Từ việc so sánh và phân tích kết quả TN tác động, có thể rút ra một số kết luận như sau:
Cùng có xuất phát điểm như nhau về mức độ nhận thức, mức độ các KN lập KHHT, cùng trong môi trường hoạt động học tập như nhau, cùng trong một khoảng thời gian (1 năm học), nhưng ở nhóm ĐC mức độ nhận thức, mức độ các KN lập KHHT của SV mới chỉ có sự tăng lên về mặt điểm số trung bình, hoàn toàn không có sự tăng trưởng vượt mức (trước và sau TN đều dừng ở mức độ trung bình và tương đối thấp).
Ở nhóm TN, có sự tăng trưởng khá mạnh mẽ cả về điểm số trung bình và mức độ nhận thức, mức độ các KN lập KHHT. Điểm khác biệt ở hai nhóm là do SV nhóm TN được tham gia những buổi định hướng về lập KHHT, họ được rèn luyện KN lập KHHT dưới sự hướng dẫn, giám sát, hỗ trợ của GV trong quá trình học tập các môn học và được rèn luyện dưới sự tư vấn, hỗ trợ, giám sát của CVHT.
Như vậy, có thể khẳng định sự tăng trưởng mức độ nhận thức, mức độ các KN lập KHHT của nhóm TN là do ảnh hưởng của chính các biện pháp tác động đã thực hiện.
Kết quả này đã khẳng định giả thuyết TN: Tiến hành các biện pháp tác động hoàn toàn có thể góp phần phát triển KN lập KHHT cho SV.
Trên cơ sở đó, kết quả TN cũng góp phần khẳng định giả thuyết của đề tài: Nếu quy trình và biện pháp phát triển KN lập KHHT cho SV đáp ứng được những điều kiện bên trong của SV và tạo ra môi trường trải nghiệm, cơ hội rèn luyện của chính SV, thì chúng sẽ tác động tích cực đến sự phát triển KN lập KHHT của SV trong ĐTTC.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Dựa trên các cơ sở lý thuyết và thực tiễn, chúng tôi đã thiết kế qui trình và đề xuất một số biện pháp phát triển KN lập KHHT cho SV trong ĐTTC.
1. Quy trình phát triển KN lập KHHT trong ĐTTC cho SV gồm 3 giai đoạn dựa theo đặc thù của quá trình học tập ở đại học của SV với 8 bước luyện tập theo “cấu trúc đồng tâm” vừa lặp lại, vừa nâng cao từng KN và phát triển KN dần dần chuyển hóa thành NL học tập và tư duy hệ thống.
2. Bên cạnh đó, luận án đề xuất 6 biện pháp nhằm phát triển KN lập KHHT cho SV trong ĐTTC: Cung cấp tri thức cho SV về ĐTTC và về lập KHHT trong ĐTTC; Phát huy hiệu quả hoạt động tư vấn cho SV lập KHHT của CVHT trong ĐTT; Tích hợp, rèn luyện KN lập KHHT trong quá trình giảng dạy các môn học; Phát huy sự chủ động của SV và tác động của nhóm bạn trong quá trình rèn luyện KN lập KHHT; Thiết kế các mẫu KHHT trong ĐTTC và trợ giúp SV sử dụng các phần mềm lập KH; Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện KHHT và trợ giúp SV điều chỉnh KHHT. Ba trong sáu biện pháp đó (Biện pháp 1, 2 và 3) đã được áp dụng TN đối với SV lớp K57 Sư phạm Văn (QH2012-S) – Trường ĐHGD - ĐHQGHN trong năm học 2012 – 2013. Kết quả TN đã chứng minh: Mức độ KN lập KHHT của SV tăng trưởng mạnh cả về chỉ số và mức độ dưới ảnh hưởng của biện pháp tác động.
3. Chúng tôi đồng thời đã tiến hành nghiên cứu trường hợp (Case Study) với sự phân tích sâu tác động của Biện pháp 3 - Lồng ghép nội dung hướng dẫn SV lập KHHT trong môn “Phương pháp học đại học” ở lớp NHBH - K2012B. Kết quả TN đã khẳng định chắc chắn hơn nữa tính đúng đắn của giả thuyết TN và Giả thuyết khoa học của đề tài.
