SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN CÔNG DÂN 6 CẢ NĂM (TB) THEO CHỦ ĐỀ HAY NHẤT (Trang 40 - 44)

A. MỤC TIÊU

- Kiến thức: Giúp học sinh hiểu thế nào là siêng năng, kiên trì, những biểu hiện của siêng năng, kiên trì và ý nghĩa của nó.

- Kỹ năng: Học sinh biết rèn luyện đức tính siêng năng, kiên trì cả trong học tập và lao động.

- Thái độ: Học sinh yêu thích lao động và quyết tâm thực hiện các nhiệm vụ, công việc có ích đã đề ra.

B. CHUẨN BỊ

1. GV : - SGK, SGV GDCD 6...

- Sưu tầm ca dao tục ngữ nói về đức tính siêng năng, kiên trì.

2. HS : Xem trước nội dung bài học.

C. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC 1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ :

- HS 1 : Hãy nêu mục đích học tập của HS ?

- HS 2 : hãy trình bày nhiệm vụ chủ yếu của người học sinh? bản thân em đã thực hiện tốt nhiệm vụ của bản thân hay chưa?

- GV : Nhận xét, ghi điểm.

3. Bài mới : Đặt vấn đề : Nhà cô Mai có 2 con trai, chồng cô công tác xa nhà nên mọi việc trong nhà đều do 2 con cô phụ giúp. Hai con cô rất ngoan, chăm chỉ làm mọi việc từ quét nhà, rửa bát, nấu cơm... . Không những thế 2 con cô còn rất chăm chỉ học tập, năm nào cũng đạt học sinh giỏi. Qua câu chuyện trên hãy cho biết hai con cô Mai có đức tính quý gì ? Để hiểu rõ ý nghĩa của đức tính siêng năng, kiên trì của con người chúng ta sẽ tìm hiểu bài học hôm nay.

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

I. Truyện đọc

Bác Hồ tự học ngoại ngữ

? Đọc truyện SGK.

? Trong câu chuyện Bác Hồ của chúng ta đã tự học mấy thứ tiếng nước ngoài?

? Ngoài ra Bác còn biết tiếng nước ngoài nào nữa

? Bác đã gặp những khó khăn gì trong quá trình tự học

? Bác đã khắc phục những khó khăn đó như thế nào.

GV: Dù không được học ngoại ngữ ở trường lớp, chỉ bằng cách tranh thủ tự học.

Nhưng với sự chăm chỉ, lòng kiên trì, ý chí nghị lực phi thường cùng lòng quyết tâm cao độ mà Bác đã thành thạo nhiều ngoại

- HS đọc.

- Tiếng Anh, Pháp.

- Tiếng Nga, Nhật, Trung Quốc....

- Cao tuổi, không được học trong trường lớp, lao động vất vả...

- HS tìm dẫn chứng trong SGK để trả lời.

+ Hồi làm phụ bếp trên tàu Đô đốc La - tút - sơ Tơ -rê - vin, làm việc từ 4 giờ sáng đến 9h tối. Dù mệt Bác vẫn cố tự học thêm 2 giờ nữa. Bác nhờ các thủy thủ người Pháp giảng cho những từ chưa

ngữ. Sự siêng năng, chăm chỉ, kiên trì của Bác là một tấm gương sáng để chúng ta noi theo.

II. Nội dung bài học 1. Khái niệm

? Qua câu chuyện trên em hiểu thế nào là siêng năng.

? Tìm 2 ví dụ thể hiện siêng năng trong học tập và trong lao động

? Trái với siêng năng là gì? Cho ví dụ.

? Thế nào là kiên trì.

? Trái với kiên trì là gì ? Cho ví dụ.

? Em hãy cho biết siêng năng và kiên trì có mối quan hệ như thế nào?

