Kết quả thực nghiệm sư phạm vòng 1

Một phần của tài liệu Giúp đỡ học sinh yếu kém trong dạy học môn Toán lớp 10 Trung học phổ thông (Luận án tiến sĩ) (Trang 136 - 141)

3.6. Kết quả thực nghiệm sư phạm

3.6.1. Kết quả thực nghiệm sư phạm vòng 1

ảng 3.1. Nhóm lớp tham gia thực nghiệm vòng 1

Trường thực nghiệm Nhóm lớp Sĩ số

THPT Đức Trọng TN 95

ĐC 99

THPT Hoàng Hoa Thám

TN 87

ĐC 89

Sử dụng kết quả điểm khảo sát chất lượng đ u n m, bảng điểm học kì I của khối lớp 10 và kết quả bài kiểm tra mức độ nhận thức về toán của HS lớp 10, chúng tôi chọn ra hai nhóm lớp TN và lớp ĐC ở hai Trường THPT Đức Trọng và Trường THPT Hoàng Hoa Thám.

3.6.1.1. Chọn mẫu thực nghiệm sư phạm

Điểm kiểm tra môn Toán của HS trước khi TNSP vòng 1 như sau:

ảng 3.2. Thống kê kết quả HT của HS nhóm TN và ĐC trước khi TNSP

ĐIỂM 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

DUCTRONG_TN 1 3 5 6 2 21 36 10 5 4 2

DUCTRONG_DC 1 2 4 4 4 24 36 13 5 4 2

HHTHAM_TN 1 3 3 3 11 12 32 12 6 3 1

HHTHAM_DC 0 3 2 6 9 13 33 12 6 4 1

iểu đồ 3.1. Đa giác đồ về chất lượng HT của nhóm TN và ĐC trước TN Nhìn vào Đa giác đồ 3.1 chúng ta thấy đỉnh của 02 đa giác đồ g n ngang nhau điều này chứng tỏ chất lượng của nhóm TN và nhóm ĐC là tương đương nhau.

Ngoài ra, để xác định sự khác nhau về điểm trung bình của nhóm TN và ĐC có ý ngh a thống kê hay không, chúng tôi tiến hành kiểm định T-test. Giá trị Sig.(P) thu được ở hai trường THPT Đức Trọng và THPT Hoàng Hoa Thám đều lớn hơn 0,05 (mức ý ngh a). Theo lý thuyết xác suất thống kê cho thấy sự khác nhau về điểm trung bình của nhóm TN và nhóm ĐC là không có ý ngh a. Như vậy, mức độ nhận thức về toán ở hai nhóm TN và nhóm ĐC tương đương nhau (số liệu tham thảo phụ lục 6A ).

3.6.1.2. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm vòng 1 a. Phân tích định lượng:

Cuối đợt TNSP vòng 1, chúng tôi tiến hành cho HS cả hai nhóm làm bài kiểm tra. Tiến hành chấm, thu được kết quả như sau:

ảng 3.3. Phân bố điểm của nhóm TN và nhóm ĐC sau khi TN sư phạm vòng 1

ĐIỂM 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

DUCTRONG_TN 0 0 0 0 6 15 48 6 8 8 4

DUCTRONG_DC 1 3 3 4 4 34 27 12 5 5 0

HHTHAM_TN 0 0 0 2 3 25 32 9 6 7 3

HHTHAM_DC 1 4 5 7 4 21 26 9 7 3 2

Sự phân phối tỉ lệ HSYK, HS trung bình, HS khá giỏi môn Toán được biểu diễn trong biểu đồ sau:

iểu đồ 3.2. iểu đồ phân phối tỉ lệ xếp loại học sinh trong môn Toán

Nhìn vào biểu đồ 3.2 cho thấy: trong tất cả các khoảng, cột của nhóm TN (màu xanh) thấp hơn cột của nhóm ĐC (màu tím). Chứng tỏ nhóm TN ít HSYK môn Toán hơn nhóm ĐC. Kết quả học tập của HS các lớp được biểu diễn trong đa giác đồ sau:

iểu đồ 3.3. Đa giác đồ về chất lượng HT của nhóm TN và ĐC sau TN Từ biểu đồ 3.3 cho thấy trong khoảng đ u các đỉnh của đa giác đồ nhóm TN (màu xanh) nằm phía dưới các đỉnh của đa giác đồ nhóm ĐC (màu hồng) các khoảng sau đỉnh của đa giác đồ nhóm TN lại nằm phía trên đa giác đồ nhóm ĐC, điều đó chứng tỏ tỉ lệ HSYK môn Toán ở lớp TN đã giảm hơn nhóm ĐC và tỉ lệ HS khá giỏi lớp TN được t ng lên. Như vậy, chất lượng học tập môn Toán của lớp TN cao hơn lớp ĐC.