4. Mặt khác, các phân tích kết quả TN cũng chỉ ra rằng: Phát triển KN lập KHHT cho SV là hết sức cấp thiết song cũng là một quá trình lâu dài, với từng bước đi, từng công đoạn phải được hướng dẫn và kiểm soát. Để phát triển KN lập KHHT cho SV trong ĐTTC có hiệu quả, góp phần phát triển NL học tập và tư duy hệ thống của SV, các trường đại học cần tổ chức phát triển theo một quy trình hợp lý và vận dụng tổng hợp các biện pháp trên.
Như vậy, các biện pháp mà luận án đã đề xuất hoàn toàn có thể áp dụng trong thực tiễn đào tạo để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường đại học hiện nay.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
1.1. Kế hoạch học tập của sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ không đơn giản là một thời khóa biểu như cách hiểu thông thường, cũng không chỉ là một bản kế hoạch học tập để đăng kí tiến độ tích lũy tín chỉ và tiến độ học tập theo yêu cầu của nhà trường…mà là một tập hợp nhiều loại kế hoạch học tập, từ kế hoạch học tập có tính chiến lược cho toàn khóa học, gắn với định hướng phát triển nghề nghiệp, đến kế hoạch học tập cho từng năm học, kỳ học với các mục tiêu và giải pháp về tổ chức cuộc sống - học tập của sinh viên…cho đến các kế hoạch học tập theo môn học và các kế hoạch học tập theo từng tháng và tuần học...
Kế hoạch học tập trong đào tạo theo học chế tín chỉ là một loại chương trình hành động của cá nhân, được mỗi sinh viên tự lực thiết lập phù hợp với mục tiêu học tập, các nguồn lực và điều kiện của bản thân để chủ động thực hiện các hoạt động học tập theo tiến độ tích lũy khối lượng tín chỉ nhất định, đồng thời dựa vào đó, có thể giúp sinh viên hoàn thành tối ưu chương trình học tập.
Thực chất, lập kế hoạch học tập trong đào tạo theo học chế tín chỉ là công việc sinh viên chủ động thiết kế một “chương trình hành động” tích cực nhằm đảm bảo toàn bộ quá trình học đại học của mình đạt được các mục tiêu học tập tối ưu với một hiệu quả cao trên cơ sở phù hợp với các nguồn lực và điều kiện của bản thân.
Kỹ năng lập kế hoạch học tập của sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ là một dạng hành động được thực hiện tự giác dựa trên tri thức về lập kế hoạch, khả năng vận động và những điều kiện sinh học - tâm lí khác của sinh viên (như nhu cầu lập kế hoạch, tình cảm, ý chí, …) vào thực hiện lập lập kế hoạch học tập (Nhận diện bản thân, xác lập mục tiêu, nội dung các công việc học tập, các biện pháp thực hiện… phù hợp với nguồn lực, điều kiện của bản thân) trong đào tạo theo học chế tín chỉ có kết quả theo mục đích đã định.
Kỹ năng lập kế hoạch học tập trong đào tạo theo học chế tín chỉ là kỹ năng phức hợp gồm có bảy nhóm kỹ năng bộ phận: Kỹ năng nhận diện bản thân và các điều kiện học tập; Kỹ năng xác định mục tiêu học tập; Kỹ năng xác định các công việc học tập và lựa chọn các phương án thực hiện; Kỹ năng lập thời gian biểu học tập; Kỹ năng viết ra kế hoạch học tập; Kỹ năng thực hiện kế hoạch học tập; Kỹ năng theo dõi, đánh giá, rút kinh nghiệm và điều chỉnh kế hoạch học tập.
Phát triển kĩ năng lập kế hoạch học tập cho SV trong đào tạo theo học chế tín chỉ là nói đến toàn bộ những công việc, hoạt động giúp phát triển những điều kiện bên trong của sự hình thành, phát triển kĩ năng lập kế hoạch học tập của SV (Nhận thức, nhu cầu, ý chí…) và giúp SV thực hiện hệ thống thao tác của hành động lập kế hoạch học tập theo trình tự logic phù hợp, thực hiện lập kế hoạch học tập trong đào tạo theo học chế tín chỉ có kết quả tốt hơn.
