Những nghiên cứu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Giúp đỡ học sinh yếu kém trong dạy học môn Toán lớp 10 Trung học phổ thông (Luận án tiến sĩ) (Trang 20 - 23)

8. Cấu trúc của luận án

1.1. T ng quan các kết quả nghiên cứu về học sinh yếu k m trong học tập nói

1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam

Ở Việt Nam, các nhà khoa học nghiên cứu về HSYK trong HT vào khoảng những n m 70 của thế kỉ XX, tập trung chủ yếu vào nghiên cứu nguyên nhân gây nên việc HS có kết quả HT thấp và nghiên cứu về cách thức t chức DH cho đối tượng HS này.

N m 1976, Tr n Kiểm [20], [21], [22] đã tiến hành một điều tra về tình hình và nguyên nhân học k m của HS cấp I và cấp II ở tỉnh Nam Hà, Hà Bắc, Hà Tây và Hải Phòng. Kết quả cho thấy, nhiều phụ huynh HS không quan tâm tới việc HT của con em mình; HS chưa có động cơ HT; HS chưa có phương pháp HT ph hợp với cá nhân HS; GV còn nhiều hạn chế trong công tác giảng dạy, trong đó giảng dạy không ph hợp với từng đối tượng HS là nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng học k m của HS.

Đến n m 1981, trong bài báo của Phạm Thị Diệu Vân [49] bàn về HSYK môn Toán ở tiểu học, tác giả cho rằng HĐ dạy và học Toán thường mang tính chất hình thức, khuôn sáo, khiến cho HS ghi nhớ kiến thức một cách máy móc và làm theo mẫu hoặc lặp đi lặp lại lời th y mà không hiểu nội dung kiến thức, không hiểu bản chất vấn đề c n học, đó là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng HSYK môn Toán.

Trong [8], Lê Hoàng Hà (2012) đã chỉ ra trong mục trình bày về vấn đề quản lí HĐ HT của HS, một số nội dung c n tập trung thực hiện như: +) Đánh giá đ u vào và đánh giá liên tục trong quá trình DH để biết HS c n gì, khả n ng, sở thích về sự sẵn sàng và sự tiến bộ của HS. Chỉ đạo chặt chẽ, khoa học phân loại HS theo tiêu chí cụ thể đã hoạt định theo từng bộ môn; +) Nâng cao nhận thức cho HS theo quan điểm DH phân hóa thông qua các bu i sinh hoạt, các phong trào thi đua....; +) Xây dựng nề nếp HT của HS theo quan điểm DH phân hóa; +) Chú trọng chỉ đạo HĐ phụ đạo HS;

+) Chỉ đạo phối hợp giữa GV chủ nhiệm, GV bộ môn, Đoàn thanh niên trong việc quản lí HĐ HT của HS; +) Quản lí chặt chẽ HĐ HT ở nhà của HS; +) Chỉ đạo GV chủ nhiệm, GV bộ môn có các hình thức kiểm tra, đánh giá để đánh giá liên tục các HĐ HT của HS và báo cáo cho phụ huynh HS và nhà trường biết. Tuy vậy, có một số biện pháp chúng tôi cho rằng có thể thực hiện được, nhưng không đóng vai trò chủ yếu cho việc nâng cao chất lượng DH, dành cho đối tượng HSYK trong HT, chẳng hạn như biện pháp quản lí chặt chẽ HĐ HT ở nhà của HS .

Trong [23], Tr n Thị Kiều (2013) cũng đã trình bày 6 biện pháp giúp đỡ HSYK môn Toán, chủ yếu là những biện pháp xuất phát từ HĐ của GV, chưa tạo được sự ý thức từ bản thân HS.

Các công trình nghiên cứu tại Việt Nam cũng tiếp cận theo các nghiên cứu nước ngoài, đã chỉ ra các dấu hiệu về HSYK trong HT, mà đa số d ng khái niệm HS yếu k m trong HT môn học nào đó. Các công trình nghiên cứu g n đây, ít tập trung hơn

tới các yếu tố tâm lí, biểu hiện bên ngoài, đánh giá HSYK mà coi đó như là một mặc định, đã xác định được đối tượng này, do vậy, các tác giả tập trung nhiều hơn tới các giải pháp tác động, các biện pháp quản lí nhằm hỗ trợ, giúp đỡ đối tượng HS yếu k m trong quá trình HT. Các nghiên cứu tác động này ở nhiều khía cạnh khác nhau như: công tác quản lí, tác động tới các chủ thể liên quan (gia đình, nhà trường, xã hội);

công tác kiểm tra đánh giá; gợi động cơ trong HT; tạo hứng thú trong HT cho HS;…

Đồng quan điểm với một số nhà nghiên cứu ở nước ngoài, Nguyễn Bá Kim [24] cũng nhận định HSYK môn Toán thường có ba đặc điểm sau: nhiều lỗ hổng về tri thức, kỹ n ng; tiếp thu chậm; phương pháp HT Toán chưa tốt. G n đây nhất, Nguyễn Thị Thanh Tuyên (2017) [45] cũng đã nêu ra những đặc điểm của HSYK môn Toán nói chung và ở lớp 4 nói riêng: có những biểu hiện rối loạn về trí nhớ; chỉ tập trung học tập trong thời gian ngắn, lơ đãng hay bị chi phối với tất cả những hoạt động ở xung quanh; thường có tâm lý không n định từ cấp độ nhẹ đến cấp độ nghiêm trọng, …Bên cạnh những đặc điểm giống nhau của HSYK môn Toán, HSYK môn Toán ở lớp 4 và HSYK môn Toán lớp 10 THPT có những điểm khác biệt nhau do những yếu tố sau:

- Về hình thức: môn Toán ở bậc tiểu học chưa có sự phân môn rõ ràng; môn Toán ở THPT đã có sự phân môn rõ ràng nên có HSYK môn Toán ở phân môn này nhưng lại không học yếu k m môn Toán ở phân môn khác.

