Lý thuyết phát triển nhận thức của Piaget

Một phần của tài liệu Giúp đỡ học sinh yếu kém trong dạy học môn Toán lớp 10 Trung học phổ thông (Luận án tiến sĩ) (Trang 37 - 41)

J. Piaget cho rằng Con người trong quá trình khám phá thế giới, nó tự mình tạo nên kiến thức, tự mình tạo nên thế giới của mình. Giáo dục chỉ là sự giúp đỡ để con người có thể tự học, tự khai sáng cho mình”.

Theo J. Piaget, HĐ nhận thức của con người liên quan đến việc t chức thông tin và thích nghi với môi trường mà người học tri giác nó. Sự thích nghi trí tuệ bao gồm sự đồng hóa thông tin vào sơ đồ nhận thức đã có và sự điều ứng sơ đồ đã có để có một sơ đồ nhận thức mới.

Theo Nguyễn Phú Lộc (2008) [27], quá trình thích nghi trí tuệ trong HT có thể tóm tắt theo sơ đồ:

Sơ đồ 1.4. Quá trình thích nghi trí tuệ trong HT

Quá trình phát triển nhận thức bao gồm các yếu tố cơ bản: đồng hóa, điều ứng.

Sự đồng hóa là một ph n của sự thích nghi, nó bao gồm sát nhập thông tin mới vào sơ đồ nhận thức đã có. Trong đồng hóa, các thông tin được chỉnh sửa cho ph hợp với sự áp đặt của sơ đồ nhận thức đã có. Sự điều ứng là một ph n khác của sự thích nghi, nó bao gồm sự thay đ i của sơ đồ để n khớp với thông tin mới. Trong điều ứng, chủ thể buộc phải thay đ i cấu trúc cũ của mình sao cho ph hợp thông tin mới.

Như vậy, đồng hóa không làm thay đ i nhận thức mà chỉ mở rộng cái đã biết, còn điều ứng làm thay đ i nhận thức.

1.4.2.2. Quan niệm kiến tạo trong dạy học cho học sinh yếu kém môn Toán ở lớp 10 THPT

Bản chất của quá trình HT của HS là quá trình phản ánh thế giới khách quan vào ý thức của người học. Quá trình nhận thức của HS trong DH môn Toán tuân thủ theo phương pháp luận nhận thức: từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng trở về với thực tiễn; trong đó để nhận thức toán học, con đường đi từ trực quan đến trừu tượng thường diễn ra bằng quá trình mô hình hóa các quan hệ, hiện tượng của hiện thực khách quan; Và HSYK môn Toán cũng không phải ngoại lệ. Nhưng không phải nội dung nào cũng có thể sử dụng lý thuyết kiến tạo để giúp đỡ HSYK môn Toán được, GV c n có sự lựa chọn nội dung ph hợp.

Theo Đào Tam, Lê Hiển Dương (2008) [40], quan điểm về kiến tạo c n nhấn mạnh hai khái niệm:

a) Học theo quan điểm kiến tạo

Học theo quan điểm kiến tạo là HĐ nhận thức của HS dựa trên các tri thức, kinh nghiệm đã có nhằm xây dựng các kiến thức mới.

Theo quan điểm của lý thuyết kiến tạo, các tri thức mới được xây dựng trên kiến thức đã có; HS có thể nắm bắt các kiến thức, các khái niệm, các quy luật từ sự nhận biết sự vật sang hiểu nó và phát hiện kiến thức mới; kiến thức nhận được không phải thụ động từ bên ngoài mà nhận được bằng sự tương tác HĐ bên trong ở mức độ tương tác giữa các thao tác tư duy, tích cực, độc lập, sáng tạo.

Vì vậy, trong quá trình DH cho HSYK môn Toán, GV c n chia nhỏ kiến thức theo trình độ HS, rồi từng bước nâng cao yêu c u.

b) Dạy theo quan điểm kiến tạo

Theo quan điểm kiến tạo, quá trình DH không phải là quá trình GV đọc nội dung trong SGK, giải thích cho HS, cố gắng truyền tải tri thức trong SGK một cách thụ động mà GV phải là người tạo tình huống sư phạm giúp HS HĐ tương tác dựa trên vốn kinh nghiệm đã có, tri thức đã có để tìm, nắm thông tin mới và GV là người xác định, thể chế hóa kiến thức.