Sự hình thành, phát triển kỹ năng lập kế hoạch học tập của sinh viên đại học trong đào tạo theo học chế tín chỉ bị chi phối bởi những điều kiện bên trong của bản thân sinh viên và các yếu tố khách quan bên ngoài. Một mặt, nó chịu sự chi phối bởi nhận thức, thái độ, động cơ lập kế hoạch học tập, thói quen lập kế hoạch học tập của sinh viên; Mặt khác, nó chịu sự tác động của cách tổ chức luyện tập, sự trợ giúp của người khác (bạn bè, giảng viên, cố vấn học tập), điều kiện của nhà trường, các quy chế, quy định học tập, thi cử... Những yếu tố này đan xen vào nhau, tác động qua lại lẫn nhau tạo nên hệ thống động lực thúc đẩy sự phát triển kỹ năng lập kế hoạch học tập của sinh viên.
1.2. Khảo sát thực trạng cho thấy rõ: Kỹ năng lập kế hoạch học tập của sinh viên trong mẫu ở mức độ thấp, nghĩa là đa số sinh viên hiện nay có hiểu biết về cách thức lập kế hoạch học tập trong đào tạo theo học chế tín chỉ, song chưa đầy đủ và thực hiện chưa hiệu quả, thậm chí chưa biết tổ chức việc học tập theo kế hoạch học tập. Đa số sinh viên thực hiện lập kế hoạch học tập còn nhiều sai sót, thậm chí nhiều sinh viên còn chưa có kỹ năng l lập kế hoạch học tập. Do đó, rất cần có sự tổ chức hướng dẫn của nhà trường, của giảng viên, của cố vấn học tập….
Trong quá trình hình thành, phát triển kỹ năng lập kế hoạch học tập của sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ, các yếu tố chủ quan có ảnh hưởng mạnh hơn các yếu tố khách quan. Trong các yếu tố chủ quan, thì Hiểu biết của
sinh viên về lập kế hoạch học tập trong đào tạo theo học chế tín chỉ có ảnh hưởng mạnh và rõ rệt nhất. Còn trong các yếu tố khách quan, thì Cách thức tổ chức luyện tập kĩ năng lập kế hoạch học tập là yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất.
Mặc dù trong quá trình học ở đại học, sinh viên đã được tiếp cận với những tác động có tác dụng hình thành và phát triển kỹ năng lập kế hoạch học tập, song các tác động đó chưa mang tính tự giác, chưa mang tính hệ thống và chưa theo quy trình phát triển, nên sự hình thành và phát triển kỹ năng lập kế hoạch học tập của sinh viên chưa mang lại hiệu quả cao.
1.3. Dựa trên các cơ sở lý thuyết và thực tiễn, chúng tôi đã xác định những tác nhân, thiết kế qui trình và đề xuất một số biện pháp phát triển kỹ năng lập kế hoạch học tập cho sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ, cụ thể:
Quy trình đó được thiết kế bao gồm 3 giai đoạn chính yếu, phù hợp với đặc thù của quá trình học tập ở đại học của sinh viên với 8 bước luyện tập theo “cấu trúc đồng tâm” vừa giúp cho mỗi sinh viên có thể hình thành kỹ năng lập kế hoạch học tập với từng loại kế hoạch học tập, vừa phát triển và chuyển hóa kỹ năng thành năng lực học tập suốt đời; Mặt khác, quy trình cũng đảm bảo tính quy luật của 5 giai đoạn hình thành kỹ năng chung: Hướng dẫn lí thuyết về kỹ năng; Tổ chức quan sát và tập theo mẫu; Tổ chức luyện tập và thực hành có hướng dẫn; Tổ chức triển khai vận dụng; Kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh kỹ năng.
Để đảm bảo hiệu quả của việc tập luyện KN lập KHHT theo quy trình, tác giả luận án đề xuất 5 biện pháp nhằm hình thành, phát triển kỹ năng lập kế hoạch học tập cho sinh viên. Ba trong sáu biện pháp trên đây (biện pháp 1, biện pháp 2 và biện pháp 3) đã được áp dụng đối với SV lớp K57 Sư phạm Văn – Trường ĐHGD - ĐHQGHN trong năm học 2012 – 2013. Đồng thời, tác giả chọn thực nghiệm và phân tích sâu kết quả vận dụng biện pháp 3 trong thực tế dạy học môn
“Phương pháp học đại học” đối với sinh viên Lớp Ngân hàng - Bảo hiểm, K2012B, Học viện Tài chính.
