Kỹ năng lập kế hoạch học tập trong đào tạo theo học chế tín chỉ

Một phần của tài liệu Phát triển kỹ năng lập kế hoạch học tập cho sinh viên đại học trong đào tạo theo học chế tín chỉ (Trang 39 - 48)

1.2.3.1. Khái niệm lập kế hoạch và lập kế hoạch học tập trong ĐTTC a. Khái niệm lập kế hoạch và lập kế hoạch học tập

KH là sản phẩm của công tác lập KH. Trong khoa học quản lý, “Lập KH” (planning) là tổng thể các hoạt động liên quan tới đánh giá, dự đoán dự báo và huy động các nguồn lực để xây dựng chương trình hành động tương lai cho tổ chức. Lập KH trong một tổ chức, hay cho một hoạt động công việc cá nhân cũng bao gồm quá trình tạo lập, duy trì một KH và quá trình tư duy tâm lý về các hoạt động cần thiết để đạt được mục tiêu mong muốn trong phạm vi nhất định.

Như vậy, có thể hiểu lập kế hoạch là quá trình xác định các mục tiêu,

huy động và sắp xếp các nguồn lực và lựa chọn các phương thức, biện pháp để đạt được các mục tiêu đó.

Lập KH nhằm xác định mục tiêu cần phải đạt được là cái gì? và phương tiện để đạt được các mục tiêu đó như thế nào? Tức là, lập KH bao gồm việc xác định rõ các mục tiêu cần đạt được, xây dựng một chiến lược tổng thể để đạt được các mục tiêu đã đặt ra và việc triển khai một hệ thống các KH để thống nhất và phối hợp các hoạt động.

Theo Robert Fisher [68], các cấp độ của lập KH có thể tóm lược như sau: Lập KH một cách vô thức; Lập KH cụ thể và Lập KH chiến lược.

Lập KH một cách vô thức: Trong một “KH vô thức”, con người làm việc đó mà không nhận thấy đó là một KH, hay sự cần thiết phải có một KH. Việc giải quyết vấn đề khi đó là hành động theo thói quen tư duy hơn là có chủ đích. Những nhiệm vụ đòi hỏi hoạt động hài hòa như đi xe đạp, hay xếp hình một tòa nhà, có thể không đòi hỏi phải có KH có ý thức.

Lập KH cụ thể: Lập KH cụ thể đòi hỏi một nỗ lực có ý thức nhằm xây dựng KH cho một nhiệm vụ cụ thể. Một cá nhân hiểu rõ mục tiêu và tính toán những bước đi nào đó nhằm đạt được mục tiêu đó. Người ta luôn dự định một cách có hệ thống nhằm đạt tới một mục tiêu, nhưng có thể lại không nhận

thức được rằng còn những chiến lược, những cách tiếp cận khác nữa. Nhiều khi, chỉ vì một trở ngại bất ngờ, một khó khăn xuất hiện và thế là KH đó có vẻ không còn thích hợp nữa, thậm chí có thể đổ vỡ. Một khi việc lập KH quá cụ thể, hạn hẹp thì có thể sẽ không có câu trả lời cho câu hỏi: “Bạn sẽ làm gì nếu bị bế tắc?” hoặc “Điều gì sẽ xảy ra nếu lại không đạt được mục tiêu”.

Lập KH chiến lược: Là hành động lập KH một cách chủ động, có tính toán, xem xét đến cả những trở ngại và nhu cầu phải có sự linh hoạt trong việc sử dụng các chiến lược. Để giải quyết một nhiệm vụ có thể có một số cách có thể thay thế nhau. Để lập KH chiến lược được hiệu quả cần có yếu tố điều kiện như được thể hiện ở câu hỏi: “ Điều gì sẽ xảy ra nếu...”.

Lập KH, nhất là với KH chiến lược, phải linh hoạt tính đến những thay đổi trình tự do hoàn cảnh, điều kiện. Điều này xác định sự cần thiết phải có những KH thay thế nếu sự kiện hay hoàn cảnh thay đổi.

Như vậy, lập KH mang đặc tính cơ bản của hành vi trí tuệ. Quá trình tư duy này là thiết yếu cho việc thiết kế và cải tiến một KH hay kết hợp nó với các KH khác. Người ta bắt đầu lập KH sau khi nhận thấy có một tình huống cần được điều chỉnh hoặc cải thiện.

