có một anh đứng dậy Nhường chỗ cho hai người Ông cảm ơn anh ấy
Còn anh ấy chỉ cười
Thế rồi xe dừng lại Bé dắt ông trên hè
Những nhà nhiều cửa sổ Trông như là kính xe
(6) Mô phỏng ý thơ bằng hành động Mục tiêu:
- Mở rộng vốn từ.
- Giúp trẻ hiểu nghĩa của từ thông qua biểu đạt bằng các hành động, cử chỉ, điệu bộ đơn giản.
- Tạo hứng thú và thu hút trẻ vào hoạt động đọc thơ.
Tình huống sử dụng:
Khi hướng dẫn trẻ đọc thuộc thơ, GV có thể sử dụng trò chơi Mô phỏng bằng hành động để giúp trẻ ghi nhớ nội dung bài thơ và thu hút sự chú ý của trẻ vào hoạt động đọc thơ.
Chuẩn bị:
- Đồ dùng, phương tiện: Bài thơ có các động từ chỉ hành động.
- Hình thức chơi: Cá nhân hoặc trong nhóm.
Hướng dẫn luật chơi, cách chơi:
- Nêu và giải thích rõ yêu cầu chơi với trẻ: Thể hiện bài thơ bằng các hành động, cử chỉ, điệu bộ đơn giản.
- GV đọc từng khổ thơ kết hợp làm mẫu một lần cho trẻ quan sát, hình dung.
- Sau đó GV đọc từng câu thơ, khổ thơ và cho trẻ tự làm hành động.
- Khi trẻ làm đúng với hành động mà cô đã mô tả, GV khen ngợi, khuyến khích, động viên trẻ.
Ví dụ minh họa: Bài thơ Gọi mặt trời (trang 32) 1. Mục tiêu
- Giúp trẻ hiểu nghĩa của từ thông qua biểu đạt bằng các hành động, cử chỉ, điệu bộ đơn giản mô tả các hành động, tính chất: ngáp, rạp rạp rạp, thả, thỏ thẻ, tan, kéo (lên), tung cánh.
- Tạo hứng thú và thu hút trẻ vào hoạt động đọc thơ.
- Phát triển khả năng sáng tạo của trẻ bằng các hình thức thể hiện hành động, điệu bộ khác nhau.
2. Chuẩn bị
- Bài thơ “Gọi mặt trời” (trang 32)
- Các hành động mô phỏng ý thơ (theo từng khổ thơ) để làm mẫu cho trẻ.
3. Hướng dẫn chơi
- Sau khi GV đã hướng dẫn trẻ làm quen với bài thơ, GV đưa ra yêu cầu trẻ làm các hành động mô tả theo từng khổ thơ
- GV làm mẫu cho trẻ quan sát: đọc rõ ràng từng câu thơ, theo khổ thơ kết hợp làm hành động, điệu bộ tương ứng (xem bảng mô tả bên dưới).
- Trẻ lần lượt quan sát, bắt chước và làm theo các hành động của cô kết hợp với việc đọc thơ.
- GV quan sát, động viên và khuyến khích trẻ tham gia hoạt động.
Câu thơ Mô tả hành động tương ứng Hơ hơ hơ
Ông trời ngáp Rạp rạp rạp Thả nắng mây
GV đưa hai tay lên miệng hoặc vươn vai làm hành động ngáp và thả tay xuống
Gió hây hây Sương thỏ thẻ Tan khe khẽ Cùng bóng đêm
đƣa hai tay sang trái rồi sang phải hoặc chụm tay lên miệng nhƣ đang thỏ thẻ nói chuyện, mở rộng hai tay sang ngang thể hiện cho tan khe khẽ
Kéo trời lên Bầy chim sẻ Tung cánh bé Kéo trời lên
đƣa hai tay lên cao rồi sang hai bên nhƣ đang tung cánh (có thể làm lặp lại 2 lần hết khổ thơ)