Kết quả thực nghiệm đã chứng minh giả thuyết thực nghiệm: Mức độ của kỹ năng lập kế hoạch học tập của sinh viên tăng trưởng mạnh cả về chỉ số và mức độ dưới ảnh hưởng của biện pháp tác động. Như vậy, giả thuyết khoa học của đề tài cũng đã được khẳng định.
Các trường đại học hoàn toàn có thể áp dụng các biện pháp do tác giả luận án đã đề xuất và việc phát triển kỹ năng lập kế hoạch học tập cho SV cần phải được tổ chức theo một quy trình hợp lý, có cơ sở khoa học, từ đó góp phần phát triển năng lực học tập của sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trong đào tạo theo học chế tín chỉ.
2. Khuyến nghị
Với các cán bộ quản lý ở các trường đại học
- Cần xác định lập kế hoạch là năng lực nên được đưa vào trong chương trình đào tạo như mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ cần phải hình thành cho sinh viên, đáp ứng yêu cầu của từng lĩnh vực hoạt động. Trong mục tiêu đào tạo, kỹ năng lập kế hoạch học tập phải được coi là kỹ năng học tập then chốt cần rèn luyện cho sinh viên ngay từ năm thứ nhất và nhà trường cần phải chủ động trong việc tổ chức rèn luyện kỹ năng này cho sinh viên.
- Cần tổ chức các hoạt động định hướng để trợ giúp sinh viên lập kế hoạch học tập có hiệu quả như tổ chức các khóa học định hướng ngắn hạn và các hội thảo chuyên đề về phương pháp học tập và lập kế hoạch học tập cho SV, đặc biệt là SV năm thứ nhất, khi họ mới bước vào trường. Nhà trường có thể tổ chức lồng ghép nội dung lập kế hoạch học tập trong tuần Công tác sinh viên. Hoạt động này là cần thiết để sinh viên quyết định lộ trình học tập, chuẩn bị chương trình hành động cá nhân, lập kế hoạch học tập và đăng kí môn học của mình tại trường.
- Các trường đại học cần sớm đưa môn “Phương pháp học đại học”, trong đó có nội dung hướng dẫn lập kế hoạch học tập vào dạy cho sinh viên năm thứ nhất…đây là điều cần thiết, hiệu quả mà một số trường đại học đã thực hiện.
- Để thực hiện tốt vai trò công tác tư vấn học tập, các trường Đại học Việt Nam cần sớm có những quy định và chính sách thích hợp cho đội ngũ cố vấn học tập và phải coi trọng công tác cố vấn học tập trong quy trình đào tạo tại trường. Ngoài ra, các trường đại học nên xem xét tạo điều kiện thành lập Trung tâm Tư vấn và trợ giúp học tập (Mô hình của Trường ĐH KHXH&NV- ĐHQG Hà Nội, theo [21]); Ở cấp Khoa, xem xét tạo điều kiện cho khoa có văn phòng riêng phục vụ công tác tư vấn sinh viên và đó cũng là nơi cho các cố vấn học tập thực hiện tốt công tác này.
- Các trường đại học cần tiếp tục triển khai thực hiện đào tạo theo học chế tín chỉ theo chiều sâu, khai thác hết các ưu thế và yêu cầu của đào tạo theo học chế tín chỉ. Chỉ trong điều kiện thực hiện đào tạo theo học chế tín chỉ với đầy đủ ý nghĩa của nó, giá trị thực tiễn và các lợi ích của việc học tập theo kế hoạch học tập mới được phát huy.
Với cố vấn học tập và giảng viên trực tiếp giảng dạy
- CVHT cần nhiệt tình, cần hiểu sinh viên và tư vấn kịp thời đối với những nhu cầu của sinh viên. cố vấn học tập phải là người am hiểu các quy chế, quy định, chương trình và kế hoạch đào tạo của trường, của khoa cũng như yêu cầu và nhiệm vụ học tập của sinh viên để hoàn thành tốt công tác cố vấn học tập cho sinh viên.
- Mỗi giảng viên, nhất là giảng viên tham gia giảng dạy các môn học thuộc khối kiến thức đại cương cũng cần quan tâm, theo dõi quá trình học tập, thực hiện kế hoạch học tập, khuyến khích việc sinh viên tự cam kết thực hiện và hoàn thành các kế hoạch học tập một cách hiệu quả.
Đối với sinh viên
- Sinh viên phải nhận thức đúng về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc lập kế