- Về nội dung: môn Toán ở tiểu học được thể hiện trực quan, dạy học thông qua mô tả khái niệm, thông qua giải thích và minh họa; môn Toán ở THPT mang nhiều tính logic, suy luận, những định lí được chứng minh chặt chẽ.

- HS ở lớp 4 đang ở giai đoạn làm quen và bước đ u hình thành hoạt động học Toán; HS lớp 10 THPT đã hoàn thành 9 n m giáo dục c n bản, chuyển sang giai đoạn dự hướng và định hướng nghề nghiệp nên HS g n như hoàn thiện các hoạt động học Toán, biết áp dụng Toán học trong thực tế.

Có nhiều cách phân loại HSYK trong HT: phân loại HSYK trong HT theo ba mức độ: yếu k m toàn diện và rất k m, yếu k m chủ yếu ở những bộ môn cơ bản, yếu k m trong từng thời kì; hoặc phân loại HSYK trong HT theo nguyên nhân dẫn đến tình trạng HSYK trong HT: nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan;

cũng có nhà nghiên cứu phân loại HSYK trong HT theo chỉ số IQ. Tuy nhiên sự đánh giá này c n phải được thực hiện rõ hơn, một cách cụ thể ở một môn học nào đó, chứ không thể đánh giá chung cho mọi môn học. Điều này cũng được minh

chứng một cách rất rõ ràng thông qua các kết quả nghiên cứu của Thomas Armstrong [42].

Nguyễn Thị Thanh Tuyên trình bày HSYK môn Toán: là những học sinh (HS) có khả năng tiếp thu các tri thức toán học, nhưng với mức độ dưới mức trung bình so với các bạn cùng độ tuổi”. [ dẫn theo tr.17, 45]. Nguyễn Thị Thanh Tuyên cũng đã nêu được những đặc điểm của HS gặp khó kh n trong học Toán ở lớp 4, những nguyên nhân dẫn đến tình trạng HS gặp khó kh n trong học môn Toán và đưa ra sáu biện pháp giúp đỡ những HS này: +) Xác định HS lớp 4 gặp khó kh n trong học toán và lập kế hoạch hỗ trợ; +) Thiết kế nội dung dạy học ph hợp với mức độ nhận thức của HS lớp 4 gặp khó kh n trong học toán; +) Sử dụng biện pháp dạy học phân hóa cho từng cá nhân có chú ý đến loại hình trí tuệ n i trội của HS; +) Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập rèn kỹ n ng toán cơ bản cho HS lớp 4 gặp khó kh n trong học toán; +) T ng cường các hình thức học tập hợp tác nhóm, hợp tác với gia đình hỗ trợ HS gặp khó kh n trong học toán; +) Đánh giá sự tiến bộ của HS lớp 4 gặp khó kh n trong học Toán.

Như vậy, đã có nhiều quan niệm khác nhau về HSYK trong HT, HSYK môn Toán theo nhiều cách tiếp cận khác nhau: có nhà nghiên cứu cho rằng HSYK là những HS có nhận thức dưới mức trung bình, cũng có nhà nghiên cứu cho rằng HSYK là HS không thể đạt được thành công trong những tình huống HT thông thường; HSYK môn Toán có khả n ng tư duy k m, thụ động trong giờ học Toán, …Như vậy, có những HS rơi vào tình trạng HSYK môn Toán nhưng chưa phải là do HS có khả n ng tư duy k m, có những HS thụ động trong giờ học Toán nhưng không phải là HSYK môn Toán mà do tính cách của HS, ...Các nghiên cứu về HSYK chủ yếu nghiên cứu ở đối tượng HS tiểu học, HS THCS. Và ở bậc THPT thì rất ít, đặc biệt chưa thấy nghiên cứu nào về HSYK môn Toán ở lớp 10 THPT.

Từ những trình bày trên, chúng tôi cho rằng cần có quan niệm về HSYK môn Toán, HSYK môn Toán lớp 10 THPT và quan trọng hơn là chỉ ra, khảo sát các biểu hiện đặc trưng của đối tượng HS này, nguyên nhân để từ đó có thể đề xuất và khảo sát, kiểm nghiệm các biện pháp giúp đỡ đối tượng HS này trong HT, để giúp các em

“đuổi kịp” đa số các HS cùng tuổi khác trong HT nói chung và môn Toán nói riêng.

Một phần của tài liệu Giúp đỡ học sinh yếu kém trong dạy học môn Toán lớp 10 Trung học phổ thông (Luận án tiến sĩ) (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(230 trang)