Thuyết đa trí tuệ của H. Gardner [42] đã chỉ ra rằng mỗi người trong chúng ta đều tồn tại một vài kiểu thông minh, tuy nhiên, sẽ có kiểu thông minh trội hơn trong mỗi người. Bên cạnh đó, Gardner đã chỉ ra rằng trong trường học thông thường chỉ đánh giá một HS thông qua hai loại trí thông minh, đó là trí thông minh về ngôn ngữ và trí thông minh về logic/toán học, và điều này là không chính xác.
Trường học đã bỏ rơi các HS có thiên hướng HT thông qua âm nhạc, vận động, thị giác, giao tiếp…đồng thời dẫn dắt tất cả mọi HS đi theo c ng một con đường và c ng chịu chung một sự đánh giá và phán x t. Có nhiều HS đã có thể HT tốt hơn nếu chúng được tiếp thu kiến thức bằng chính thế mạnh của mình.
N m 1983, Gardner [42] xác định có 7 loại trí thông minh trong thuyết đa trí tuệ như sau:
- Trí thông minh về toán học/logic (mathematical/logical): Những HS có thiên hướng làm việc với các con số, trí thông minh này được thể hiện ở các khả n ng như tính toán, phân tích, t ng hợp và nhận định… Những HS có trí thông minh lôgic toán học thường có trí nhớ tốt, thích lý luận, giỏi làm việc với các con số, nhìn nhận vấn đề lôgic, khoa học,…
- Trí thông minh về ngôn ngữ/lời nói (verbal/linguistic): Những HS này có khả n ng l nh hội tinh tế về ngôn ngữ, nhạy cảm và thông minh trong sử dụng từ ngữ, ưa thích sáng tạo trong việc sử dụng ý ngh a của câu chữ. Những người có trí thông minh ngôn ngữ thường có kỹ n ng nói và viết tốt, có thiên hướng HT thông qua việc nói và viết, thích đọc, chơi ô chữ,…
- Trí thông minh về thị giác/không gian (visual/spatial): Những HS có thiên hướng HT với các hình ảnh đồ vật, sử dụng bản đồ, có khả n ng cảm giác tốt, chuẩn xác về không gian, tọa độ, bố cục, giỏi vẽ, thích tô màu, tò mò nghịch và sắp xếp các đồ vật, hay chịu khó làm những vật thể đẹp mắt,...
Ví dụ 1.6: Trong quá trình HT, những HS có trí thông minh không gian thường rất hứng thú tìm hiểu; liên tưởng nhanh các mối liên hệ được xác lập khi HT
với các mô hình, sơ đồ, hình ảnh... Đối với những HSYK môn Toán có trí thông minh này n i trội, GV nên tận dụng tối đa các HĐ mô hình hóa toán học để giúp các em nắm bắt được kiến thức, kỹ n ng c n đạt được, ví dụ như sử dụng các bản đồ tư duy để hệ thống kiến thức đã học (chẳng hạn như ví dụ 2.1, 2.4).
- Trí thông minh về vận động (bodily/kinesthetic): những HS này thường rất kh o l o và uyển chuyển trong các động tác, dễ dàng diễn tả hoặc truyền đạt cảm xúc qua hình thể như điều khiển những bộ phận trên cơ thể: mắt, miệng, tay, chân.
Họ có thiên hướng HT thông qua cách vận động và sử dụng động tác, cảm thấy thích thú khi vận động cơ thể, chơi thể thao.
Ví dụ 1.7: Gặp những HSYK môn Toán có trí thông minh này phát triển mạnh, nhằm giúp các em nhớ được những kiến thức, kỹ n ng về các hệ thức lượng trong tam giác , GV có thể yêu c u HS đo chiều cao của cây hoặc tháp, đo khoảng cách giữa hai điểm trong đó có một điểm không tới được,…
- Trí thông minh về âm nhạc/giai điệu (musical/rhythmic): Những người có trí thông minh này phát triển thường thiên hướng HT thông qua các giai điệu, âm nhạc, thích bắt chước hoặc sáng tạo các t hợp âm thanh, thích chơi nhạc cụ, hát, đọc truyền cảm các tác phẩm,…
- Trí thông minh hướng ngoại (interpersonal): Những HS phát triển mạnh về loại hình trí thông minh này có thiên hướng HT thông qua sử dụng các kỹ n ng xã hội, giao tiếp, hợp tác làm việc với người khác, thích gặp gỡ và trò chuyện, có khả n ng thông hiểu người khác,…
Ví dụ 1.8: Trong quá trình dạy học môn Toán, GV c n phát huy thế mạnh của những HSYK môn Toán có trí thông minh hướng ngoại n i trội bằng cách khuyến khích HS tham gia các hoạt động nhóm, tham gia học tập theo góc; GV t chức cho HS tranh luận những bài toán đơn giản có lời giải sai, …
- Trí thông minh hướng nội (intrapersonal): Những HS có n ng lực làm việc với chính mình, rất am hiểu bản thân, đánh giá chính xác các cảm xúc và hành vi của mình. Theo H. Gardner, những người này thường thích suy tư, có khả n ng tập trung cao độ, làm việc độc lập hiệu quả và thường nhìn nhận sự việc ở t ng ngh a sâu, thích HT nơi yên t nh. Các em thường đặt ra các mục tiêu, kế hoạch HT rõ ràng và có thói quen ghi lại những điều mới, quan trọng theo cách riêng cho bản thân.