GGV : Tổ chức thảo luận nhóm : Chia HS thành 4 nhóm thảo luận theo 4 nội dung sau:

1. Kể tên những danh nhân mà nhờ có tính siêng năng, kiên trì đã thành công xuất sắc trong sự nghiệp?

2. Kể một vài việc làm chứng tỏ sự siêng năng, kiên trì của bản thân em?

3. Kể những tấm gương siêng năng, kiên trì trong học tập ở trong trường em?

4. Khi nào thì cần phải siêng năng, kiên trì.

- GV : Bổ sung sau đó chốt lại.

2. Ý nghĩa

? Theo em siêng năng, kiên trì có ý nghĩa với chúng ta như thế nào?

? Đọc phần Tư liệu tham khảo - sgk?

hiểu. Bác viết lên cánh tay mỗi ngày 10 từ để học

+ Thời kì ở Anh, sáng sớm và buổi chiều, Bác ra vườn hoa tự học. Ngày nghỉ bác đến học tiếng Anh với 1 giáo sư người Italia.

+ Khi tuổi cao, Bác vẫn đọc sách, báo nước ngoài. Từ nào không hiểu thì bác tra từ điển hoặc nhờ người giảng giải cho.

- Siêng năng là đức tính của con người, biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên đều đặn.

- HS liên hệ lấy ví dụ.

- Trái với siêng năng là: Lười biếng, sống dựa dẫm, ỉ lại ăn bám... .

- Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn gian khổ.

- Trái với kiên trì là: Nản lòng, chóng chán, hay nhụt chí, chùn bước ... .

- Quan hệ chặt chẽ, gắn bó khăng khít với nhau. ....

- HS thảo luận, đại diện nhóm trình bày, nhận xét,

- Giúp con người thành công trong công việc, trong cuộc sống.

HS đọc

? Hãy cho biết một số câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về đức tính siêng năng, kiên trì?

III. Bài tập

1. Bài tập a/ sgk

? Đọc yêu cầu bài tập a?

? Nêu những câu thể hiện tính siêng năng, kiên trì?

2. Bài tập b/ sgk

? Hãy kể một việc làm thể hiện tính siêng năng của em?

GV: Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống cần cù trong lao động. Siêng năng, kiên trì là một đức tính vô cùng quý báu đối với mỗi người chúng ta. Có siêng năng , kiên trì chúng ta mới có ngày thành công, có một cuộc sống ý nghĩa thực sự. Do đó, các em cần rèn luyện tính siêng năng, lòng kiên trì, sự quyết tâm trong học tập, lao động và trong cuộc sống. Những kẻ lười biếng, thích ăn chơi, hưởng lạc sẽ chẳng thể kéo dài được lâu sự tồn tại của mình. Chỉ có lao động chân chính mới khiến con người có được tâm an đích thực ở đời!

- Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ

- Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo

- Kiến tha lâu cũng đầy tổ - Siêng học siêng làm - Có chí thì nên

- Có công mài sắt có ngày nên kim

- Đời người có một gang tay

Ai hay ngủ ngày thì được nửa gang.

- Có làm thì mới có ăn

Không dưng ai dễ đem phần đến cho

- ...

Hs đọc

- Sáng nào, Lan cũng dậy sớm quét nhà.

- Hà muốn học giỏi môn Toán nên ngày nào cũng làm thêm bài tập.

Hs trả lời.

Hs nghe, ghi nhớ.

4. Củng cố :

- GV : Yêu cầu HS khái quát nội dung toàn bài.

- GV giới thiệu tới Hs 1 tấm gương siêng năng, kiên trì, nghị lực trong cuộc sống và trong học tập - Nguyễn Hữu Trí - Huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định - Thủ khoa Đại học Xây dựng trong kì thi tuyển sinh vừa qua.

Thủ khoa Nguyễn Hữu Trí

Nhà nghèo lại đông con đi học, mẹ của Trí phải lên các tỉnh Tây nguyên

mua bán ve chai để kiếm tiền nuôi gia đình, vài tháng mới về thăm nhà một lần.