GV c n có những hoạt động giúp HS tích cực hơn trong học tập, HS tự mình biết khắc phục những khó kh n mà mình đang mắc phải.

Theo B i V n Nghị (2014), [29, tr.80], để vận dụng thuyết kiến tạo vào DH môn Toán ở trường ph thông, ta phải khai thác từ nội dung DH xem chỗ nào có thể cho HS tham gia vào quá trình kiến tạo tri thức, kỹ n ng cho các em.

Các HĐ chủ đạo của GV trong giờ dạy theo thuyết kiến tạo đối với HS không chỉ là viết bảng mà phải là:

- Tạo không khí HT giúp HS, đặc biệt là HSYK môn Toán tự tin trong giờ học. Mục đích của người học và những vấn đề làm người học thực sự hứng thú là ưu tiên trước nhất của GV.

- Tạo điều kiện, giúp đỡ để HSYK môn Toán bộc lộ quan niệm riêng; t chức cho người học tranh luận về những quan niệm của mình. GV và HS c ng đàm luận, nhưng chỉ với ý tưởng và thao tác. GV chỉ xuất hiện khi người học kiến tạo tri thức.

- GV làm trọng tài trong những trường hợp ý kiến tranh luận không ngã ngũ.

Người học chỉ có thể và phải làm việc hợp tác với nhau. HT là tương tác, vận dụng kinh nghiệm của nhau để thực hành những trải nghiệm cá nhân.

- Tạo điều kiện và giúp HSYK môn Toán nhận ra các quan niệm sai l m của mình và tự giác khắc phục chúng.

- Trình bày tính hiển nhiên của các quan niệm khoa học. Bên cạnh đó, HSYK môn Toán c n được đồng hóa thông tin để sát nhập thông tin mới vào sơ đồ nhận thức đã có.

- T chức cho HS tự kiểm tra và vận dụng kiến thức thu nhận.

Việc t chức DH kiến tạo cho HSYK môn Toán giúp GV phát hiện được những kiến thức mà HS bị h ng trong quá trình HĐ, góp ph n rèn luyện khả n ng tự học cho HSYK.

Ví dụ 1.3: Sau khi học cách giải bất phương trình bậc nhất, bất phương trình bậc hai, GV yêu c u HS giải bất phương trình sau:

(x 1)(2 x 1) 0 (1)

Đây là một bài toán phức tạp đối với HSYK môn Toán, bài toán giải bất phương trình quy về bậc nhất, bậc hai. Đa số HSYK môn Toán không biết kết hợp việc x t dấu giữa các biểu thức để có được dấu của biểu thức tích vế trái của bất phương trình (1), cũng có HSYK môn Toán không biết cách x t dấu của từng biểu thức bậc nhất, biểu thức bậc hai. Vì vậy, nhằm giúp HSYK môn Toán có thể nắm bắt được kiến thức, kỹ n ng ph n nội dung này, GV có thể tiến hành hướng dẫn HSYK môn Toán thông qua các bước:

- Bước 1: Nhắc lại cách x t dấu biểu thức f x( ) ax ba0

Cụ thể, x t dấu các biểu thức:

f( )x 2x1

- Bước 2: x t dấu biểu thức h( )x  (x 1)(2x1)

- Bước 3: Nêu cách giải bất phương trình ax b cx  d0

Từ những kiến thức, kỹ năng HS đã có, GV hướng dẫn các em tiếp thu kiến thức mới bằng cách ôn lại những kiến thức cũ, tiếp thu kiến thức mới dựa trên sơ đồ nhận thức đã có.

Một phần của tài liệu Giúp đỡ học sinh yếu kém trong dạy học môn Toán lớp 10 Trung học phổ thông (Luận án tiến sĩ) (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(230 trang)