Các em luôn nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ HT khi được động viên, khích lệ, khen
thưởng và đánh giá chính xác về hành vi, n ng lực của chính mình từ th y cô, gia đình, bạn bè và nhà trường.
Vào n m 1996, Gardner [42] có b sung thêm hai loại trí thông minh mà ông và đồng nghiệp nghiên đã cứu được:
- Trí thông minh hướng về thiên nhiên (naturalist): Những HS có khả n ng HT thông qua hệ thống sắp xếp, phân loại, yêu thích thiên nhiên, các HĐ ngoài trời, …
- Trí thông minh về sự tồn tại (exixstential): Những HS có khả n ng HT thông qua việc thấy vức tranh t ng thể, thông qua những câu hỏi như: Tại sao chúng ta tồn tại ở đây? , Vai trò của tôi trong thế giới này là gì? , Vai trò của tôi trong gia đình, nhà trường và cộng đồng là gì? . Loại trí tuệ này tìm kiếm sự kết nối giữa những kiến thức mới học với các ứng dụng, các kiến thức trong thực tế.
Trong trường THPT hiện nay, môn Toán là một trong những môn học chiếm thời lượng nhiều nhất. Tuy nhiên rất nhiều HS gặp khó kh n khi học thậm chí là có tâm lý sợ môn Toán mặc d học tốt các môn khác như xã hội, thể dục, âm nhạc, mỹ thuật,... Ngược lại, cũng có nhiều em học giỏi Toán nhưng lại k m trong giao tiếp và học k m các môn xã hội. Điều này ảnh hưởng lớn tới công việc và cuộc sống của các em sau này bởi vì mục đích quan trọng của giáo dục là tạo ra những con người toàn diện về cả kiến thức và kỹ n ng sống đáp ứng nhu c u của xã hội. Vì vậy, GV c n hiểu sâu sắc về đặc điểm trí tuệ của từng HSYK môn Toán để có biện pháp giáo dục ph hợp với khả n ng của các em. Do đó, việc vận dụng thuyết đa trí tuệ vào DH môn Toán là rất c n thiết, góp ph n phát huy sự đa dạng trí tuệ của HS, giúp HS phát triển toàn diện hơn. Vận dụng thuyết đa trí tuệ trong DH giúp GV đ i mới cách dạy, cách nhìn nhận, cách đánh giá HS; từ đó có những biện pháp ph hợp giúp các em HSYK môn Toán tự tin hơn trong HT và có cách học ph hợp nhất, hiệu quả nhất với khả n ng n i trội của mình, qua đó nâng cao hiệu quả giáo dục.
Trong DH môn Toán, để HSYK môn Toán tiếp cận và khám phá ra kiến thức mới, GV c n phải tạo được hứng thú và nhu c u HT cho HS. Thuyết đa trí tuệ đã chỉ ra có 9 loại hình trí thông minh, theo đó động cơ, nhu c u và hứng thú HT của các em cũng rất đa dạng. Chẳng hạn, những em có trí thông minh ngôn ngữ sẽ có hứng thú với lời v n, những câu chuyện, thơ ca; những em có trí thông minh không gian sẽ hứng thú với hình ảnh, sơ đồ, màu sắc; những em có trí thông minh giao tiếp sẽ có hứng thú khi được làm việc chung với người khác, được thảo luận và đưa ra ý kiến
của mình;… Nếu GV chỉ dựa vào những kiến thức toán học mà HSYK môn Toán đã biết để dẫn dắt HS tới kiến thức mới thì sẽ dẫn đến tình trạng không đạt được yêu c u của giờ dạy. Vì vậy, trong quá trình DH GV phải biết phối hợp các PPDH làm sao cho các em nắm được kiến thức bằng cách học này hay cách học khác.