Để có thể khẳng định về chất lượng của đợt TNSP, chúng tôi tiến hành xử lý số liệu thống kê toán học (phụ lục 6B), thu được kết quả sau:

ảng 3.4. Kết quả thống kê ở các trường THPT tham gia TNSP

Descriptive Statistics

N Minimum Maximum Mean Std. Deviation

DUCTRONG_TN 95 4 10 6,37 1,459

DUCTRONG_DC 98 0 9 5,49 1,748

HHTHAM_TN 87 3 10 6,20 1,508

HHTHAM_DC 89 0 10 5,37 2,069

Valid N (listwise) 87

Từ bảng trên cho thấy cột Mininum điểm tối thiểu của các lớp TN đã t ng lên rõ rệt, không còn hiện tượng điểm liệt, các em HSYK môn Toán đã nâng lên mức điểm từ điểm 0-1-2 lên 3-4 là mức điểm cận trung bình. Điểm trung bình (cột Mean) của lớp TN (6,37 và 6,20) cao hơn hẳn so với lớp ĐC (5,24 và 5,23)

Để xác định giá trị điểm trung bình của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC có ý ngh a thống kê hay không, chúng tôi d ng kiểm định T-Test để đánh giá giá trị trung bình của hai nhóm (số liệu tham khảo phụ lục 6B).

Giá trị Sig.(P) thu được ở hai trường THPT mà chúng tôi thực nghiệm đều nhỏ hơn 0,05 (mức ý ngh a). Theo lý thuyết xác suất thống kê cho thấy sự khác nhau về điểm trung bình của nhóm TN và nhóm ĐC là có ý ngh a.

b. Phân tích định tính:

Trong quá trình tiến hành TN sư phạm, chúng tôi tham gia tất cả các tiết dạy TN và ĐC. Tiết học của lớp TN là tiết DH theo các bài dạy được thiết kế các theo giáo án riêng để giảng dạy, tiết học lớp ĐC dạy bình thường. Chúng tôi tiến hành quan sát, ghi ch p các HĐ chính của GV và HS. Sau mỗi tiết dạy, chúng tôi tiến hành trao đ i với GV để rút kinh nghiệm và trao đ i với HS để kiểm tra sự hứng thú của HS khi được tham gia vào quá trình hình thành kiến thức. Đối với lớp TN, được dạy theo giáo án thiết kế riêng, với việc áp dụng các biện pháp giúp đỡ HSYK môn Toán và việc DH theo hướng tích cực hóa HĐ người học, phát huy thế mạnh của từng cá nhân HS. Đối với lớp ĐC, chúng tôi t chức DH theo PP truyền thống đối với môn Toán trong lớp bình thường. Qua quá trình TN, chúng tôi nhận thấy các tiến trình DH được soạn thảo tương đối ph hợp với thực tế DH, HS hứng thú hơn trong HT. Không khí lớp học của nhóm lớp TN sôi n i và HS hào hứng hơn đối với

nhóm lớp ĐC. Đối với nhóm lớp ĐC lớp học tr m, HSYK môn Toán g n như thụ động tiếp thu kiến thức do GV truyền đạt, một số ít các HSYK môn Toán có trả lời những câu hỏi GV nêu ra nhưng chưa đạt yêu c u đề ra. Ngược lại, đối với nhóm lớp ĐC thì HS lớp TN tích cực hỏi và trả lời ý kiến do GV đưa ra, những vấn đề phức tạp, HS được GV có những chỉ dẫn và HS tự chiếm l nh nó một cách tự nhiên.

Như vậy về mặt định tính cũng đã ph n nào thấy được kết quả của các tiết học được giảng dạy với các giáo án thông thường và tiết dạy theo giáo án TN. Kết quả HS thuộc nhóm ĐC cũng đã có nhiều cố gắng trong việc tiếp thu kiến thức. Tuy nhiên không sôi n i, số lượng HS tích cực tham gia trả lời các câu hỏi của GV không nhiều và hoàn toàn phụ thuộc vào sự dẫn dắt của GV. Còn đối với nhóm lớp TN thì HS đã được tham gia trực tiếp vào quá trình hình thành kiến thức nên HS tích cực, chủ động hơn, sôi n i hơn và như vậy HSYK môn Toán đã bắt d u chiếm l nh thành kiến thức cho riêng mình.

Một phần của tài liệu Giúp đỡ học sinh yếu kém trong dạy học môn Toán lớp 10 Trung học phổ thông (Luận án tiến sĩ) (Trang 136 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(230 trang)