Từ cách hiểu chung về lập KH, luận án xác định:

Lập kế hoạch học tập là quá trình người học thiết kế một Chương trình học tập được dự báo là tối ưu và khả thi, để hoàn thành một mục đích học tập cho một thời gian học tập xác định, dựa trên cơ sở xác định đúng cả về số lượng và chất lượng của các mục tiêu học tập và các nguồn lực và điều kiện sẵn có và cần có, giúp lựa chọn các biện pháp phù hợp, đảm bảo đi đến kết quả học tập cuối cùng một cách hiệu quả.

b. Khái niệm lập kế hoạch học tập trong ĐTTC

Theo phân tích ở mục 1.2.2.1 về các khái niệm KHHT và KHHT trong ĐTTC cùng với khái niệm “Lập KH” ở trên, thì trong điều kiện ĐTTC, người học vừa phải biết tạo lập và sử dụng KHHT một cách hiệu quả, vừa phải biết liên

tục tạo lập (hoặc liên tục điều chỉnh) những KH mới để đáp ứng sự thay đổi trong quá trình học tập. Việc tạo lập KHHT trong điều kiện ĐTTC theo đúng nghĩa của nó, là vấn đề liên quan tới công việc của quản lý chiến lược và NL chủ động, NL tư duy sáng tạo của cá nhân.

Từ đó, có thể xác định:

Lập KHHT trong đào tạo theo học chế tín chỉ là quá trình người học

chủ động thiết kế một kế hoạch học tập - với tư cách một chương trình hành động cá nhân trên cơ sở phân tích, giải quyết vấn đề đa mục tiêu và ra quyết định, xác lập được các mục tiêu học tập, nội dung các công việc học tập và các biện pháp thực hiện phù hợp các nguồn lực, điều kiện của bản thân và các yêu cầu của ĐTTC để đạt được mục tiêu học tập với hiệu quả khả dĩ nhất.

Đồng thời, đó cũng chính là quá trình học tập của SV, với các bước, khâu tập luyện để hình thành từng KN thành tố của lập KHHT với tính tích cực, chủ động ở mức cao (nhận diện bản thân/ xác định mục tiêu học tập/ phân tích mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo / thiết kế chương trình hành động…) để đạt được các mục tiêu học tập đáp ứng yêu cầu của hệ thống TC.

1.2.3.2. Khái niệm kỹ năng và kỹ năng lập Kế hoạch học tập trong ĐTTC a. Khái niệm kỹ năng

Trong Tâm lý học, KN được nghiên cứu theo hai hướng chính:

Hướng thứ nhất, xem xét KN nghiêng về mặt kỹ thuật của hành động, coi KN như một phương thức thực hiện hành động mà con người thực hiện. Đại diện cho nhóm này, có các tác giả: A.G. Covaliốp, V.A. Krutetxki, Trần Trọng Thủy, Trần Anh Tuấn ... Chẳng hạn, theo V.A. Krutetxki: KN là sự sử dụng phù hợp các tri thức và hiểu biết đã có vào hoạt động [45]. Hướng nghiên cứu KN này giúp cho quá trình tiếp cận một KN trở nên tường minh về mặt kỹ thuật, thao tác cấu thành nên KN. Do đó, có thể định tính, định lượng quá trình tổ chức tập luyện và đánh giá được kết quả hình thành KN đến từng thao tác; Nhưng cũng có những nhược điểm: Với những KN phức hợp thường không dễ xác định được hệ

thống thao tác và do đó có xu hướng tách rời KN với NL hoạt động của con người và kết quả hành động.

Hướng thứ hai, quan niệm KN là khả năng, hoặc là biểu hiện NL của con người trong hoạt động (Khả năng thể hiện ở kết quả của hành động). Đại diện cho nhóm này gồm các tác giả: N. D. Lêvitov [47], K. K. Platônnôv, G. G. Gulôbev [64], A. V. Petrôvxki [63], Nguyễn Quang Uẩn [85], Trần Quốc Thành [74]... Tác giả Đặng Thành Hưng [37] cho rằng: KN là hình thức biểu hiện của khả năng hay NL, chứ tự nó không phải là khả năng hay NL. KN chính là hành động, chứ không phải khả năng thực hiện hành động. Tuy nhiên, không phải hành động nào cũng là KN. Vì vậy, tác giả quan niệm: KN là một dạng hành động được thực hiện tự giác dựa trên tri thức về công việc, khả năng vận động và những điều kiện sinh học-tâm lí khác của cá nhân (chủ thể có KN đó) như nhu cầu, tình cảm, ý chí, tính tích cực cá nhân … để đạt được kết quả theo mục đích hay tiêu chí đã định, hoặc mức độ thành công theo chuẩn hay qui định.

