Tiến trình tổ chức trò chơi và những yêu cầu khi vận dụng trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi dựa trên ngữ liệu tập thơ Ra vườn nhặt nắng

Một phần của tài liệu Luận văn thiết kế trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 4 tuổi dựa trên ngữ liệu tập thơ ra vườn nhặt nắng của nguyễn thế hoàng linh (Trang 95 - 98)

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ TRÕ CHƠI PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 3-4 TUỔI DỰA TRÊN NGỮ LIỆU TẬP THƠ RA VƯỜN NHẶT NẮNG

3.2. Phân loại ngữ liệu và hệ thống từ vựng

3.3.3. Tiến trình tổ chức trò chơi và những yêu cầu khi vận dụng trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi dựa trên ngữ liệu tập thơ Ra vườn nhặt nắng

3.3.3.1 Tiến trình tổ chức trò chơi

1. Chuẩn bị - Mục đích và tình huống sử dụng trò chơi

- Lựa chọn trò chơi: tên, nội dung, luật chơi, cách chơi - Hình thức tổ chức chơi: chơi theo nhóm/đội, chơi thi

đua…

- Chuẩn bị đồ dùng, phương tiện chơi.

- Dự kiến thời gian, địa điểm chơi, các tình huống và phương án xử lí

2. Tiến hành - Giới thiệu trò chơi

- Nêu yêu cầu, luật chơi, cách chơi - Cho trẻ chơi thử (nếu cần)

- Trẻ tiến hành chơi - Nhận xét, đánh giá

3.3.3.2 Những yêu cầu khi vận dụng trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi dựa trên ngữ liệu tập thơ Ra vườn nhặt nắng

Yêu cầu khi lựa chọn và thiết kế thẻ tranh:

- Khi chọn thẻ tranh, GV cần căn cứ vào nội dung (ý nghĩa của từ khóa) để lựa chọn những hình ảnh diễn đạt rõ ràng, phù hợp với nội dung (nghĩa) của từ. Mỗi tranh chỉ nên thể hiện một ý nghĩa và tập trung vào nghĩa đen, thay vì những bức tranh đa nghĩa.

- Thẻ tranh phải phù hợp với đặc điểm tâm lí và nhận thức của trẻ MGB. Do trẻ 3-4 chủ yếu tƣ duy trực quan, do đó trong khi lựa chọn tranh, GV cần chọn những tranh có hình ảnh dễ hiểu, rõ ràng. Các đối tƣợng cần nổi bật, với những đặc điểm tiêu biểu và thể hiện trọng tâm của bức tranh. Tránh những tranh lan man, trừu tƣợng, bố cục rối rắm, đối tƣợng mô phỏng không có những đặc điểm tiêu biểu.

- Thẻ tranh phù hợp bối cảnh thực tiễn lớp học và địa phương. Điều này đòi hỏi GV cần có những lựa chọn tranh không chỉ căn cứ vào nội dung (ý nghĩa) của từ hay của khổ thơ, mà còn cần căn cứ vào phong tục, tập quán địa phương. Như vậy, trong quá trình tìm hiểu nội dung thơ, trẻ sẽ dễ dàng hiểu nội dung từ, câu hay đoạn thơ thông qua bức tranh. Đồng thời, trẻ cũng dễ dàng cảm nhận những tình cảm, đồng cảm với những cảm xúc của tác giả trong bài thơ bởi những hình ảnh gần gũi, quen thuộc và gắn bó với mình.

- Tranh ảnh cần có kích thước đủ lớn để trẻ có thể quan sát được.

- Tranh ảnh có màu sắc tươi sáng, dễ nhìn.

Trước khi tổ chức trò chơi:

- GV xem xét kỹ các nguyên tắc và yêu cầu với mỗi trò chơi để lựa chọn trò chơi cho phù hợp:

+ Trò chơi phải đảm bảo tính giáo dục, có mục đích rõ ràng.

+ Trò chơi phải phù hợp với chủ đề và nội dung giáo dục đang thực hiện.

+ Trò chơi phải phù hợp với nhu cầu, hứng thú và khả năng của trẻ.

+ Trò chơi phải đƣợc sử dụng đúng thời điểm, tình huống và bối cảnh thực tiễn lớp học.

- Khi đã chọn đƣợc trò chơi, GV cần đọc kỹ và ghi nhớ tên trò chơi, luật chơi, cách chơi.

- Với mỗi trò chơi sử dụng ngữ liệu thơ, GV cần luyện đọc bài thơ cho tự nhiên và truyền cảm.

- GV cần chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng, phương tiện, tranh ảnh cho trò chơi.

Trong quá trình tổ chức chơi, GV cần:

- Chú ý thực hiện đầy đủ các bước trong quy trình tổ chức trò chơi, bao gồm: (1) Giới thiệu tên trò chơi; (2) Giới thiệu luật chơi, cách chơi và cho trẻ chơi thử (nếu cần thiết); (3) Tổ chức chơi; (4) Nhận xét, đánh giá sau trò chơi.

- Khi hướng dẫn luật chơi, cách chơi: GV dùng lời nói ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu để hướng dẫn trẻ cách chơi, luật chơi. Có thể cho trẻ chơi thử 1- 2 lần (với các trò chơi mới) để trẻ hiểu rõ cách chơi, luật chơi.

- Trong quá trình trẻ chơi, GV cần chú ý quan sát sự tích cực và hứng thú và của trẻ để có những điều chỉnh phù hợp. Nếu trẻ không quan tâm và hứng thú tham gia trò chơi, GV có thể thay đổi trò chơi. Nếu trẻ quá hào hứng tham gia trò chơi cần có sự tiết chế.

- Đảm bảo sự tham gia của tất cả trẻ vào trò chơi, đảm bảo an toàn cho trẻ khi chơi. Cần hạn chế những tác động/ cảm xúc quá tiêu cực khi tham gia trò chơi ảnh hưởng đến trẻ (như trẻ giận dỗi, bực tức, buồn rầu... khi thua cuộc.

- Với những trẻ còn nhút nhát, GV luôn luôn chú ý, tạo điều kiện để trẻ đƣợc tham gia chơi cùng với các bạn khác.

- Kết thúc trò chơi, GV cần tổng kết lại kết quả của mỗi nhóm hoặc cá nhân tham gia trò chơi và rút ra những điều cần ghi nhớ. Nhƣ vậy, trò chơi mới có ý nghĩa giáo dục với trẻ. GV cũng cần lưu ý nhận xét, đánh giá mức độ tham gia và thái độ chơi của trẻ.

Một phần của tài liệu Luận văn thiết kế trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 4 tuổi dựa trên ngữ liệu tập thơ ra vườn nhặt nắng của nguyễn thế hoàng linh (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)