Cha của Trí, ông Nguyễn Hữu Châu, ở nhà làm 6 sào ruộng lúa, nuôi bò và bảo ban các con học hành. Trí là con thứ 5 trong gia đình có 7 anh chị em. Các anh, chị của Trí đều học giỏi, trong đó có 3 người đã tốt nghiệp đại học và 1 chị gái đang là sinh viên năm thứ 3 Trường đại học Quy Nhơn. Hai em trai của Trí đang học THCS và cũng đều là học sinh giỏi. Ông Nguyễn Hữu Châu luôn tự hào về thành tích học tập của các con. Giấy khen về thành tích học tập của anh em Trí được ông cho vào cặp, cất giữ cẩn thận như là tài sản quý giá của mình.

“Gia đình tuy khó khăn nhưng các con tôi đứa nào cũng siêng năng, chăm chỉ và học giỏi nên tôi rất tự hào, công sức mà vợ chồng tôi bỏ ra đã được đền đáp xứng đáng. Các con học giỏi thì khổ mấy cha mẹ cũng chịu được”, ông Châu nói.

Không những người trong gia đình mà họ hàng, người dân thôn Mỹ Long cũng rất tự hào về thành tích học tập của các con ông Châu. Ở địa phương này, người thi đỗ đại học từ trước đến nay có rất nhiều nhưng một gia đình có đến 5 người con học đại học và đỗ thủ khoa như em Trí thì chưa có.

Không có điều kiện học như những gia đình khác, các anh em của Trí đều tự học là chính. Anh chị học xong, cất giữ sách giáo khoa cho các em học. Suốt quá trình học tập, Trí không học thêm, học kèm ở nhà các thầy cô hay đến trung tâm luyện thi đại học mà chỉ ôn tập ở các lớp do nhà trường tổ chức và tự học ở nhà là chính. Tuy nhiên, thành tích học tập của Trí không hề thua kém các bạn.

Trong 3 năm học THPT, điểm bình quân các môn học của Trí luôn đạt từ 7,5 đến 7,8. Riêng các môn mà Trí dự định thi đại học, môn nào cũng trên 8.

Thủ khoa Nguyễn Hữu Trí tâm sự: “Để có được thành tích như ngày hôm

nay là cả một quá trình phấn đấu trong suốt 12 năm học, nhất là trong 3 năm THPT. Em tranh thủ học mọi lúc, mọi nơi. Thậm chí, khi đi chăn bò giúp ba mẹ em cũng mang theo sách vở để học. Những điều không biết hoặc những bài toán khó thì em hỏi những bạn học khá hơn và các thầy cô. Các thầy cô trong trường rất thân thiện và gần gũi, nhờ vậy mà em được chỉ bảo, giúp đỡ rất tận tình”.

Không những học giỏi, Trí còn rất siêng năng, chăm chỉ giúp ba mẹ chăn bò, tham gia việc đồng áng, chỉ bảo các em học tập… Bà con hàng xóm, các thầy cô Trường THPT Phù Cát 3 cũng rất tự hào về Trí.

Thầy Hà Hữu Minh, Hiệu trưởng Trường THPT Phù Cát 3, cho biết: “Em Nguyễn Hữu Trí đỗ thủ khoa đại học không những đã mang lại niềm vui, niềm tự hào cho bản thân và gia đình mà còn cho cả nhà trường. Đối với những người làm nghề giáo chúng tôi, thành tích mà học trò đạt được chính là sự trả ơn xứng đáng nhất. Em Trí là một tấm gương về thành tích vượt khó học giỏi để các thế hệ học sinh trong trường noi theo.”

5. Hướng dẫn học ở nhà - Học bài

- Hoàn thành các bài tập a, b, c, d SGK - Chuẩn bị Chủ đề 4 - Kiểm tra 45'

- Sưu tầm ca dao, tục ngữ nói về tính siêng năng, kiên trì.

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN CÔNG DÂN 6 CẢ NĂM (TB) THEO CHỦ ĐỀ HAY NHẤT (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(193 trang)
w