Chúng tôi cho rằng, mỗi quan niệm trên đều có những hạt nhân hợp lý. Theo quan niệm thứ nhất, muốn thực hiện hành động, con người cần phải có tri thức về hành động đó như tri thức về mục đích hành động, cách thức và điều kiện thực hiện hành động. Khi con người nắm được các yếu tố đó và thực hiện hành động theo đúng yêu cầu đặt ra thì có nghĩa là họ đã có KN. Tuy nhiên, nếu con người chỉ biết vận dụng được tri thức, kinh nghiệm đã có theo đúng yêu cầu đặt ra thôi thì chưa đủ để làm cho hành động có kết quả. Muốn hành động có kết quả, thì con người phải biết vận dụng tri thức, kinh nghiệm đã có phù hợp với điều kiện cho phép. Khi con người đã biết hành động có kết quả trong điều kiện này, thì điều kiện khác cũng sẽ cho kết quả tương tự. Như vậy, việc vận dụng những tri thức, kinh nghiệm đã có vào hành động và thực hiện hành động có kết quả, thì phần nào đó thể hiện NL của con người. Vì vậy, nếu cho rằng KN là một biểu hiện của NL con người cũng là hoàn toàn hợp lý. “Nói về mặt thực hiện, KN phản ánh NL làm, tri thức phản ánh NL nghĩ và thái độ phản ánh NL cảm nhận” [37].

Như vậy, để có KN nào đó, con người cần phải:

+ Có tri thức về hành động: Tri thức về đối tượng, mục đích, cách thức hành động, điều kiện hành động;

+ Tiến hành hành động theo đúng yêu cầu; + Đạt được kết quả phù hợp với mục đích;

+ Có thể hành động có kết quả trong những điều kiện khác nhau.

Kế thừa các quan niệm trên, trong đó có khái niệm KN của tác giả Đặng Thành Hưng, luận án xác định:

Kĩ năng là một dạng hành động được thực hiện tự giác và có kết quả theo

mục đích hay tiêu chí đã định, hoặc mức độ thành công theo “chuẩn’, dựa trên tri thức về công việc, khả năng vận động và những điều kiện sinh học - tâm lí khác của cá nhân.

Là một dạng hành động, nên KN bao gồm hệ thống thao tác (các thành tố kĩ thuật cấu thành hành động), trật tự tổ chức và thực hiện các thao tác đó, các hành vi và quá trình thực hiện hành vi, nhịp độ và cơ cấu thời gian thực hiện hành động. Tri thức không nằm trong KN mà là điều kiện chủ thể phải có để hình thành và kiểm soát KN của mình. Kết quả hành động không nằm trong KN mà nằm trong hiệu quả của KN [37].

Như vậy, có thể hiểu cấu trúc của KN gồm: Hệ thống thao tác được tổ chức linh hoạt; Trình tự logic của quá trình thực hiện các thao tác (thay đổi theo hoàn cảnh, điều kiện sử dụng KN của cá nhân); Các quá trình điều chỉnh hành động; Nhịp độ thực hiện và phân bố thời gian.

Để đánh giá KN, hoặc chính xác hơn là đánh giá trình độ phát triển KN, cần phải căn cứ vào những tiêu chí phản ánh trình độ phát triển của nó như mức độ đầy đủ của nội dung và cấu trúc, tính hợp lí của trình tự logic, mức độ thành thạo của hành động, tính linh hoạt và phạm vi di chuyển được của KN, và tiêu chí quan trọng nhất – tính hiệu quả của KN (kết quả, hiệu suất, lợi ích, tác dụng…).

Trong Tâm lý học và giáo dục học, ở nhiều nghiên cứu các tác giả đã khẳng định học tập là một hoạt động phức hợp bao gồm nhiều hành động và

để thực hiện các hành động học tập, người học phải có những KNHT. Chẳng hạn, KNHT là sự thực hiện có kết quả một số thao tác hay một loạt thao tác phức hợp của các hành động học tập bằng cách lựa chọn và vận dụng tri thức, cách thức và quy trình đúng đắn [2].

Từ cách hiểu chung về KN, có thể hiểu, KNHT là sự thực hiện có kết quả một hay một nhóm hành động học tập theo những mục đích đã được xác định trước bằng cách dựa trên cơ sở của tri thức, của những điều kiện tâm sinh lý và điều kiện xã hội phù hợp với nhiệm vụ học tập đã đặt ra [49].

Cũng nhiều nghiên cứu cho thấy, một trong những KNHT chính là KN lập KHHT, hoặc tương tự là “KN tổ chức học tập”, “KN quản lý hoạt động học tập” của bản thân”. Chẳng hạn, tác giả Đặng Thành Hưng đã phân chia thành 3 nhóm KNHT cần hình thành cho người học: Nhóm KN nhận thức, nhóm KN giao tiếp và quan hệ học tập, nhóm KN quản lý học tập [36].

Như vậy, KN lập KHHT nói chung, KN lập KHHT trong ĐTTC nói riêng thuộc loại KNHT phức hợp và hoàn toàn có thể tập luyện theo quy luật hình thành, phát triển và các quy trình tập luyện KN.

b. Khái niệm kỹ năng lập kế hoạch học tập của SV trong ĐTTC

Phân tích các quan điểm của các tác giả nghiên cứu về KN, về ĐTTC, theo khái niệm lập KHHT trong ĐTTC (mục 1.2.3.1.), luận án xác định KN lập KHHT trong ĐTTC như sau:

Kỹ năng lập kế hoạch học tập của SV trong ĐTTC là một dạng hành động được thực hiện tự giác dựa trên tri thức về lập KH, khả năng vận động và những điều kiện sinh học - tâm lí khác của SV (như nhu cầu, tình cảm, ý chí, …) vào thực hiện lập KHHT (Nhận diện bản thân, xác lập mục tiêu, nội dung các công việc học tập, các biện pháp thực hiện… phù hợp với nguồn lực, điều kiện của bản thân) trong ĐTTC có kết quả theo mục đích đã định.

- KN lập KHHT của SV trong ĐTTC giống KN lập KHHT chung là: + Để có KN lập KHHT của mình, SV phải có tri thức về lập KHHT và vận dụng những tri thức này vào lập KHHT và lập KHHT có kết quả.

+ Những tri thức này không có sẵn mà được hình thành trong cuộc sống và hoạt động rèn luyện của SV. Càng nắm vững tri thức về bản thân hoạt động lập KHHT, càng tích cực rèn luyện lập KHHT trong ĐTTC, thì quá trình hình thành, phát triển KN của họ càng diễn ra dễ dàng.

+ Quá trình SV vận dụng tri thức để thực hiện có kết quả hoạt động lập KHHT chịu sự chi phối của những điều kiện bên trong và những yếu tố khách quan bên ngoài như: Tri thức về lập KHHT, thái độ, động cơ lập KHHT, tính tích cực rèn luyện của SV, thói quen lập KHHT, cách thức tổ chức luyện tập, kinh nghiệm hướng dẫn lập KHHT ... Việc xác định những điều kiện, những yếu tố này có thể giúp quá trình hình thành, phát triển KN lập KHHT của SV diễn ra nhanh chóng và đạt hiệu quả cao.

- Tuy nhiên, sự khác biệt là: KN lập KHHT của SV trong ĐTTC mang tính chủ động cao của SV, thể hiện ở việc xác lập mục tiêu học tập cá nhân rõ ràng, tính tự giác cao và tự quyết, sự phân tích NL bản thân và điều kiện, sự lựa chọn các biện pháp thực hiện phù hợp với chương trình hành động cá nhân. Theo đó, KN lập KHHT của SV trong ĐTTC một mặt giúp cho SV đảm bảo yêu cầu chung của nhà trường; Mặt khác giúp phát huy cao độ tính chủ thể phù hợp với NL và nhu cầu của bản thân SV.

1.2.3.3. Các kỹ năng lập kế hoạch học tập trong ĐTTC

Lập KHHT là một trong những KN quan trọng giúp SV quản lý quá trình học tập, quản lý và sử dụng có hiệu quả quỹ thời gian của mình, đem lại kết quả cao trong học tập. Tuy nhiên, KN lập KHHT không phải là một KN giản đơn, mà là một KN phức hợp gồm nhiều KN bộ phận cấu thành.

Luận án xác định các KN thành tố của KN lập KHHT của SV trong ĐTTC gồm các KN cơ bản sau:

a. Kỹ năng nhận diện bản thân và các điều kiện học tập

Nhận diện bản thân và các điều kiện học tập là KN đầu tiên để lập KHHT. Cụ thể, KN này gồm: Nhận diện điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaknesses),

cơ hội (Opportunities), thách thức (Threats) của mình - SWOT và các điều kiện của nhà trường trong ĐTTC. Trên cơ sở đó, SV xác định mục tiêu học tập, xác định lộ trình, tiến độ học tập ... cho phù hợp với NL và nhu cầu học tập của mình.

Một phần của tài liệu Phát triển kỹ năng lập kế hoạch học tập cho sinh viên đại học trong đào tạo theo học chế tín chỉ (Trang 39 - 48)